Chiến lược kinh doanh được coi là "kim chỉ nam", có nhiệm vụ định hướng cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, từng bước củng cố, xây dựng được vị thế và thương hiệu của mình trên thị trường. Trong bài viết dưới đây, POS365 sẽ cùng bạn tìm hiểu về những yếu tố tạo nên một chiến lược thành công.
I. Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể trong một bản kế hoạch kinh doanh theo trình tự, bao gồm chuỗi các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh xuyên suốt trong một khoảng thời gian nhất định.
Để có thể vạch ra một bản chiến lược kinh doanh, ban lãnh đạo và đội ngũ cố vấn phải nghiên cứu đầy đủ, chi tiết những vấn đề xung quanh đến môi trường bên trong cũng như tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Từ đó mới có thể phân tích, dự báo thị trường trong trung hạn, dài hạn và tiến hành xây dựng chiến lược dựa trên những yếu tố đó.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Nhiều người hay nhầm giữa chiến lược và chiến thuật kinh doanh. Chiến lược có tính tổng thể, xuyên suốt trong một khoảng thời gian dài (từ ít nhất 1 năm cho tới 5-7 năm tùy theo quy mô và tầm nhìn của doanh nghiệp). Trong khi đó chiến thuật là những biện pháp, cách thức hoạt động được xây dựng một cách cụ thể cho từng giai đoạn kinh doanh ngắn hạn (6 tháng đến dưới 1 năm).
Một chiến lược kinh doanh hiệu quả là một chiến lược xác định được đúng tầm nhìn, sứ mệnh, dự đoán được xu hướng thị trường và từ đó hoạch định, dẫn dắt doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
II. Vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh thường được ví như hành động xây nền móng cho doanh nghiệp. Giống như một ngôi nhà muốn vững mạnh khi lên cao, doanh nghiệp muốn phát triển rất cần một bản chiến lược kinh doanh tốt.
Là cơ sở cho mọi hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp giữ vững được định hướng trong trung và dài hạn mà không bị chạy theo những doanh thu ngắn hạn trước mắt, đặc biệt với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường hiện nay.
Vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh
Các hoạt động kinh doanh không chỉ bị ảnh hưởng tử các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp mà còn là từ các yếu tố khách quan bên ngoài. Vì vậy, khi có một chiến lược kinh doanh tốt, nhờ vào việc phân tích, nhận định và dự báo sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh được hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh
Bên cạnh đó, việc có một bản chiến lược kinh doanh hiệu quả cũng khiến cho doanh nghiệp có thể chủ động trong việc phát triển của mình, có thể nhanh chóng nắm được những cơ hội và né tránh được những rủi ro từ thị trường kinh doanh. Cuối cùng, chiến lược giúp doanh nghiệp phân bổ tốt nhất các nguồn lực và phát huy được lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
III. Các thành phần trong chiến lược kinh doanh
Để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ các yếu tố cốt lõi làm nền tảng cho mọi quyết định và hoạt động. Dưới đây là những thành phần quan trọng giúp định hướng và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.
3.1. Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chiến lược là những kết quả dài hạn mà doanh nghiệp muốn đạt được để duy trì sự phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Chúng thường được xác định dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
Các mục tiêu chiến lược phổ biến bao gồm:
-
Tăng trưởng doanh thu – Mở rộng thị phần, gia tăng doanh số.
-
Củng cố thương hiệu – Nâng cao nhận diện và uy tín trên thị trường.
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động – Tối ưu quy trình, giảm chi phí.
-
Phát triển sản phẩm/dịch vụ – Cải tiến hoặc mở rộng danh mục sản phẩm.
-
Mở rộng thị trường – Thâm nhập thị trường mới hoặc phát triển kênh phân phối.
3.2. Phạm vi chiến lược
Phạm vi chiến lược xác định giới hạn và định hướng hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm lĩnh vực kinh doanh, thị trường mục tiêu và cách thức cạnh tranh.
