Doanh số cao là mục tiêu kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Doanh số bán hàng luôn được đề cập trong các cuộc họp hay trong các báo cáo. Đó là thước đo đánh giá kết quả kinh doanh, kết quả công việc.
Doanh số không chỉ là yếu tố quan trọng tới quá trình vận hành, nó còn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như định hướng phát triển của cả doanh nghiệp. Hãy cùng POS365 tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
I. Doanh số là gì? Doanh thu bán hàng là gì?
1. Doanh số là gì?
Doanh số bán hàng là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh, buôn bán trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số được tính từ tổng cả khoản tiền đã thu được và khoản tiền chưa thu được từ hoạt động kinh doanh. Dựa vào khái niệm trên, ta có công thức tính doanh số như sau:
Doanh số = Giá của sản phẩm * số lượng hàng hóa bán ra
Ví dụ: trong tháng 9, cửa hàng kinh doanh thời trang của bạn bán được 100 cái áo với giá thành 300.000 một áo. Vậy doanh thu của cửa hàng trong tháng 9 sẽ là 100x300.000 = 30 triệu.
Doanh số bán hàng là gì?
Chúng ta thường xuyên nhầm lẫn giữa doanh số và doanh thu. Hãy cùng làm rõ khái niệm doanh thu ngay sau đây.
2. Doanh thu bán hàng là gì?
Doanh thu bán hàng là tổng các giá trị kinh tế mà doanh nghiệp thu được cũng xác định được trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh thu được xác định dựa trên các cơ sở của doanh số bán hàng.
Doanh thu sẽ được xác định bằng tổng số tiền bán sản phẩm trừ đi các chi phí trong quá trình bán như vận chuyển, chiết khấu hay hàng hoàn… Mức doanh thu sẽ làm tăng vốn của doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng là gì?
Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ chi phí
II. Vai trò của doanh số bán hàng
Doanh số bán hàng là yếu tố mà doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh nào cùng lấy đó là mục tiêu. Vậy vai trò của doanh số là gì?
Vai trò của doanh số trong bán hàng
1. Thể hiện rõ kết quả kinh doanh
Thông qua báo cáo doanh số, chủ kinh doanh có thể dễ dàng nhận thấy được tình hình kinh doanh như thế nào. Doanh số bán hàng sẽ phần nào thể hiện rõ kết quả kinh doanh của các bộ phận trong một doanh nghiệp.
Doanh số bán hàng cũng cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong một doanh nghiệp. Không phải doanh số bán hàng tăng là do bộ phận bán hàng, mà nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có sự kết hợp tốt giữa các bộ phận thì doanh số bán hàng mới tăng được.
Ví dụ: Khi doanh số tăng, chúng ta có thể thấy được khách hàng đang hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp, bộ phận bán hàng và chăm sóc khách hàng đang làm việc rất tốt, chiến lược truyền thông bán hàng của marketing rất hiệu quả...
2. Doanh số bán hàng biểu hiện chính xác định hướng kinh doanh
Để bán hàng hóa, sản phẩm doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược lựa chọn sản phẩm kinh doanh, việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh không phải là chuyện đơn giản. Với những sản phẩm mới, doanh số bán hàng sẽ phản ánh việc thị trường có chấp nhận sản phẩm của mình hay không. Nếu kinh doanh những sản phẩm đã có mặt trên thị trường trước đó thì doanh số bán hàng sẽ phản ánh việc bán có cạnh tranh được với các sản phẩm, thương hiệu khác hay không.
Định hướng kinh doanh rõ ràng
Trước khi tung một sản phẩm nào mới ra thị trường, doanh nghiệp thường sẽ tạo ra những cuộc kiểm tra nhỏ trước, với một nhóm đối tượng khách hàng nhất định. Việc điều tra trước một nhóm đối tượng khách hàng trước khi tung sản phẩm ra thị trường là cách doanh nghiệp điều tra thị trường, hiểu thị trường cũng như muốn khách hàng sẽ là người đánh giá nhằm điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với thị hiếu của người dùng.
3. Doanh số bán hàng là thước đo kết quả làm việc
Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay đều sử dụng doanh số bán hàng là thước đo đánh giá kết quả công việc của nhân viên hay bộ phận của công ty. Đây cũng là mục tiêu đặt ra cho mỗi nhân viên khi làm việc.
Doanh số bán hàng sẽ cho thấy tiềm năng phát triển của công ty cũng như góp phần tạo động lực cho nhân viên cố gắng. Doanh số tăng, kéo theo doanh thu tăng khi đó tiền thưởng cho nhân viên cũng tăng. Đây sẽ là lý do thu hút được nhiều nhân lực cũng như sự đóng góp nhiều hơn của nhân viên.
Doanh thu là cơ sở để bù đắp những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất, thu hồi vốn hay tái sản xuất đợt mới. Doanh số thu được càng lớn thì vốn thu hồi càng lớn. Khi đã đủ vòng vốn thì số tiền thừa ra là lãi, và mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh là thu được càng nhiều lãi càng tốt.
