Câu chuyện kinh doanh

Bạn đang muốn mở quán kinh doanh trà sữa, tuy nhiên không biết phải sắm sửa những vật dụng gì? Tham khảo ngay tổng hợp 40+ dụng cụ mở quán trà sữa không thể thiếu mà POS365 chia sẻ qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tổng hợp 40+ dụng cụ mở quán trà sữa không thể thiếu

I. Những dụng cụ cần thiết khi mở quán trà sữa

Mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì? Dưới đây sẽ là tổng hợp những vật dụng quan trọng khi bắt đầu kinh doanh quán trà sữa:

1. Bình ủ trà

Bình ủ trà thường có dung tích từ 6 đến 12 lít, có đồng hồ. Chức năng của sản phẩm là dùng để giữ cho nước trà được chuẩn vị và giữ được nhiệt độ để pha chế ra những cốc trà sữa ngon nhất. Đây là một trong những dụng cụ pha chế trà sữa không thể thiếu giúp mang lại hương vị thơm ngon cho ly trà. Sản phẩm có giá khoảng 1.000.000 đồng.

bình ủ trà

Bình ủ trà

2. Bình đựng trà sữa

Sau bình ủ trà thì tiếp đến không thể thiếu bình đựng trà sữa. Bình này thường có 2 loại là: Bình đựng thường (1.5 - 3l) và bình đựng inox (3-8l). Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi quán mà lựa chọn sản phẩm phù hợp. Sản phẩm có giá dao động từ 380.000 - 1.150.000 đồng. 

3. Ca đánh sữa

Ca đánh sữa có chức năng dùng để hâm nóng sữa và tạo bọt cho latte hoặc cappuccino. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại ca đánh sữa có kích thước khác nhau, thông dụng nhất là 360 - 600ml. Sản phẩm có giá dao động từ 150.000 - 300.000 đồng. 

Ca đánh sữa

Ca đánh sữa - Dụng cụ mở quán trà sữa cần thiết

4. Bình lắc pha chế

Bình lắc pha chế là một trong những dụng cụ pha chế trà sữa cơ bản, có chức năng lắc trộn hỗn hợp cho đều. Bạn có thể mix được nhiều loại nước với nhau giúp cho việc pha trà sữa nhanh chóng và tiện lợi hơn. Sản phẩm có giá dao động từ 50.000 - 150.000 đồng. 

Bình lắc pha chế

Bình lắc pha chế

5. Dụng cụ lọc trà

Dụng cụ lọc trà được làm bằng chất liệu inox bền đẹp, sáng bóng, có khả năng chống bền gỉ và chịu được nhiệt. Trên bề mặt dụng cụ có các lỗ nhỏ để lọc bã, giúp món trà của bạn trở nên thanh khiết và đẹp mắt hơn. Nếu bạn chuẩn bị mở quán trà sữa thì không thể thiếu được dụng cụ này. Giá sản phẩm dao động từ 40.000 - 320.000 đồng. 

Dụng cụ lọc trà

Dụng cụ lọc trà

6. Nồi nấu trà sữa

Mở quán trà sữa cần những dụng cụ gì? Chắc chắn dụng cụ không thể thiếu là nồi nấu trà sữa. Tùy vào quy mô của quán như thế nào để lựa chọn nồi nấu trà phù hợp với nhu cầu và chi phí muốn bỏ ra. Giá bán nồi nấu trà sữa trên thị trường dao động khoảng 150.000 đồng. 

7. Cây đánh trà

Cây đánh trà là dụng cụ pha chế trà sữa không thể thiếu trong quán, đặc biệt quán có món trà xanh match. Sản phẩm có công dụng đánh tan bột matcha nhanh chóng, tạo được lớp bọt và tăng độ nổi bật, hấp dẫn về mùi thơm của loại trà này. Cây đánh trà có giá khoảng 350.000 đồng. 

cây đánh trà

Cây đánh trà

8. Lọ rắc bột

Lọ rắc bột thường được làm từ chất liệu inox thông dụng, sáng bóng và vô cùng sạch sẽ. Là dụng cụ đựng các loại bột đồ uống như: Bột trà xanh, bột socola, bột cacao,... Sản phẩm có giá dao động tử 35.000 - 80.000 đồng. 