Các yếu tố chính trong phạm vi chiến lược:
-
Lĩnh vực hoạt động – Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nào? (ví dụ: bán lẻ, công nghệ, thực phẩm...)
-
Thị trường mục tiêu – Hướng đến khách hàng nào? (theo độ tuổi, khu vực địa lý, phân khúc thu nhập...)
-
Phạm vi địa lý – Hoạt động ở cấp độ nào? (nội địa, khu vực, quốc tế...)
-
Sản phẩm/Dịch vụ – Cung cấp những gì? (sản phẩm cao cấp, bình dân, tùy chỉnh...)
-
Mô hình kinh doanh – Hoạt động theo hình thức nào? (trực tuyến, cửa hàng truyền thống, mô hình lai...)
3.3. Giá trị khách hàng
Giá trị khách hàng là lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng thông qua sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm. Đây là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp thu hút, giữ chân khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh.
Các yếu tố tạo nên giá trị khách hàng:
-
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ – Đáp ứng hoặc vượt kỳ vọng của khách hàng.
-
Giá cả hợp lý – Cân bằng giữa chi phí và lợi ích nhận được.
-
Trải nghiệm khách hàng – Dịch vụ chăm sóc, sự thuận tiện khi mua sắm, hậu mãi tốt.
-
Tính độc đáo và khác biệt – Điểm nổi bật so với đối thủ (công nghệ, thiết kế, thương hiệu...).
-
Sự tin cậy – Đảm bảo uy tín, minh bạch trong cam kết với khách hàng.
3.4. Hệ thống các hoạt động chiến lược
Hệ thống các hoạt động chiến lược bao gồm những hành động cụ thể giúp doanh nghiệp thực hiện và duy trì chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Đây là sự kết hợp giữa các quy trình, nguồn lực và công nghệ nhằm đạt được mục tiêu dài hạn.
Các thành phần chính:
-
Hoạt động cốt lõi – Những hoạt động quan trọng nhất để tạo ra giá trị (sản xuất, cung ứng, phân phối…).
-
Chuỗi giá trị – Sự phối hợp giữa các bộ phận để tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh.
-
Công nghệ và đổi mới – Ứng dụng công nghệ, cải tiến sản phẩm/dịch vụ để duy trì lợi thế cạnh tranh.
-
Quản lý nhân sự – Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực phù hợp với chiến lược.
-
Hệ thống quản trị – Cơ chế giám sát, đo lường hiệu quả chiến lược và điều chỉnh khi cần.
3.5. Năng lực cốt lõi
Năng lực cốt lõi là những khả năng đặc biệt giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, khác biệt so với đối thủ. Đây là những kỹ năng, công nghệ hoặc quy trình mà doanh nghiệp làm tốt nhất và khó bị sao chép.
Đặc điểm của năng lực cốt lõi:
-
Giá trị cao – Đóng góp trực tiếp vào lợi ích cho khách hàng.
-
Độc đáo – Khó bắt chước hoặc thay thế.
-
Mở rộng được – Có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, sản phẩm/dịch vụ.
Ví dụ về năng lực cốt lõi:
-
Apple – Thiết kế sản phẩm tinh tế, hệ sinh thái phần mềm chặt chẽ.
-
Google – Khả năng xử lý dữ liệu và thuật toán tìm kiếm mạnh mẽ.
-
Toyota – Hệ thống sản xuất tinh gọn, chất lượng cao.
IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh
Để xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả cần dựa vào 5 yếu tố cơ bản sau đây:
4.1. Xác định mục tiêu chiến lược
Trước tiên cần xác định được mục tiêu chiến lược là gì. Các mục tiêu chiến lược đóng vai trò định hướng cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như là thước đo đánh giá kết quả kinh doanh có hiệu quả hay không.
