Định mức tiêu hao nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong quản lý sản xuất, giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí, tránh lãng phí và tối ưu hiệu suất. Tính toán chuẩn định mức tiêu hao nhanh chóng, chính xác không chỉ giúp lập kế hoạch nguyên vật liệu hiệu quả mà còn nâng cao lợi nhuận. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn cách tính và kiểm soát định mức hao phí nguyên vật liệu nhé!
1. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là gì?
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là ước lượng nguyên liệu cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc thực hiện một công đoạn sản xuất cụ thể. Đây là một yếu tố quan trọng trong quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp dự tính được nhu cầu nguyên vật liệu một cách chính xác. Việc tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu không chỉ đơn giản là đưa ra con số ước lượng, mà còn cần sự phân tích kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố như công nghệ sản xuất, điều kiện làm việc, hiệu suất máy móc và tay nghề của người lao động.
Để tính toán được định mức tiêu hao chính xác, doanh nghiệp thường dựa vào dữ liệu sản xuất trong quá khứ, tiến hành thử nghiệm thực tế hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất và kế toán.
Nếu không xác định đúng mức tiêu hao, doanh nghiệp có thể gặp phải tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa nguyên liệu, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động và lợi nhuận. Do đó, việc kiểm soát mức tiêu hao nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là gì?
2. Tầm quan trọng của định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất
Trong hoạt động sản xuất, nguyên vật liệu đóng vai trò cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và hiệu quả vận hành. Việc kiểm soát tốt mức hao phí nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình, giảm lãng phí và nâng cao lợi nhuận. Dưới đây là những lợi ích thiết thực mà doanh nghiệp có thể đạt được khi quản lý tốt định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
2.1 Lập kế hoạch nguyên vật liệu chính xác
Khi nắm rõ định mức tiêu hao nguyên vật liệu, doanh nghiệp có thể tính toán và dự trù số lượng cần mua một cách hợp lý, tránh tình trạng thiếu hụt làm gián đoạn sản xuất hoặc dư thừa gây lãng phí.
2.2 Nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên
Việc theo dõi định mức tiêu hao nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp nhận diện các điểm bất hợp lý trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như nguyên liệu bị hao hụt do lỗi kỹ thuật, máy móc hoạt động kém hiệu quả hoặc do quy trình chưa tối ưu. Nhờ đó, nhà quản lý có thể đưa ra giải pháp cải tiến để sử dụng nguyên vật liệu một cách tối ưu, giảm thiểu lãng phí và tăng năng suất lao động.
2.3 Tăng khả năng cạnh tranh nhờ tiết kiệm chi phí
Khi doanh nghiệp kiểm soát tốt định mức tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí sản xuất được cắt giảm đáng kể, giúp giá thành sản phẩm trở nên cạnh tranh hơn. Từ đó không chỉ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mà còn tạo ra lợi nhuận cao hơn, mang lại lợi thế lớn trong thị trường đầy cạnh tranh.
Tăng khả năng cạnh tranh nhờ tiết kiệm chi phí
2.4 Định hướng sản xuất bền vững
Giảm hao hụt nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc giảm lượng rác thải công nghiệp, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức. Từ đó hướng đến mô hình sản xuất thân thiện với môi trường. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong bối cảnh phát triển bền vững hiện nay.
3. Cách kiểm soát định mức tiêu hao nguyên vật liệu hiệu quả
Nguyên vật liệu là khoản chi phí lớn nhất mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Nếu không có chiến lược kiểm soát hợp lý, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu, thậm chí là đội giá thành sản phẩm. Vậy làm thế nào để sử dụng nguyên vật liệu tối ưu mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm? Dưới đây POS365 sẽ gợi ý giúp bạn 3 giải pháp quan trọng nhất:
3.1 Giảm tỷ lệ lỗi sản phẩm
Doanh nghiệp càng sản xuất nhiều hàng lỗi, định mức tiêu hao nguyên vật liệu càng tăng, kéo theo chi phí sản xuất leo thang. Để hạn chế tình trạng này, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguyên liệu đầu vào, vì nguyên liệu kém có thể gây lỗi ngay từ khâu sản xuất. Đồng thời, đặt ra tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho sản phẩm đầu ra giúp đảm bảo chất lượng ngay từ lần sản xuất đầu tiên, tránh tốn kém do làm lại.
Ngoài ra, ứng dụng hệ thống kiểm soát chất lượng tự động sẽ giúp phát hiện lỗi sớm, giảm thiểu số lượng sản phẩm không đạt yêu cầu và tối ưu hiệu suất sản xuất.
3.2 Chọn nhà cung cấp uy tín
Nguyên vật liệu kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến độ bền, thẩm mỹ của sản phẩm mà còn làm tăng tỷ lệ lỗi và hao hụt trong sản xuất. Doanh nghiệp không nên chỉ nhìn vào giá rẻ, mà cần ưu tiên nhà cung cấp uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Theo đó, doanh nghiệp cần thiết lập hợp đồng rõ ràng với nhà cung cấp về chất lượng, thời gian giao hàng và chính sách đổi trả để tránh rủi ro khi có vấn đề phát sinh.
Chọn nhà cung cấp uy tín
3.3 Áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn
Mô hình sản xuất tinh gọn giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ định mức tiêu hao nguyên vật liệu bằng cách loại bỏ các công đoạn dư thừa, tối ưu quy trình và giảm lãng phí.