Lọ rắc bột

Lọ rắc bột

9. Whipping Cream

Đây là hỗn hợp gồm kem sữa béo dùng để trang trí mặt bánh và các loại đồ uống như cafe, cocktail, sữa lắc, kem sundaes,... Whipping Cream còn được dùng làm Pudding, Caramen, kẹo socola tươi,...

Cách bảo quản: Đặt ở ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần sử dụng xong, lau sạch miệng hộp, đậy kín nắp và bọc trong túi nilong. Thời gian bảo quản khoảng 5 - 7 ngày hoặc tùy theo nhiệt độ của tủ lạnh. 

Whipping Cream

Whipping Cream

10. Máy dập nắp

Các chủ kinh doanh có thể tham khảo 3 loại máy dập nắp đang rất được ưa chuộng trên thị trường sau đây:

  • Máy dập tự động: Máy có hệ thống điều khiển tự động đảm nhận tất cả các bước như đẩy máy vào khuôn, dập nắp và nhả cốc chỉ trong vòng 2 giây, phù hợp với những quán trà sữa có quy mô lớn và đông khách.

  • Máy dập bán tự động: Máy có chức năng dập tự động sau khi được bạn đẩy vào đúng vị trí dập khuôn, phù hợp sử dụng cho các cửa hàng có quy mô vừa.

  • Máy dập cốc thủ công: Loại máy này phù hợp với những cửa hàng có quy mô nhỏ.

Giá sản phẩm dao động khoảng 12.000.000 đồng. 

Máy dập nắp

Máy dập nắp - Dụng cụ mở quán trà sữa

>> Tìm hiểu thêm: 7 chiến lược marketing quán trà sữa cực kỳ hiệu quả

II. Các dụng cụ pha chế khác

Bạn đang tìm hiểu các dụng cụ pha chế để sắm sửa cho quán của mình? POS365 xin giới thiệu một số dụng cụ pha chế để bạn tham khảo nhé!

1. Bình làm soda

Bình làm soda là dụng cụ giúp tạo ra các loại nước uống có ga hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Bạn có thể nhanh chóng được thưởng thức những ly cocktail hay soda mát lạnh chỉ sau vài giây. Giá sản phẩm trên thị trường dao động từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng. 

Bình làm soda

Bình làm soda

2. Máy ép trái cây

Chức năng của sản phẩm là ép các loại trái cây thành nước nhanh chóng, dễ dàng. Bạn có thể tham khảo 3 loại máy ép sau:

Máy ép ly tâm tốc độ nhanh: Máy có ưu điểm là dễ sử dụng và lắp đặt, có thể ép được nhiều loại trái cây, rau củ khác nhau. Tuy nhiên, máy cũng có nhược điểm là hoạt động ồn, nước ép sẽ có bọt sau khi để trong một thời gian. Máy không thể ép được các loại trái cây có nhiều lá. Máy sẽ bị hỏng nhanh nếu sử dụng liên tục. Giá sản phẩm dao động 500.000 - 2.000.000 đồng.

Máy xay ép đa năng: Máy có ưu điểm là có nhiều chức năng hơn so với các loại máy ép bình thường, có thể ép và xay nhiều loại trái cây khác nhau. Máy có nhược điểm là cồng kềnh, khó vệ sinh và bảo quản. Giá sản phẩm dao động từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng.

Máy ép tốc độ chậm: Máy có ưu điểm hoạt động êm, không sinh ra nhiệt lượng, không bị tách nước như một số máy ép khác. Lượng nước ép gấp 2 lần các loại máy ép thường và chất dinh dưỡng được giữ lại trong nước là tối đa. 

Nhược điểm của máy là khó lắp đặt lại sau khi vệ sinh máy, trái cây dễ bị mắc kẹt vào bên trong khi đang sử dụng. Máy có giá dao động từ 6.000.000 đồng trở lên. 

Máy ép trái cây

Máy ép trái cây

3. Bình đựng nước ép trái cây

Một dụng cụ pha chế cần thiết nữa đó là bình đựng nước ép trái cây. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì bạn có thể sử dụng bình đựng trà sữa để đựng nước ép trái cây. Giá sản phẩm trên thị trường dao động khoảng 1.000.000 đồng. 