Xác định mục tiêu chiến lược
Chẳng hạn, mục tiêu chiến lược trong giai đoạn quý 4 năm 2022 là lợi nhuận thì doanh nghiệp cần tập trung vào việc triển khai các chiến dịch marketing sản phẩm, chương trình ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết, chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng…
Tham khảo thêm: Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
4.2. Phạm vi chiến lược
Một chiến lược kinh doanh hiệu quả không tập trung vào thoả mãn tất cả các nhu cầu ở tất cả các phân khúc thị trường. Bởi, nếu như vậy doanh nghiệp sẽ bị phân tán nguồn nhân lực và khó quản lý. Vì thế, cách hiệu quả và an toàn nhất là với mỗi chiến dịch nên đặt ra những giới hạn về khách hàng mục tiêu, sản phẩm, vị trí địa lý… để có sự tập trung cao nhất, dễ dàng đạt được những mục tiêu chiến lược đã đặt ra.
Phạm vi chiến lược
4.3. Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh
Một trong những chiến lược kinh doanh “khôn ngoan” đó là biết cách xác định giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Nếu có được hai điều này, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng đạt được những mục tiêu kinh doanh.
Để xác định lợi thế cạnh tranh, bạn cần đánh giá các yếu tố mà khách hàng mục tiêu sẵn sàng bỏ tiền để chi trả cho những sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh
Giá trị khách hàng có thể là chiến lược về giá, chất lượng sản phẩm, độ an toàn, mức độ tin tưởng… Còn lợi thế cạnh tranh là sự kết hợp các giá trị nhưng phải đem đến giá trị vượt trội, đem đến trải nghiệm tốt cho khách hàng.
4.4. Năng lực cốt lõi
Là khả năng triển các hoạt động kinh doanh với sự vượt trội so với đối thủ cạnh tranh về chất lượng hoặc hiệu suất. Được thể hiện rõ nét nhất qua tính đa dạng của sản phẩm hay dịch vụ.
Năng lực cốt lõi
Ví dụ: Năng lực cốt lõi của Apple là khả năng sáng tạo và đổi mới liên tục. Điều này đem lại lợi thế cạnh tranh, bỏ xa các đối thủ khác và đạt những thành công trên thị trường.
4.5. Xây dựng hệ thống các hoạt động chiến lược
Nhà quản trị phải thiết kế một hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới việc tạo ra những giá trị vượt trội cho khách hàng. Tuỳ thuộc vào mỗi ngành nghề mà các hoạt động chiến lược sẽ khác nhau.
Xây dựng hệ thống các hoạt động chiến lược
Điểm quan trọng trong hệ thống hoạt động này là đảm bảo các hoạt động có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau và cùng hướng đến mục tiêu chung. Hệ thống chiến lược bao gồm:
-
Hoạt động chính: Cung ứng, vận hành, Marketing, bán hàng…
-
Hoạt động bổ trợ: Quản lý nhân sự, nghiên cứu phát triển,....
Tham khảo thêm: 5 Bước để xây dựng chiến lược kinh doanh online hiệu quả
V. Nguyên tắc khi thiết lập chiến lược
Để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân thủ những nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo sự nhất quán, linh hoạt và bền vững. Những nguyên tắc này giúp doanh nghiệp định hướng đúng đắn, tạo lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa nguồn lực. Dưới đây là các nguyên tắc cốt lõi cần lưu ý khi thiết lập chiến lược.
5.1. Nghiên cứu, thấu hiểu thị trường
Hiểu rõ thị trường là bước đầu tiên để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Doanh nghiệp cần phân tích xu hướng, nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến ngành. Việc nắm bắt thông tin chính xác giúp doanh nghiệp xác định cơ hội, giảm rủi ro và đưa ra quyết định chiến lược phù hợp.
5.2. Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu là bước quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng, tối ưu hóa nguồn lực và gia tăng hiệu quả kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ và chiến lược tiếp thị phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường.
Các tiêu chí xác định khách hàng mục tiêu:
-
Nhân khẩu học – Độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn...
-
Địa lý – Khu vực sinh sống, thành thị hay nông thôn, vùng miền, quốc gia...
