Làm thế nào để bắt đầu kinh doanh du lịch hiệu quả? Những chiến lược kinh doanh du lịch thành công là gì? Câu trả lời sẽ được bật mí chi tiết trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!
I. Chiến lược kinh doanh du lịch là gì?
Chiến lược kinh doanh du lịch được hiểu là bản kế hoạch dài hạn phối hợp thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm đạt được những mục tiêu, kỳ vọng đã đề ra. Một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể bao gồm các phương pháp, cách thức hoạt động trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh du lịch là gì?
Một bản kế hoạch cần có hệ thống bài bản, sắp xếp hợp lý giúp doanh nghiệp sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ và đem lại kết quả về doanh thu cho doanh nghiệp.
II. Các chiến lược kinh doanh trong du lịch hiệu quả
Chiến lược kinh doanh của công ty du lịch được xây dựng như thế nào? Dưới đây là những chiến lược phát triển kinh doanh du lịch mà mọi doanh nghiệp có thể áp dụng.
2.1. Chiến lược phân biệt
Chiến lược phân biệt được hiểu là doanh nghiệp cần tạo ra những sản phẩm, dịch vụ độc đáo được khách hàng đánh giá cao. Khi đó, những định hướng mà công ty du lịch hướng tới cần đảm bảo những yếu tố sau:
Chiến lược phân biệt
-
Đặc tính của sản phẩm giúp phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm khác: Có thể là hình thức du lịch, cơ sở vật chất, điểm tham quan, chất lượng dịch vụ…
-
Dịch vụ sau bán và chất lượng phục vụ cần được chú trọng và đây là yếu tố quyết định cho sự lựa chọn của khách hàng.
-
Cải tiến, áp dụng những công nghệ, kỹ thuật mới giúp quá trình phục vụ khách du lịch được thuận tiện và hiệu quả hơn. Chẳng hạn như: chiến dịch quảng cáo, bán tour, đặt tour trên website…
-
Thương hiệu và uy tín doanh nghiệp: Cần có thời gian để củng cố và mọi chiến lược cần đảm bảo sự hài lòng của khách hàng để nâng cao chất lượng và uy tín.
2.2. Chiến lược kinh doanh hạ thấp chi phí
Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược kinh doanh du lịch hiệu quả bằng chiến lược kinh doanh hạ thấp chi phí so với đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút khách hàng với những dịch vụ tương tự như các đối thủ nhưng mức giá rẻ hơn.
Chiến lược kinh doanh hạ thấp chi phí
Những lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng chiến lược:
-
Việc giữ mức giá thấp sẽ ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh lao vào một cuộc chiến tranh về giá.
-
Bảo vệ doanh nghiệp khỏi sức ép hạ giá từ phía khách hàng hay tăng giá từ phía đối tác, nhà cung cấp.
-
Các đối thủ mới không có điều kiện thuận lợi để sản xuất mức giá thấp.
Tuy nhiên, khi áp dụng chiến lược này, chủ doanh nghiệp cần lưu ý đến vấn đề giảm chi phí có thể dẫn tới những hạn chế về chất lượng cũng như ảnh hưởng đến sự suy yếu của năng lực, sáng tạo trong doanh nghiệp.
>> Bạn đang quan tâm: Kinh doanh du lịch là gì? Các loại hình dịch vụ du lịch phổ biến
2.3. Chiến lược kinh doanh phản ứng nhanh
Đây là chiến lược kinh doanh được nhiều doanh nghiệp du lịch áp dụng, bởi đáp ứng kịp thời những nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Nếu bạn biết cách tận dụng và áp dụng thì chiến lược cho phép doanh nghiệp chuyển biến nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược kinh doanh phản ứng nhanh
Một chiến lược kinh doanh phản ứng nhanh cần đảm bảo các yếu tố sau:
-
Phát triển sản phẩm mới, xây dựng các chương trình, dịch vụ với thời gian ngắn nhất nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
-
Sản xuất theo đơn đặt hàng, đảm bảo về chất lượng, giá cả trong thời gian ngắn nhất.