Để áp dụng hiệu quả, doanh nghiệp cần phân tích toàn bộ quy trình sản xuất, xác định các nguyên nhân gây hao hụt nguyên liệu như sản xuất gián đoạn, thời gian chờ lâu, thao tác không chuẩn xác. Khi nhận diện được những vấn đề này, việc điều chỉnh quy trình và tối ưu từng công đoạn sẽ giúp giảm tiêu hao nguyên vật liệu, đồng thời rút ngắn thời gian sản xuất và nâng cao hiệu suất.
4. Phương pháp tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Để kiểm soát tốt định mức tiêu hao nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần có phương pháp đo lường chính xác. Tùy thuộc vào đặc thù sản xuất, quy mô hoạt động và điều kiện vận hành mà doanh nghiệp sẽ chọn phương pháp phù hợp. Sau đây là 3 phương pháp được áp dụng phổ biến nhất:
4.1 Phương pháp thống kê kinh nghiệm
Phương pháp này thống kê kinh nghiệm chủ yếu dựa vào số liệu thống kê từ các kỳ sản xuất trước để tính toán lượng nguyên vật liệu tiêu hao trung bình. Đây là cách làm đơn giản, không đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp.
-
Ưu điểm: Dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian và phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc hoạt động sản xuất không có sự ổn định cao
-
Nhược điểm: Độ chính xác không cao, bởi số liệu lịch sử có thể không phản ánh đầy đủ những thay đổi về công nghệ, chất lượng nguyên vật liệu hoặc điều kiện sản xuất hiện tại
4.2 Phương pháp thực nghiệm
Kết hợp giữa thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và quá trình sản xuất thực tế, phương pháp thử nghiệm cho ra được lượng nguyên vật liệu cần thiết. Doanh nghiệp sẽ tiến hành các thử nghiệm nhỏ, ghi nhận kết quả và điều chỉnh định mức tiêu hao sao cho phù hợp với thực tế vận hành.
-
Ưu điểm: Giúp kiểm tra, đối chiếu và điều chỉnh định mức tiêu hao dựa trên dữ liệu thực tế, từ đó có thể cải thiện độ chính xác so với phương pháp thống kê kinh nghiệm
-
Nhược điểm: Đôi khi, kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm không phản ánh đầy đủ các yếu tố tác động trong môi trường sản xuất thực tế. Hơn nữa, phương pháp có thể tốn kém về thời gian và chi phí thực hiện.
Phương pháp thực nghiệm
4.3 Phương pháp phân tích
Dựa trên phân tích kỹ thuật và kinh tế, phương pháp phân tích có thể giúp xác định chính xác mức tiêu hao nguyên vật liệu. Doanh nghiệp sẽ xem xét nhiều yếu tố như công nghệ sản xuất, chất lượng nguyên liệu, quy trình vận hành và điều kiện môi trường để đưa ra định mức tiêu hao hợp lý nhất.
-
Ưu điểm: Mang lại độ chính xác cao, giúp phát hiện những nguyên nhân gây lãng phí và đề xuất phương án cải tiến hiệu quả nhất.
-
Nhược điểm: Đòi hỏi thời gian nghiên cứu dài, chi phí thực hiện cao và yêu cầu đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm.
5. Hướng dẫn cách tính hao phí nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
Trong sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu được xác định thông qua kết hợp giữa dữ liệu thực tế, phân tích kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý. Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết để xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu hiệu quả.
5.1 Phân loại nguyên vật liệu
Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ các loại nguyên vật liệu sử dụng, bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Việc phân loại này giúp quản lý chặt chẽ nguồn cung và định mức tiêu hao hợp lý.
5.2 Sản xuất thử nghiệm
Thực hiện sản xuất một số sản phẩm mẫu để đo lường chính xác lượng nguyên vật liệu tiêu hao trên mỗi đơn vị sản phẩm.
5.3 Phân tích hao hụt nguyên vật liệu
Xác định lượng hao hụt trong quá trình sản xuất do cắt gọt, chế biến hoặc lỗi sản xuất để điều chỉnh định mức tiêu hao phù hợp.
5.4 Tính toán định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Doanh nghiệp có thể áp dụng công thức tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu như sau:
Định mức nguyên vật liệu (theo lượng) = (Tổng lượng nguyên vật liệu sử dụng + Hao hụt) / Số lượng sản phẩm mẫu
5.5 Xác định chi phí nguyên vật liệu
Bên cạnh lượng tiêu hao, cần tính toán chi phí nguyên vật liệu trung bình, có tính đến các yếu tố như biến động giá, chiết khấu và chi phí nhập hàng.
Công thức: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu = Định mức về lượng x Giá nguyên vật liệu trung bình
5.6 Kiểm tra và điều chỉnh định mức
Doanh nghiệp cần theo dõi định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo thời gian, so sánh thực tế với số liệu dự tính và điều chỉnh khi có sự thay đổi về công nghệ, nguyên liệu đầu vào hoặc yêu cầu sản xuất.
Lưu ý: Định mức cần cập nhật thường xuyên để phù hợp với thực tế sản xuất, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và tăng tính cạnh tranh.
Mẫu bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp cách tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được vào thực thế và mang lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp trong việc kiểm soát hao phí nguyên vật liệu. Theo dõi POS365 để được cập nhật những thông tin hữu ích nhé!