-
Hành vi tiêu dùng – Thói quen mua sắm, sở thích, tần suất sử dụng sản phẩm/dịch vụ...
-
Tâm lý và nhu cầu – Động cơ mua hàng, mối quan tâm, giá trị cá nhân...
Các bước xác định khách hàng mục tiêu:
-
Nghiên cứu thị trường – Thu thập dữ liệu về khách hàng tiềm năng, phân tích xu hướng và nhu cầu.
-
Phân tích khách hàng hiện tại – Xác định nhóm khách hàng đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ nhiều nhất.
-
Xây dựng chân dung khách hàng (Customer Persona) – Mô tả chi tiết về nhóm khách hàng lý tưởng, từ đặc điểm cá nhân đến hành vi mua sắm.
-
Đánh giá và điều chỉnh – Liên tục theo dõi, phân tích dữ liệu và điều chỉnh chiến lược tiếp cận để phù hợp với sự thay đổi của thị trường.
5.3. Cạnh tranh vì lợi nhuận
Mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp không chỉ là mở rộng thị phần mà quan trọng hơn là đảm bảo lợi nhuận bền vững. Cạnh tranh vì lợi nhuận giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, tối đa hóa giá trị và duy trì sự phát triển dài hạn thay vì chỉ chạy theo doanh thu hoặc thị phần ngắn hạn.
Nguyên tắc cạnh tranh vì lợi nhuận:
-
Tối ưu chi phí – Kiểm soát chi phí sản xuất, vận hành để gia tăng biên lợi nhuận.
-
Tạo giá trị cao hơn cho khách hàng – Không chỉ giảm giá để cạnh tranh, mà cần cung cấp giá trị độc đáo khiến khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn.
-
Lựa chọn phân khúc phù hợp – Tập trung vào thị trường có lợi nhuận cao thay vì chạy đua vào những phân khúc giá thấp.
-
Xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững – Đầu tư vào chất lượng, thương hiệu và dịch vụ để duy trì vị thế trên thị trường.
5.4. Cạnh tranh để khác biệt
Trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào giá cả hay quy mô để giành thị phần. Thay vào đó, tạo ra sự khác biệt giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, xây dựng thương hiệu mạnh và duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Các cách tạo sự khác biệt:
-
Khác biệt về sản phẩm/dịch vụ – Cung cấp tính năng độc đáo, chất lượng vượt trội hoặc trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
-
Khác biệt về thương hiệu – Xây dựng hình ảnh, câu chuyện và giá trị thương hiệu riêng biệt.
-
Khác biệt về mô hình kinh doanh – Ứng dụng công nghệ, đổi mới cách thức vận hành hoặc phân phối sản phẩm.
-
Khác biệt về dịch vụ khách hàng – Chăm sóc khách hàng tận tâm, chính sách hậu mãi hấp dẫn.
-
Khác biệt về chiến lược tiếp thị – Sử dụng phương pháp marketing sáng tạo, nội dung độc đáo, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
5.5. Thay đổi để phù hợp
Thị trường luôn biến động, nhu cầu khách hàng thay đổi liên tục, và công nghệ ngày càng phát triển. Doanh nghiệp muốn duy trì lợi thế cạnh tranh cần phải linh hoạt, sẵn sàng điều chỉnh chiến lược để thích ứng với môi trường kinh doanh mới.
Những yếu tố cần thích nghi:
-
Xu hướng thị trường – Nắm bắt các xu hướng tiêu dùng, công nghệ, chính sách để không bị tụt hậu.
-
Nhu cầu khách hàng – Thay đổi sản phẩm/dịch vụ dựa trên phản hồi của khách hàng.
-
Cạnh tranh – Điều chỉnh chiến lược khi đối thủ thay đổi cách tiếp cận hoặc có sản phẩm mới.
-
Mô hình kinh doanh – Cải tiến quy trình, tối ưu vận hành để nâng cao hiệu suất.