-
Cải tiến sản phẩm hiện có, không ngừng nâng cao chất lượng.
-
Điều chỉnh các hoạt động marketing cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
-
Luôn hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng một cách nhanh nhất.
Khi áp dụng chiến lược kinh doanh phản ứng nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nền tảng về nhân sự, kỹ thuật, trang thiết bị đạt trình độ cao để kịp thời đáp ứng.
>> Xem thêm: Ý tưởng kinh doanh khu du lịch sinh thái kiếm bội tiền
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty du lịch
Sự thành công của những chiến lược kinh doanh du lịch còn phụ thuộc và bị chi phối bởi những yếu tố môi trường bên ngoài dưới đây:
3.1. Môi trường trong nước
Những yếu tố tác động bởi yếu tố môi trường trong nước như: chính sách của nhà nước, thuế, sự ủng hộ của Chính Phủ, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch địa phương phát triển.
Môi trường trong nước
-
Môi trường kinh tế: Nền kinh tế ổn định, thu hút nhiều nhà đầu tư, thu hút khách du lịch nước ngoài…
-
Môi trường xã hội: Sự thân thiện, tính hiếu khách, phong cách đón tiếp của người dân góp phần tạo thiện cảm và sự an tâm cho du khách.
-
Môi trường công nghệ: Việc áp dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ, chất lượng, hệ thống lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí sẽ thu hút và tạo sự thoải mái cho du khách.
3.2. Môi trường quốc tế
Yếu tố môi trường và xu hướng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của các chiến lược kinh doanh. Một quốc gia hay khu vực xảy ra tình trạng bất ổn về chính trị, suy thoái kinh tế, an ninh xã hội sẽ ảnh hưởng đến lượng lớn du khách trong nước và quốc tế.
3.3. Khả năng cạnh tranh của các đối thủ
Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành là điều tất yếu khi thực hiện những chiến lược kinh doanh du lịch. Những cuộc chiến tranh về giá, các chiến dịch khuyến mãi, các sản phẩm mới liên tục được ra mắt chính là yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành.
3.4. Khả năng các sản phẩm thay thế
Những sản phẩm có khả năng thay thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức giá, thị trường và các sản phẩm hiện có. Để chống chọi các sản phẩm thay thế, doanh nghiệp nên lựa chọn phương án như: đa dạng hóa sản phẩm hoặc tạo ra những cản trở với khách hàng khi thay đổi nhà cung cấp, đối tác.
Khả năng các sản phẩm thay thế
>> Tìm hiểu ngay: Kinh doanh du lịch lữ hành là gì? Điều kiện đăng ký mới nhất 2023
IV. Công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp du lịch
Kinh nghiệm kinh doanh du lịch thành công được chia sẻ hiện nay đó là sử dụng những công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh. Giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát, đánh giá và đo lường hiệu quả chiến lược.
Những yếu tố của môi trường bên trong đối với doanh nghiệp có thể được pha loại theo:
-
Điểm mạnh (S)
-
Điểm yếu (W)
-
Thách thức (T)
-
Các yếu tố bên ngoài hay các cơ hội (O).
Công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp du lịch
Ma trận SWOT là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc thiết lập chiến lược kinh doanh, cụ thể như sau:
-
Chiến lược S-O: Theo đuổi các cơ hội phù hợp với những điểm mạnh hay lợi thế của doanh nghiệp.
-
Chiến lược W-O: Vượt qua những điểm yếu để theo đuổi cơ hội.
-
Chiến lược S-T: Những phương pháp sử dụng những lợi thế để cạnh tranh với đối thủ.
-
Chiến lược W-T: Thiết lập những kế hoạch phòng thủ để ngăn ngừa điểm yếu khỏi những tác động bởi yếu tố bên ngoài.
Hy vọng rằng với những thông tin mà POS365 chia sẻ về các chiến lược kinh doanh du lịch trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích và xây dựng doanh nghiệp phát triển một cách nhanh chóng và thành công.
>> Bí quyết kinh doanh tour du lịch hiệu quả được chuyên gia chia sẻ: https://www.pos365.vn/kinh-doanh-tour-du-lich-7138.html