Nếu bạn có ý định mở tiệm spa thì bước đầu tiên cần phải thực hiện đó chính là lập kế hoạch kinh doanh Spa. Việc lập kế hoạch kinh doanh giúp cho tiệm spa hoạt động mượt mà, đi đúng hướng và giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vậy cách lập kế hoạch như thế nào? Hãy cùng POS365 tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh Spa?
Nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng cao và lĩnh vực này ngày càng phát triển mạnh mẽ. Để xây dựng thương hiệu lớn mạnh, có chỗ đứng trên thị trường và hoạt động hiệu quả đòi hỏi Spa của bạn cần phải xây dựng kế hoạch kinh doanh rõ ràng.
Lập kế hoạch kinh doanh spa giúp xác định chính xác mục tiêu
Kế hoạch kinh doanh Spa chính là bản phác thảo về định hướng của tiệm Spa và giúp đơn vị đó xác định chính xác mục tiêu, giá trị và sứ mệnh họ hướng tới. bên cạnh đó, việc lập kế hoạch kinh doanh spa còn giúp đơn vị đó biết được đối tượng khách hàng mục tiêu và phân khúc thị trường hướng tới. Một kế hoạch kinh doanh thành công giúp cho nhà lãnh đạo đánh giá chuẩn xác tiệm Spa của mình có hoạt động hiệu quả sau một thời gian vận hành.
2. Các bước lập kế hoạch kinh doanh Spa đảm bảo thành công
Bạn đã biết cách lập kế hoạch kinh doanh đầy đủ, chi tiết hay chưa? Nếu chưa hãy để chúng tôi chia sẻ đầy đủ các bước để bạn tham khảo.
2.1 Nghiên cứu thị trường & phân tích đối thủ cạnh tranh
Trong quá trình lên kế hoạch bạn cần tiến hành nghiên cứu, phân tích thị trường. Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng khác nhau. Chính vì thế, việc nghiên cứu thị trường là điều hết sức quan trọng và không thể bỏ qua.
Nghiên cứu thị trường và tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh
Kế tiếp, bạn cần phải nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực. Tìm hiểu xem quy mô, cách thức hoạt động như thế nào, ưu và nhược điểm là gì,… Qua việc phân tích này giúp bạn nắm bắt lợi thế của họ để phát huy tốt hơn và hạn chế mắc phải những khuyết điểm mà đối thủ mắc phải.
Xem thêm: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả trong 7 bước
2.2 Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT)
Để đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả thì trước khi lập kế hoạch bạn nên tiến hành phân tích mô hình SWOT. Phân tích SWOT giúp bạn biết rõ điểm mạnh ở đâu, cần phát huy như thế nào và điểm yếu ra sao để tìm ra cách khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó bạn còn cần phải chú ý tới cơ hội cần nắm bắc và khi mở tiệm spa sẽ gặp phải những thách thức nào mình cần vượt qua. Hiểu rõ dịch vụ của mình góp phần giúp hoạt động kinh doanh của bạn thành công.
Phân tích SWOT
2.3 Xác định ý tưởng và mục tiêu kinh doanh spa
Tiếp theo bạn cần xác định mục tiêu tiệm spa hướng tới và suy nghĩ, tìm kiếm ý tưởng kinh doanh phù hợp. Việc nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu khách hàng mục tiêu,,… sẽ giúp bạn xác định ý tưởng kinh doanh đúng đắn.
Xác định ý tưởng kinh doanh spa
2.4 Dự toán ngân sách mở spa
Muốn kinh doanh lĩnh vực spa đòi hỏi bạn phải có một số vốn lớn. Khi mở tiệm spa cần bỏ ra nhiều chi phí cho: trang thiết bị (giường massage, nến, tinh dầu, mỹ phẩm, máy triệt lông,….), mặt bằng, thuê nhân viên, tiền điện – nước, đăng ký kinh doanh, thiết kế - trang trí cửa tiệm,…
Dự toán ngân sách spa
Quy mô tiệm spa nhỏ có thể tốn ít chi phí hơn nhưng con số có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Còn với quy mô lớn thì con số đó đội lên gấp nhiều lần và chưa kể bạn cần chuẩn bị số vốn dự trù dự phòng cho những công việc phát sinh. Chính vì thế, chủ kinh doanh cần ước lượng chi phí phải bỏ ra và lập bản kế hoạch cân đối thu chi cụ thể, chi tiết và đừng quên số vốn cho những vấn đề phát sinh. Và hãy tính đến thời gian, khả năng thu hồi vốn để đầu tư kinh doanh mang lại hiệu quả.