-
Công nghệ – Ứng dụng công nghệ mới để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tối ưu chi phí.
5.6. Tư duy có hệ thống
Tư duy có hệ thống là cách tiếp cận chiến lược giúp doanh nghiệp nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, kết nối các yếu tố trong kinh doanh để đưa ra quyết định hiệu quả. Thay vì chỉ tập trung vào từng phần riêng lẻ, doanh nghiệp cần xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố như thị trường, khách hàng, đối thủ, nội bộ tổ chức và xu hướng phát triển.
Cách áp dụng tư duy có hệ thống:
-
Phân tích toàn diện – Đánh giá cả yếu tố bên trong (tài chính, nhân sự, vận hành) và bên ngoài (thị trường, khách hàng, đối thủ).
-
Liên kết các yếu tố – Xác định cách mỗi bộ phận, hoạt động ảnh hưởng lẫn nhau.
-
Tư duy dài hạn – Không chỉ giải quyết vấn đề trước mắt mà còn tính đến tác động lâu dài.
-
Xây dựng quy trình rõ ràng – Chuẩn hóa quy trình để vận hành trơn tru và tránh sai sót.
5.7. Học cách nói không
Trong kinh doanh, không phải mọi cơ hội đều đáng theo đuổi. Biết cách từ chối những điều không phù hợp giúp doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu cốt lõi, tối ưu nguồn lực và duy trì sự phát triển bền vững.
Tại sao cần học cách nói "không"?
-
Tránh phân tán nguồn lực – Tập trung vào những lĩnh vực có giá trị cao thay vì dàn trải quá nhiều.
-
Bảo vệ lợi nhuận – Không chạy theo những cơ hội lợi nhuận thấp hoặc rủi ro cao.
-
Duy trì chất lượng – Từ chối những yêu cầu có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
-
Giữ vững chiến lược – Không bị cuốn theo xu hướng ngắn hạn, làm mất đi định hướng ban đầu.
VI. 4 bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp doanh nghiệp định hướng rõ ràng, tối ưu nguồn lực và đạt được mục tiêu dài hạn. Dưới đây là 4 bước quan trọng để tạo nên một chiến lược thành công.
6.1. Định hình chiến lược
Định hình chiến lược là bước đầu tiên, giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu và hướng đi dài hạn. Một chiến lược vững chắc cần phản ánh sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, từ đó tạo nền tảng cho mọi quyết định kinh doanh.
Các yếu tố quan trọng trong định hình chiến lược:
-
Tầm nhìn – Xác định doanh nghiệp muốn đạt được gì trong tương lai.
-
Sứ mệnh – Lý do tồn tại của doanh nghiệp và giá trị mang lại cho khách hàng.
-
Mục tiêu chiến lược – Các chỉ tiêu cụ thể về doanh thu, thị phần, tăng trưởng…
-
Lợi thế cạnh tranh – Điểm khác biệt giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường.
6.2. Phân tích
Sau khi định hình chiến lược, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích để hiểu rõ bối cảnh kinh doanh, xác định cơ hội và thách thức. Phân tích chính xác giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn, tránh rủi ro và tận dụng tối đa lợi thế.
Những yếu tố cần phân tích:
-
Phân tích thị trường – Nghiên cứu xu hướng, nhu cầu khách hàng và quy mô thị trường.
-
Phân tích đối thủ cạnh tranh – Xác định điểm mạnh, điểm yếu và chiến lược của đối thủ.
-
Phân tích nội bộ doanh nghiệp – Đánh giá tài chính, nhân sự, sản phẩm và khả năng vận hành.
-
Phân tích SWOT – Xác định Điểm mạnh (S), Điểm yếu (W), Cơ hội (O) và Thách thức (T) để tìm ra hướng đi tối ưu.
6.3. Lập kế hoạch
Sau khi phân tích đầy đủ thông tin, doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch cụ thể để triển khai chiến lược hiệu quả. Lập kế hoạch giúp xác định rõ các bước thực hiện, phân bổ nguồn lực hợp lý và đo lường kết quả.