Bình đựng nước ép trái cây

Bình đựng nước ép trái cây

4. Máy xay sinh tố

Các loại máy xay sinh tố trên thị trường để bạn tham khảo:

  • Máy xay sinh tố thông thường: Có chức năng xay đá nhỏ, trái cây và hạt khô phù hợp với những gia đình có nhu cầu xay các loại trái cây làm sinh tố.

  • Máy xay sinh tố mini: Loại máy này có thiết kế nhỏ, gọn nên chỉ xay được các loại rau củ mềm, thích hợp mang đi chơi hoặc đi du lịch.

  • Máy xay sinh tố đa năng: Dùng để xay sinh tố, tiêu, thịt. Bạn có thể xay thực phẩm ở nhiều chế độ khác nhau.

  • Máy xay sinh tố cầm tay: Xay được nhiều loại thực phẩm, tuy nhiên tốc độ xay không mạnh bằng các máy xay cố định khác.

Giá sản phẩm dao động từ 200.000 - 4.000.000 đồng.

Máy xay sinh tố

Máy xay sinh tố

5. Máy vắt cam

Máy vắt cam cũng là một trong những dụng cụ pha chế cần thiết. Bạn có thể tham khảo 2 loại máy sau đây: Máy vắt cam bằng tay và máy vắt cam bằng điện.

  • Máy vắt cam bằng điện: Giúp tiết kiệm thời gian và sức lực hiệu quả. Giá sản phẩm trên thị trường dao động từ 250.000 - 1.500.000 đồng.

  • Máy vắt cam bằng tay: Thiết kế đơn giản và dễ sử dụng. Chi phí mua máy khoảng từ 1.000.000 đồng trở lên.

Máy vắt cam

Máy vắt cam

>> Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm mở quán trà sữa vỉa hè "hốt bạc mỗi ngày"

III. Các dụng cụ bếp

Có những dụng cụ bếp nào cần thiết trong kinh doanh trà sữa? Và giá thành sản phẩm như thế nào? 

1. Lò vi sóng

Trong kinh doanh quán trà sữa thì lò vi sóng không cần thiết lắm, nhưng đây là một trong những dụng cụ bếp mà bạn có thể tham khảo để sắm sửa cho quán của mình, tùy vào nhu cầu sử dụng. Sản phẩm có giá dao động 2.000.000 - 5.000.000 đồng. 

Lò vi sóng

Lò vi sóng

2. Bếp

Bạn có thể tham khảo 2 loại bếp sau đây, tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn sản phẩm phù hợp:

  • Bếp gas: Giá dao động từ 400.000 - 1.200.000 đồng.

  • Bếp điện: Giá từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng.

bếp

Bếp

3. Khay, hộp đựng nguyên liệu

Nguyên vật liệu dùng để pha chế trà sữa rất đa dạng, do đó cần phải có các khay, hộp cất giữ để sử dụng được lâu hơn. Giá mua sản phẩm cũng không quá đắt, tùy vào chi phí mà lựa chọn các mặt hàng phù hợp, giá từ 20.000 - 100.000 đồng.

4. Máy chiên điện công nghiệp

Phần lớn các quán trà sữa hiện nay thường bán kèm thêm các loại xiên que chiên với mục đích tăng thêm doanh số cho cửa hàng. Sử dụng bếp điện là giải pháp hợp lý với chi phí đầu tư thấp, năng suất hiệu quả cao khi chiên nhiều món cùng một lúc. Giá bán dao động từ 1.200.000 - 3.000.000 đồng.

Máy chiên điện công nghiệp

Máy chiên điện công nghiệp

5. Quầy pha chế trà sữa

Bố trí một quầy pha chế trà sữa đẹp mắt sẽ giúp quán của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng. Các đồ uống cũng được chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn. Sản phẩm có giá dao động từ 12.000.000 - 25.000.000 đồng.