2.5 Lựa chọn địa điểm, mặt bằng kinh doanh
Hầu hết các tiệm spa đều mở ở khu vực thành phố bởi ở đây nhu cầu làm đẹp của người dân rất cao. Họ có khả năng chi trả cho các dịch vụ cao cấp như làm đẹp tại spa. Chính vì thế, khi thuê mặt bằng ở khu vực trung tâm thành phố chi phí cũng cao hơn rất nhiều. Bạn không nhất thiết phải chọn vị trí đắc địa nhưng hãy chọn địa điểm ở những nơi đông người qua lại, dân cư đông đúc, di chuyển thuận tiện,… để thu hút đông khách hàng nhất có thể.
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh ở nơi đông dân cư
2.6 Thiết kế & hoàn thiện spa
Khi lập kế hoạch kinh doanh spa không thể thiếu công đoạn thiết kế và hoàn thiện spa. Bởi vì phân khúc khách hàng thuộc tầng lớp thu nhập khá trở lên nên bạn cần đầu tư kỹ lưỡng về thiết kế, không gian nội thật cũng như thiết bị.
Thiết kế và hoàn thiện tiệm spa
Một spa được đánh giá là chuyên nghiệp cần phải làm khách hàng cảm thấy ấn tượng, tiện nghi, sang trọng và tạo sự thoải mái khi trải nghiệm. Nếu bạn không có khả năng thiết kế hãy thuê đơn vị thiết kế để tiết kiệm tối đa thời gian cũng như tối ưu chi phí.
2.7 Đăng ký kinh doanh và hoàn thành thủ tục pháp lý
Mô hình kinh doanh spa thuộc lĩnh vực cần phải đăng ký kinh doanh. Bạn cần chú ý hoàn tất hồ sơ để, thủ tục pháp lý để nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Lưu ý nếu bạn mở spa cung cấp dịch vụ như: hút mỡ, nâng mũi, độn cằm,… đòi hỏi yêu cầu cao về mặt pháp luật.
Đăng ký kinh doanh
Chính vì điều đó nên trước khi mở tiệm spa hãy chọn mô hình kinh doanh trước. Thêm một điểm cần chú ý đó là đội ngũ chuyên viên phải có đầy đủ chứng chỉ hành nghề, có chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm trong ngành spa mới đủ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng.
2.8 Lên kế hoạch quản lý spa
Trong khi lập kế hoạch bạn đừng quên lên kế hoạch quản lý spa một cách đầy đủ và chi tiết. Có bước này bạn chỉ cần thực hiện theo đúng lộ trình mình đã đề ra. Sau khi thu được kết quả sẽ đánh giá lộ trình này có phù hợp hay không, có hiệu quả không. Nếu chưa hiệu quả sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục cụ thể.
Lên kế hoạch quản lý spa chi tiết
2.9 Lựa chọn các hình thức marketing spa phù hợp
Quảng bá thương hiệu spa là hoạt động không thể bỏ qua khi kinh doanh spa. Có nhiều hình thức marketing để bạn lựa chọn đó là: phát tờ rơi, chạy quảng cáo facebook, google, PR báo chí, workshop chăm sóc sức khỏe, quảng cáo tại khu vực của bạn và các chương trình khuyến mãi theo mùa,…. Bạn nên nghiên cứu quy mô, tệp khách hàng mục tiêu hướng tới và ngân sách để chọn hình thức marketing phù hợp. Nếu chiến dịch marketing thành công sẽ giúp bạn duy trì lòng trung thành của khách hàng cũ và thu hút thêm lượng khách hàng mới.
Lựa chọn các hình thức marketing phù hợp
3. Một số lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh spa, thẩm mỹ viện
Để lập kế hoạch kinh doanh spa hiệu quả thì bạn cần nắm bắt một số bí quyết kinh doanh spa thành công dưới đây cụ thể:
Một số lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh spa, thẩm mỹ viện
-
Thực hiện xây dựng mục tiêu kinh doanh theo tiêu chí SMART.
-
Nắm bắt thông tin nhanh nhạy và nếu gặp phải các vấn đề vướng mắc cần phải đưa ra cách khắc phục cụ thể.
-
Trước khi mở tiệm spa bạn nên dành thời gian học hỏi, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm từ sách báo, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để nhận được chia sẻ, lời khuyên.
-
Tham gia các khoá học kinh doanh là một ý tưởng hay, khoá học này sẽ giúp bạn đưa ra chiến lược phát triển tiệm spa đi đúng hướng.
Cuối cùng, một kế hoạch kinh doanh Spa cụ thể,chi tiết sẽ giúp tiệm spa của bạn kinh doanh ổn định và sinh lời. Nó cũng chính là kim chỉ nam giúp bạn thực hiện kế hoạch để đạt các mục đích, kỳ vọng mà mình muốn. Với những thông tin hữu ích mà POS365 vừa mang lại, mong rằng các bạn sẽ xây dựng được một bản kế hoạch tuyệt vời nhất cho mình.