Các yếu tố quan trọng trong lập kế hoạch:
-
Mục tiêu cụ thể – Xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn theo từng giai đoạn.
-
Chiến lược hành động – Đề ra các phương án thực hiện dựa trên phân tích thị trường và nội bộ.
-
Phân bổ nguồn lực – Xác định ngân sách, nhân sự, công nghệ và các yếu tố cần thiết.
-
Thiết lập chỉ số đánh giá (KPIs) – Xây dựng tiêu chí đo lường hiệu quả để theo dõi tiến độ.
-
Kế hoạch dự phòng – Dự trù các phương án ứng phó rủi ro, đảm bảo tính linh hoạt khi có thay đổi.
6.4. Thực thi
Thực thi là bước chuyển chiến lược từ kế hoạch sang hành động thực tế. Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định sự thành công của chiến lược kinh doanh. Để đảm bảo hiệu quả, doanh nghiệp cần triển khai có hệ thống, giám sát chặt chẽ và điều chỉnh kịp thời khi cần.
Các yếu tố quan trọng trong thực thi:
-
Phân công nhiệm vụ rõ ràng – Xác định trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân.
-
Theo dõi và đo lường hiệu quả – Kiểm tra tiến độ thực hiện thông qua các chỉ số KPIs.
-
Giao tiếp và phối hợp nội bộ – Đảm bảo sự thống nhất giữa các phòng ban để tránh sai sót.
-
Linh hoạt điều chỉnh – Phân tích dữ liệu thực tế, thích ứng với thay đổi để tối ưu kết quả.
-
Duy trì động lực – Khuyến khích nhân viên, tạo môi trường làm việc tích cực để đảm bảo hiệu suất cao.
VII. 7 ví dụ về chiến lược kinh doanh và ví dụ đi kèm
Dưới đây là 7 chiến lược kinh doanh hiệu quả và ví dụ cụ thể mà bạn có thể tham khảo cho doanh nghiệp của mình:
7.1. Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm được xem là chiến lược căn bản của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Chiến lược về sản phẩm là toàn bộ những quyết định về việc phát triển sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu và phát triển (R&D), nhu cầu và xu hướng thị trường, lập kế hoạch nhập nguyên vật liệu, thiết kế, sản xuất,...
Sản phẩm chính là công cụ cạnh tranh cốt lõi và là nền tảng vững chắc nhất của một doanh nghiệp. Các chính sách về sản xuất và định giá sẽ quyết định toàn bộ kế hoạch, quy mô cũng như tốc độ phát triển của cả hoạt động kinh doanh.
Chiến lược sản phẩm
Bên cạnh đó, các chiến lược về sản phẩm còn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, chi phí và các yếu tố cấu thành nên lợi nhuận của việc kinh doanh. Một doanh nghiệp sở hữu những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn sẽ giúp gia tăng khách hàng một cách nhanh chóng.
Ví dụ: Chiến lược sản phẩm Coca-cola là tập trung vào tiếng nói của khách hàng. Cụ thể, họ đã hoàn toàn tập trung vào khách hàng, khi thị hiếu người tiêu dùng thay đổi như hướng tới các sản phẩm ít đường. Coca-cola đã tung ra những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng như Coca cola Zero, Coca cola Light,...
Tìm hiểu thêm: Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?
7.2. Chiến lược về giá
Chiến lược về giá bao gồm: chiến lược định giá thâm nhập, chiến lược chiết khấu, chiến lược giá cạnh tranh, chiến lược định giá cao cấp. Nó có liên quan mật thiết tới chiến lược về sản phẩm. Với mỗi chiến lược giá khác nhau sẽ có những định hướng kinh doanh rất khác nhau.
Chiến lược về giá còn ảnh hưởng bởi mục tiêu của doanh nghiệp như về doanh thu, thị phần, thương hiệu... Mỗi mục tiêu khác nhau sẽ có những chiến lược định giá khác nhau.