Doanh số cao không chỉ đảm bảo được khả năng xoay vòng vốn, mà nó còn là yếu tố liên quan tới việc nâng cao hiệu suất công việc cũng như thu nhập cho nhân viên.
III. Các biện pháp tăng doanh số bán hàng hiệu quả
Bài toán đặt ra cho tất cả doanh nghiệp là làm sao gia tăng được doanh số bán hàng. Làm cách nào để khách hàng biết đến sản phẩm của mình nhiều hơn… Hãy cùng POS365 tìm đến những biện pháp giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất nhé!
Các biện pháp tăng doanh số bán hàng nhanh chóng
1. Mức chiết khấu
Chiết khấu là cách xúc tiến doanh số bán hàng một cách phổ biến hiện nay, nó giúp mang lại sự gia tăng doanh số rất nhanh, tuy nhiên so với tổng thể thì không mang lại hiệu quả nhiều. Chiết khấu nhằm mục đích kích thích khách hàng mua nhiều hơn, vì vậy để mang lại hiệu quả cao thì doanh nghiệp hay chủ kinh doanh không nên chiết khấu quá nhiều và quá thường xuyên.
Giá trị của thương hiệu hay sản phẩm sẽ bị giảm đi khi giảm giá quá nhiều. Hiện nay, nhiều chủ kinh doanh vẫn thực hiện cách độn giá lên xong áp dụng các chương trình giảm giá để đưa giá xuống. Điều này vô hình chung là đánh lừa khách hàng, và khi đó giá trị và hình ảnh của thương hiệu sẽ bị giảm trong mắt khách hàng.
Vì vậy, hãy cố gắng lên kế hoạch giảm giá hay đưa ra mức chiết khấu phù hợp. Việc thực hiện tăng doanh số bán hàng bằng cách hạ giá đôi khi cũng mang lại những tác dụng ngược cho doanh nghiệp. Vì vậy, hãy biến mức chiết khấu hay chương trình giảm giá thành những cơ hội khiến khách hàng chờ đợi chứ đừng dùng nó để hạ thấp giá trị của thương hiệu.
Xem thêm: Chiết khấu là gì? Những thông tin cơ bản về chiết khấu trong kinh doanh
2. Tăng dịch vụ sau bán để thu hút khách hàng cũ
Theo như những nghiên cứu trên thị trường kinh cho thấy, có đến 80% doanh số đều đến từ lượng khách hàng cũ. Việc này chứng minh rằng, muốn gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả thì doanh nghiệp nên tập trung nhiều vào đối tượng khách hàng cũ. Hãy đảm bảo những dịch vụ của bạn, nhất là dịch vụ sau bán mang lại cho khách hàng sự hài lòng và có ý định quay lại cho những lần mua tiếp theo.
Tăng dịch vụ sau bán để thu hút những khách hàng cũ
Việc mà chủ kinh doanh cần làm là đánh giá lại chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm của mình… Điều chỉ sao cho phù hợp nhất với khách hàng hiện tại và tương lai. Những khách hàng cũ là những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn, họ có những đánh giá khách quan nhất cho bạn. Đây cũng là nguồn thông tin chính xác và trực quan nhất nếu bạn muốn cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Việc thuyết phục khách hàng cũ quay lại mua tiếp sản phẩm sẽ đơn giản và ít tốn chi phí hơn so với việc bạn tìm kiếm và thuyết phục một khách hàng mới. Bạn có thể bắt đầu với việc giảm giá, tặng quà… cho những khách hàng cũ quay lại mua sản phẩm dịch vụ của bạn.
3. Cung cấp thêm các dịch vụ, sản phẩm tặng kèm
Theo tâm lý của khách hàng, họ sẽ rất thích mua được những sản phẩm được cho là được hời tư nhà cung cấp. Hiện nay việc tặng thêm những sản phẩm, dịch vụ đi kèm khi mua sản phẩm rất phổ biến.
Ví dụ: Ta có thể thấy trong siêu thị, các chương trình khi mua 2 bịch mì sẽ được tặng thêm chiếc bát, hay mua bột giặt được tặng thêm chậu…
Cung cấp thêm các dịch vụ cho khách hàng
Việc cung cấp thêm những sản phẩm đi kèm giúp thu hút khách hàng, lôi kéo khách hàng mua nhiều hơn để được tặng sản phẩm đi kèm. Đây cũng là một trong những cách thức giúp kích thích tiêu dùng một cách hiệu quả, những món quà được tặng này sẽ có giới hạn về mặt thời gian cũng như số lượng. Điều này khiến cho khách hàng phải đưa ra quyết định mua nhanh chóng.