Quầy pha chế trà sữa

Quầy pha chế trà sữa

>> Xem thêm: Cách nấu trà sữa Phúc Long cực ngon, chuẩn vị kinh doanh

IV. Dụng cụ lưu trữ

Nếu bạn đang muốn sắm sửa những dụng cụ lưu trữ cho quán trà sữa của mình thì có thể tham khảo những vật dụng sau đây nhé:

1. Tủ đông

Tủ động là vật dụng thường được sử dụng trong kinh doanh. Công suất hoạt động của tủ đông khá lớn và có thể làm lạnh nhanh trong thời gian ngắn khoảng từ 30 phút đến 3 giờ. Tủ đông thường có 2 kiểu thiết kế là loại 1 ngăn đông hoặc 2 ngăn đông, lạnh khác biệt. Sản phẩm có giá dao động từ 2.000.000 - 6.000.000 đồng.

Tủ đông

Tủ đông - Dụng cụ mở quán trà sữa 

2. Tủ mát

Một trong những dụng cụ lưu trữ cần thiết chắc chắn không thể thiếu tủ mát. Đây là vật dụng dùng để cất giữ và bảo quản những nguyên liệu làm trà sữa, luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Tủ mát sẽ có giá dao động từ 3.000.000 - 10.000.000 đồng.

Tủ mát

Tủ mát

3. Tủ trưng bày

Tủ trưng bày thường được sử dụng tại các cửa hàng bánh. Các chủ kinh doanh quán trà sữa cũng có thể thiết kế một tủ để trưng bày trà sữa, đảm bảo nhiệt độ. Khách hàng vào quán có thể dễ dàng nhìn thấy các loại thức uống có trong quán. Sản phẩm có giá dao động từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng. 

4. Thùng đá nhựa

Thùng đá nhựa có giá thành dao động từ 150.000 - 250.000 đồng, tùy vào kích thước và nhu cầu sử dụng của quán mà lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đây cũng là một trong những dụng cụ lưu trữ cần thiết tại các quán kinh doanh trà sữa.

Thùng đá nhựa

Thùng đá nhựa

V. Các nguyên vật liệu cần thiết khác

Dưới đây là tổng hợp những nguyên vật liệu cần thiết trong kinh doanh quán trà sữa để bạn tham khảo:

1. Bàn ghế và các vật dụng liên quan

Bàn ghế là vật dụng quan trọng mà không thể thiếu khi mở quán kinh doanh trà sữa. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm làm từ chất liệu nhựa hoặc các sản phẩm cao cấp:

  • Ghế có giá dao động 40.000 đồng (ghế nhựa) - 700.000 đồng (ghế cao cấp).

  • Bàn có giá dao động 80.000 đồng (bàn nhựa) - 1.000.000 (Bàn cao cấp).

  • Thẻ số bàn: Khi khách hàng order xong, nhân viên sẽ đưa cho họ số bàn để dễ xác định số bàn cũng như mang đồ uống đến cho khách. Sản phẩm có giá 5.000 đồng/thẻ số bàn.

Bàn ghế quán trà sữa

Bàn ghế quán trà sữa

2. Menu quán trà sữa

Bạn có thể tham khảo 2 loại menu cho quán trà sữa:

  • Menu giấy có giá từ 5.000 - 10.000 đồng.

  • Menu điện tử: Khách hàng có thể order trực tiếp trên máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Tất cả những món yêu cầu sẽ được chuyển xuống bếp ngay lập tức, giúp cho quá trình pha chế nhanh chóng hơn và khách hàng không cần phải chờ đợi lâu.

Menu quán trà sữa

Menu quán trà sữa

>> Đọc thêm: Gợi ý cách thiết kế menu quán trà sữa đẹp thu hút khách hàng

3. Ly, cốc

Ly, cốc là những vật dụng vô cùng quan trọng trong kinh doanh quán trà sữa. Giá thành sản phẩm sẽ dao động từ 800 - 5.000 đồng. Nếu bạn mua càng nhiều thì giá thành sẽ càng rẻ. Đây là vật dụng cần thiết nên bạn có thể mua số lượng nhiều rồi sử dụng dần.