Chiến lược về giá
Ví dụ: Với Apple, họ đưa ra chiến lược định giá cao cho những sản phẩm mới ra mắt nhằm thực hiện chiến thuật “hớt váng sữa”. Và với chiến thuật này, Apple đã rất thành công khi cho ra mắt những sản phẩm mới, xây dựng được thương hiệu doanh nghiệp "cao cấp" so với những đối thủ khác trong ngành hàng
7.3. Chiến lược phân phối
Là một trong các chiến lược kinh doanh liên quan đến toàn bộ những kênh phân phối - bán hàng khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Hệ thống phân phối bao gồm phân phối trực tiếp, phân phối gián tiếp, phân phối chuyên sâu, phân phối độc quyền và phân phối có chọn lọc. Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống như bán buôn, siêu thị, tạp hóa,... với sự phát triển của mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp cần mở rộng sang những nền tảng mới.
Chiến lược phân phối
Để quản lý toàn bộ các kênh phân phối một cách đồng nhất, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp, hỗ trợ cho việc kinh doanh được đơn giản và tiện lợi hơn. Hiện nay, POS365 đang là phần mềm quản lý bán hàng được nhiều khách hàng tin dùng, giúp cho việc phân phối, lưu trữ thông tin cũng như quản lý đơn hàng trên toàn bộ các kênh bán một cách nhanh chóng và tiện lợi.
7.4. Chiến lược tiếp thị - Chiến lược kinh doanh hiệu quả
Chiến lược tiếp thị (chiến lược marketing) bao gồm các hoạt động giúp thương hiệu được nhận biết - ghi nhớ và tin tưởng bởi công chúng mục tiêu, giúp đẩy mạnh hoạt động bán hàng. Thực hiện các hoạt động marketing hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sẽ là cầu nối vững chắc giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Chiến lược tiếp thị
Việc tiếp cận được với công chúng và chuyển đổi họ trở thành khách hàng là điều mà mọi doanh nghiệp hướng đến và đó cũng là mục tiêu xuyên suốt của các chiến lược tiếp thị. Bên cạnh đó, việc marketing đúng cách sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng thích nghi với những biến động khách quan từ thị trường kinh doanh.
Thí dụ: Thay vì mĩ miều, hoa lá, chiến lược marketing của Điện máy Xanh lại rất đời thường gần gũi, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Thông điệp “Muốn mua TV đến Điện máy Xanh” trở thành xu thế và trong một thời gian ngắn tốc độ lan truyền cực nhanh và mạnh. Chỉ cần nhắc đến Điện máy Xanh là có thể nhớ ngay đến thông điệp ngắn gọn, không văn vẻ hay vần điệu này.
7.5. Chiến lược thương hiệu
Chiến lược thương hiệu (Branding) bao gồm tất cả các hướng dẫn, giải pháp dài hạn nhằm xây dựng hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Khách hàng luôn có xu hướng ưa chuộng sử dụng những sản phẩm đã có thương hiệu và độ uy tín trên thị trường.
Chiến lược định vị và phát triển thương hiệu thường được xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp, có liên quan mật thiết tới tầm nhìn và sứ mệnh. Bởi rất khó để thay đổi hay tái định vị thương hiệu trên thị trường, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu một cách nhất quán ngay từ đầu.
Chiến lược thương hiệu
Một bản chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả sẽ là tiền đề tốt cho hoạt động branding, ngay cả khi doanh nghiệp đang tập trung vào doanh thu và chưa dành nhiều ngân sách cho thương hiệu.
Ví dụ: MUJI là thương hiệu bán đồ gia dụng đến từ Nhật Bản không còn xa lạ với đối tượng khách hàng trẻ tuổi ở Việt Nam. MUJI tập trung hướng đến đối tượng khách hàng từ 20 -35 tuổi.