Khác với việc đưa ra những chương trình khuyến mại hay chiết khấu cho khách hàng. Việc đưa ra các sản phẩm tặng kèm như thế này không lam giảm giá trị của sản phẩm mà còn tạo ra hiệu ứng mua hàng chéo. Hiệu ứng này sẽ tốt hơn việc việc sản phẩm, dịch vụ của bạn luôn trong tình trạng giảm giá.
4. Tạo ra sự khan hiếm cho khách hàng
Con người thích mua những gì khan hiếm và khó mua nhất. Chúng ta có thể bắt gặp những dòng người chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để mua sản phẩm giảm giá 50% tại cửa hàng mới khai trương và ưu đãi chỉ dành cho 50 hay 100 khách hàng đầu tiên. Những lại không có khách khi cùng cửa hàng đó sale 50% thời gian dài.
Đây là một chiêu thức thu hút khách hàng nhờ sự khan hiếm, tạo nên hiệu ứng đám đông cho khách hàng quyết định phải đi mua bằng được. Những sản phẩm đặc biệt, độc lạ, có độ khan hiếm cao thì khách hàng càng thích mua và ra quyết định mua rất nhanh. Tạo ra một chút sức ép cho khách hàng thì sẽ tạo ra động lực mua hàng của khách.
Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào mỗi thương hiệu, tuy nhiên muốn đạt được hiệu quả cao và không làm mất đi hình ảnh trong lòng khách hàng thì những thông tin đưa ra phải chính xác. Nếu chỉ dừng lại ở việc chiêu trò, lôi kéo khách hàng thì cửa hàng của bạn rất dễ bị tẩy chay, mất khách cho những lần tiếp theo.
5. Bày trí gian hàng đẹp mắt
Tuy vào việc kinh doanh sản phẩm gì mà sẽ có những cách bày trí khác nhau. Tuy nhiên, bày trí không gian kinh doanh đẹp mắt, gọn ngành sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng hơn. Càng tối giản càng thu hút khách hàng, sự tối ưu không gian cũng như mang đến sự tiện lợi cho khách hàng là cách tăng doanh số bán hàng đáng kể.
Bày trí gian hàng đẹp mắt
Vì vậy hãy tối đa hóa không gian quán, tối ưu quá trình thanh toán, xử lý đơn hàng sao cho phù hợp nhất. Việc sử dụng những phần mềm quản lý bán hàng cũng là cách giúp việc kinh doanh trở nên đơn giản và tiện lợi hơn rất nhiều.
Ví dụ: Khi bạn kinh doanh quán cafe thì việc thưởng thức cafe là yếu tố quan trọng khiến khách hàng tới quán. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có nhiều khách hàng lựa chọn đến vì không gian đẹp, muốn chụp ảnh hay đơn giản vì quá trình xử lý đơn hàng của quán rất nhanh…
6. Nghiên cứu và đánh giá lại thị trường
Thị trường là yếu tố rất dễ thay đổi, muốn gia tăng doanh số một cách đều đặn thì bạn phải chạy theo thị trường, bạn phải bắt kịp với những xu hướng mới của thị trường. Muốn bắt kịp thị yếu thì cách đơn giản và chính xác nhất là thông qua khách hàng.
Nghiên cứu thị trường thường xuyên là cách mà doanh nghiệp cập nhật những xu hướng mới, điều chỉnh lại những sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho phù hợp nhất với từng khách hàng tại những thời điểm khác nhau.
Đánh giá thị trường là cách mà doanh nghiệp làm nhằm nâng cao doanh số bán hàng ở hiện tại cũng như gia tăng trải nghiệm của khách hàng. Hãy bắt đầu mọi thứ từ khách hàng, nhu cầu của khách hàng, trải nghiệm của khách hàng, chất lượng cho khách hàng… thì bạn có thể thay đổi và nâng cao doanh số của mình một cách bền vững.
7. Chú trọng vào thông điệp truyền thông
Cách chiến dịch truyền thông marketing thì chú trọng đầu tiên là thông điệp và nội dung đưa đến khách hàng. Số lượng khách hàng có tới với bạn đông hay không, lượng đơn hàng có nhiều hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc bạn truyền tải nội dung thông điệp như thế nào.
Nếu việc thông điệp mà bạn truyền tải chưa đủ thu hút, lượng khách hàng tới với cửa thành thông qua sự ấn tượng về thông điệp truyền thông chưa nhiều thì bạn nên thay đổi thông điệp của mình. Với những cửa hàng kinh doanh bán lẻ thì có thể nhìn thấy rõ ràng sự ảnh hưởng của thông điệp truyền thông lên doanh số bán hàng thông qua các báo cáo, lượng khách hàng và những đánh giá tích cực của khách hàng trên các phương tiện truyền thông.
IV. Tổng kết
Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về doanh số mà POS365 mang đến cho bạn. Mong rằng thông qua bài viết này bạn có thể nắm vững những kiến thức cơ bản của doanh số bán hàng cũng như những cách cơ bản những vô cùng hữu ích nhằm nâng cao doanh số bán hàng. Chúc bạn thành công!