Ly, cốc là những vật dụng vô cùng quan trọng trong kinh doanh quán trà sữa

4. Ống hút

Những dụng cụ mở quán trà sữa cần thiết thì không thể thiếu ống hút. Hiện nay trên thị trường cũng bán rất nhiều loại ống hút khác nhau như ông hút nhựa, ống hút inox, ống hút tre,... Giá thành mỗi loại cũng sẽ khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng của quán mà lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Ống hút

Ống hút - Dụng cụ mở quán trà sữa không thể thiếu

5. Bình đựng tương, sốt

Đối với các quán trà sữa kết hợp kinh doanh bán thêm các loại xiên chiên thì phải sắm sửa những bình đựng tương, sốt để phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng, cũng như tăng doanh thu hiệu quả cho quán. Nếu mua số lượng lớn thì sản phẩm thường sẽ có giá dưới 10.000 đồng, bình làm từ chất liệu nhựa.

Bình đựng tương, sốt

Bình đựng tương, sốt

6. Hộp đựng giấy

Hộp đựng giấy có giá từ 10.000 - 200.000 đồng, tùy vào mục đích sử dụng và chi phí đầu tư của quán để lựa chọn sản phẩm với số lượng phù hợp. Bắt buộc trên mỗi bàn cần phải có một hộp đựng giấy để phục vụ nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Hộp đựng giấy

Hộp đựng giấy

7. Khay phục vụ

Khay phục vụ là vật dụng để nhân viên mang nước uống ra cho khách. Đối với những bàn đông khách, sử dụng khay bê đồ sẽ giúp quá trình phục vụ nhanh chóng hơn. Sản phẩm có giá dao động từ 20.000 - 200.000 đồng.

Khay phục vụ

Khay phục vụ

8. Nguyên vật liệu pha chế ban đầu

Nguyên liệu pha chế trà sữa ban đầu sẽ bao gồm trà, bột sữa, trân châu, siro, thạch, soda, nước giải khát,... Đây đều là những nguyên vật liệu cần thiết để chế biến ra những món trà sữa thơm ngon, hấp dẫn.

Nguyên vật liệu pha chế ban đầu

Nguyên vật liệu pha chế ban đầu

VI. Đồ dùng trang trí quán trà sữa

Việc trang trí quán trà sữa độc đáo, ấn tượng rất quan trọng để tạo được sự chú ý với khách hàng, và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Vậy có những đồ dùng trang trí quán trà sữa nào? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Biển hiệu

Thiết kế một biển hiệu đẹp mắt sẽ giúp quán trà sữa của bạn tạo được ấn tượng với nhiều khách hàng hơn, giúp cửa hàng nâng cao doanh thu hiệu quả. Tham khảo một số biển hiệu sau đây nhé:

  • Biển hiệu Alu:

  • Biển hiệu đèn LED

  • Biển hiệu Mica

Sản phẩm sẽ có giá dao động từ 500.000 - 1.500.000 đồng/m2.

Biển hiệu quán trà sữa

Biển hiệu quán trà sữa

2. Standee

Sử dụng Standee là cách marketing hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí để làm các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng hoặc ghi chi tiết thông tin menu. Standee thường được thiết kế bởi 1 giá đỡ và 1 bạt có chữ Hiflex hoặc PP. Hiện nay có 2 loại Standee như:

Standee đặt ngoài trời: Tạo sự chú ý với người đi đường với các chương trình khuyến mãi.

Standee đặt ngoài trời

Standee đặt ngoài trời

Standee nhỏ đặt trong nhà: Được sử dụng làm menu nước uống hoặc thông báo các chương trình khuyến mãi.

Standee để bàn

Standee để bàn

3. Đèn trang trí

Thêm một đồ dùng trang trí quán trà sữa cần thiết nữa là các loại đèn trang trí không gian quán, tạo nét nổi bật cũng như mang lại cảm giác ấm cúng cho khách hàng. Hiện nay trên thị trường có bán đa dạng các loại đèn trang trí với nhiều giá thành khác nhau để bạn lựa chọn. 