Theo những nghiên cứu, khách hàng trong độ tuổi này đang dần hướng tới phong cách sống tối giản, tinh gọn và có đến 78% khách hàng sẵn sàng chi trả cho trải nghiệm thay vì vật chất phù phiếm, mối quan tâm của họ là những sản phẩm thân thiện môi trường, có giá trị bền vững, đóng góp cho xã hội.
Từ bộ nhận diện cho tới thiết kế cửa hàng bán lẻ của mình, hay cả những ấn phẩm in ấn quảng cáo đều mang đậm tính tối giản, được ứng dụng những màu sắc trung tính gần gũi với thiên nhiên. Điều này đã giúp cho MUJI thành công tại thị trường Châu Á.
7.6. Chiến lược bán hàng - Chiến lược kinh doanh quan trọng
Bán hàng là hoạt động trực tiếp tạo nên doanh thu và dòng tiền, mang ý nghĩa sống còn đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp. Một chiến lược bán hàng hiệu quả sẽ giúp nâng cao doanh thu, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Mọi hoạt động như sản phẩm, tiếp thị, thương hiệu,... đều góp phần triển khai và đẩy mạnh hoạt động bán. Và để có một chiến lược bán hàng đạt được hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần tối ưu các yếu tố kể trên, cùng với đó là xây dựng đội ngũ nhân viên, tìm kiếm thị trường.
Chiến lược bán hàng
Cuối cùng, điều cốt lõi trong mọi chiến lược sales là nhu cầu khách hàng. Tập trung vào insight, giải quyết được "nỗi đau" và nhu cầu ẩn của khách hàng chính là bí quyết để thành công trong mọi chiến dịch bán hàng.
Thí dụ: Honda cho ra đời SH i nhắm tới phân khúc xe tay ga cao cấp (giá khoảng 110 – 270 triệu), sau đó Honda tiếp tục ra SH mode nhắm tới phân khúc cận cao cấp (giá khoảng 60 triệu). Như vậy, chiến lược về giá này kéo theo chiến lược bán hàng được thúc đẩy. Dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu, khách hàng có thêm sự lựa chọn phù hợp với tài chính của bản thân hơn.
7.7. Chiến lược liên minh
Chiến lược liên minh (strategic alliance) là một khái niệm khá mới mẻ trong kinh doanh. Cụ thể, chiến lược liên minh là hai hoặc nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau thực hiện chung một dự án ngắn hạn nhằm mang lại lợi ích win-win cho từng bên.
Các doanh nghiệp trong liên minh có thể hợp tác nghiên cứu, sản xuất hoặc bán sản phẩm và cung ứng dịch vụ… đồng thời họ vẫn là những doanh nghiệp độc lập kinh doanh. Chiến lược liên minh thường được các tập đoàn nước ngoài/ tập đoàn đa quốc gia lựa chọn để phát triển kinh doanh, nhằm phát triển dựa vào các công ty đối tác.
Chiến lược liên minh
Thí dụ: Sự bắt tay hợp tác giữa General Motors (GM) và Toyota đã tạo điều kiện cho GM học cách sản xuất loại xe ôtô con hạng sang từ Toyota. GM chớp lấy cơ hội thông qua việc đưa các nhà quản lý từ cơ sở sản xuất của mình sang làm việc tại liên doanh ở Nhật Bản. Thông qua liên minh với GM, Toyota hướng đến mục tiêu có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ.
Thông qua quan hệ hợp tác, Toyota có khả năng tiếp cận với mạng lưới phân phối trên đất Mỹ của GM; mặt khác, liên kết với GM còn giúp Toyota bớt gánh nặng trong việc đối mặt với trách nhiệm về mặt chính trị khi nhập khẩu số lượng lớn ô tô vào thị trường Mỹ, cũng qua đó tạo điều kiện cho hãng này có cơ hội thâm nhập vào thị trường này về lâu dài.
Hy vọng rằng những kiến thức về chiến lược kinh doanh mà POS365 đem đến sẽ hữu ích trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn kinh doanh thành công!