Đèn trang trí quán trà sữa

Đèn trang trí quán trà sữa

4. Tranh dán tường

Bạn muốn không gian quán có phong cách đặc biệt để khách hàng dễ dàng nhận biết đó là quán của mình thì có thể sử dụng các loại tranh dán tường. Đây cũng có thể là điểm nhấn đặc biệt để khách hàng đến quán chụp ảnh check-in sống ảo. Giá bán sản phẩm dao động từ 50.000 - 70.000 đồng/m2.

tranh dán tường quán trà sữa

Sử dụng tranh dán tường giúp quán trà sữa độc đáo, ấn tượng hơn

VII. Các thiết bị bán hàng

Sử dụng các thiết bị bán hàng không chỉ giúp quán của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn mà còn giúp bảo vệ quán trà sữa tránh bị trộm cắp từ nhân viên cho đến người ngoài. Các thiết bị bán hàng cần thiết mà quán bạn cần phải có đó là:

1. Phần mềm quản lý quán trà sữa

POS365phần mềm quản lý quán cafe, trà sữa hiệu quả giúp cho các chủ nhà hàng tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Các chủ kinh doanh quán nhậu có thể tối ưu quy trình phục vụ của nhân viên, xem báo cáo hàng ngày, quản lý nguyên liệu kho của từng chi nhánh.

Phần mềm quản lý quán trà sữa POS365

Phần mềm quản lý quán trà sữa POS365

Quy trình bán hàng cho quán trà sữa của phần mềm POS365:

  • Nhân viên phục vụ: Nhân viên order qua thiết bị điện thoại thông minh, giúp khách hàng dễ hình dung và lựa chọn món ăn nhanh chóng.

  • Giảm thao tác sai sót khi order.

  • Tiết kiệm công sức, năng lượng của nhân viên order.

  • Giúp khách hàng có trải nghiệm ăn uống chuyên nghiệp hơn.

Nhân viên bar - bếp:

  • Đơn hàng order được chuyển nhanh chóng đến bộ phận bếp chế biến thông qua phần mềm.

  • Các đơn hàng được sắp xếp khoa học trên màn hình hiển thị của thiết bị.

  • Món ăn được chế biến chính xác theo định lượng và thứ tự: “đơn order trước làm trước”.

Thu ngân:

  • Thu ngân có thể theo dõi toàn bộ quá trình chế biến thông qua hệ thống của phần mềm, đảm bảo khi món ăn được hoàn thành sẽ được đưa đến tay thực khách ngay lập tức.

  • Tương thích với máy POS bán hàng giúp nhận đơn hàng từ những ứng dụng đặt đồ ăn như Shopee Food, Beamin, Grab Food,...

  • Áp dụng chiết khấu, mã khuyến mãi ngay trên màn hình thanh toán.

  • Lựa chọn các hình thức tính tiền khác nhau cho khách hàng.

Bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí 7 ngày phần mềm quản lý bán hàng của POS365 TẠI ĐÂY: 

2. Máy POS bán hàng

Máy bán hàng hay máy bán hàng POS là thiết bị chuyên dụng phục hỗ trợ thanh toán và các tác vụ liên quan đến xử lý thanh toán bán hàng. Máy bán hàng POS có thể được tích hợp nhiều thiết bị hỗ trợ khác như máy quét mã vạch, máy in, két đựng tiền... giúp quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng thuận lợi nhất. 

Một chiếc máy bán hàng tốt cần phải bền, xử lý nhanh chính xác, hỗ trợ kết nối nhiều thiết bị khác, cùng với đó là khả năng sử dụng được nhiều loại phần mềm hỗ trợ bán hàng như phần mềm quản lý bán hàng POS365.

Máy bán hàng

Máy bán hàng - Dụng cụ mở quán trà sữa cần thiết

>> Đọc thêm: Tổng hợp 10+ phần mềm quản lý quán trà sữa hiệu quả

3. Ngăn kéo đựng tiền

Một vật dụng không thể thiếu tại các quán trà sữa đó là ngăn kéo đựng tiền, giúp chủ kinh doanh quản lý quỹ tiền theo từng ca làm việc của từng nhân viên. Trên thị trường cũng bán rất đa dạng các loại ngăn kéo đựng tiền khác nhau, bạn có thể tìm mua trên các sàn thương mại điện tử hoặc tìm kiếm thông tin trên Google, xem review đánh giá sản phẩm trước khi mua. 

Ngăn kéo đựng tiền

Ngăn kéo đựng tiền

4. Camera an ninh

Bất kỳ quán trà sữa nào cũng cần phải lắp đặt camera an ninh, không chỉ giúp hạn chế các hành vi trộm cắp từ bên ngoài mà còn giúp hạn chế các hành vi gian lận của nhân viên tại quán. Tùy vào không gian quán mà lắp đặt số lượng camera phù hợp.

Camera an ninh

Camera an ninh

5. Máy chấm công

Phần lớn nhân viên làm việc tại các quán trà sữa là đối tượng sinh viên có nhu cầu tìm việc part time. Vì vậy, cần phải có máy chấm công để quản lý ca làm của nhân viên cũng như kiểm soát giờ ra - vào của nhân viên hoàn toàn tự động. Hiện nay, có 2 loại máy chấm công để bạn tham khảo là máy chấm công bằng vân tay và máy chấm công bằng thẻ.

Máy chấm công

Máy chấm công

6.  Thẻ báo rung tự phục vụ

Đối với mô hình kinh doanh khách hàng tự nhận đồ uống thì không thể thiếu thẻ báo rung. Khi khách hàng order xong sẽ được thu ngân phát cho 1 chiếc thẻ báo rung. Khách hàng có thể chọn bàn và ghế ngồi mà mình thích. Sau khi pha chế xong, nhân viên nhấn số thẻ của khách. Thẻ của khách hàng đang giữ sẽ báo rung và có âm thanh. Khi đó, khách hàng sẽ đến quầy pha chế nhận nước uống. 

Thẻ báo rung tự phục vụ

Thẻ báo rung tự phục vụ

7.  Máy quẹt thẻ ngân hàng

Trong thời kỳ công nghệ phát triển thì hình thức thanh toán bằng thẻ, ví điện tử,... ngày càng phổ biến. Việc trang bị máy quẹt thẻ ngân hàng ở quán sẽ giúp đa dạng các phương thức thanh toán hơn, giúp tiết kiệm thời gian tính tiền hiệu quả. Đồng thời tăng sự hài lòng cho khách hàng, và chắc chắn khi để lại ấn tượng tốt thì họ sẽ tiếp tục quay lại sử dụng sản phẩm.

Máy quẹt thẻ ngân hàng

Máy quẹt thẻ ngân hàng - Dụng cụ mở quán trà sữa

VIII. Nguyên liệu pha chế trà sữa

Nguyên liệu pha chế trà sữa có những gì? Tìm hiểu thêm về các nguyên liệu nhé:

1.  Trà

Trà là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu khi pha chế trà sữa. Có 3 nhóm trà phổ biến thường dùng trong pha trà sữa bao gồm: Lục trà (trà xanh), hồng trà (trà đen) và trà ô long. Ngoài ra, trà túi lọc cũng được nhiều quán lựa chọn.

Mỗi loại trà cũng sẽ có công dụng và hương vị riêng biệt. Do đó, các chủ kinh doanh cần phải trang bị kiến thức về pha chế để có sự kết hợp nguyên liệu phù hợp, nhằm mang đến các loại nước thơm ngon và hấp dẫn cho khách hàng.

Các loại trà pha chế trà sữa

Các loại trà pha chế trà sữa

2.  Các loại hương hiệu

Các món trà và trà sữa thường có sự kết hợp với các loại syrup, nước đường,... Tùy vào từng hương liệu mà bạn cần cân nhắc kết hợp với các loại trà, trà sữa sao cho phù hợp nhất. Kết hợp công thức riêng phù hợp nhằm đem lại món trà sữa độc đáo nhất. Chẳng hạn như lục trà nên kết hợp với syrup táo xanh, syrup dâu tây,...

3. Topping

Trong kinh doanh trà sữa không thể thiếu các topping, những topping dễ làm để bạn tham khảo như trân châu, thạch phô mai, pudding trứng,... Giúp các món trà của quán trở nên đa dạng, phong phú giúp thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng hơn.

Topping trà sữa

Topping trà sữa

Trên đây là tổng hợp 40+ dụng cụ mở quán trà sữa không thể thiếu khi bạn mới bắt đầu kinh doanh. Tùy vào chi phí mà bạn muốn đầu tư sắm sửa thì hãy lựa chọn những dụng cụ cần thiết nhất cho quán của mình nhé!

Bạn muốn nấu trà sữa tại nhà → Tham khảo ngay: Hướng dẫn chi tiết CÁCH LÀM TRÀ SỮA ĐƠN GIẢN ngay tại nhà