Là người lãnh đạo, quản lý hoặc giám sát điều quan trọng là khả năng quản lý và thúc đẩy nhân viên cấp dưới của bạn một cách hiệu quả. Cách quản lý nhân viên cấp dưới là điều không quá khó nhưng cũng không phải là điều dễ dàng. Những lời khuyên trong bài viết này của POS365 sẽ giúp bạn cải thiện các kỹ năng lãnh đạo và mối quan hệ với cấp dưới cũng như nhận được sự hỗ trợ từ họ tốt hơn.
1. Quản lý nhân viên là gì?
Quản lý nhân viên trong tiếng Anh được gọi là Human Resource Management. Công việc này có vai trò đó là thực hiện quản lý đội ngũ nhân sự, con người tại các tổ chức, doanh nghiệp. Đây là một công việc rất quan trọng trong quá trình vận hành của các công ty, doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt công việc này góp phần giúp cho quá trình vận hành của doanh nghiệp diễn ra trôi chảy, mượt mà.
Quản lý nhân viên là công việc quản lý đội ngũ nhân sự, con người tại các tổ chức, doanh nghiệp
Một số vị trí của thể chịu trách nhiệm quản lý nhân viên đó là: ban lãnh đạo, giám đốc nhân sự, trưởng phòng, trưởng nhóm,… Công việc này thực hiện tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả về cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.
2. 14 cách quản lý nhân viên hiệu quả trong doanh nghiệp
Quản lý nhân viên hiệu quả đem lại rất nhiều lợi ích cho sự thành công của doanh nghiệp. Nắm bắt bí quyết quản lý hiệu quả bằng 11 cách sau:
2.1 Tiên phong trong công việc và hoạt động của doanh nghiệp
Là một người lãnh đạo muốn quản lý tốt đội ngũ nhân sự cần phải luôn đi đầu trong mọi việc từ công việc cho tới hoạt động của doanh nghiệp. Bạn sẽ trở thành người làm gương, dẫn đầu trong mọi hoạt động nhằm gắn kết nội bộ và khẳng định được khả năng của bản thân. Khi nhân viên đã hiểu được khả năng, tài năng của người quản lý sẽ rất thuận lợi hơn trong mọi chuyện.
Tiên phong trong công việc và hoạt động của doanh nghiệp
2.2 Lắng nghe và thấu hiểu nhân viên
Tư tưởng trong thời đại mới đã tiến bộ hơn rất nhiều, vấn đề lãnh đạo nói và nhân viên lắng nghe thực hiện đã không còn nhiều. Thay vào đó, mọi người duy trì mối quan hệ công bằng đó là ai cũng sẽ được lắng nghe ý kiến và thấu hiểu.
Quản lý nên lắng nghe và thấu hiểu nhân viên
Nếu người quản lý thiếu đi sự lắng nghe và thấu hiểu rất khó để làm cho nhân viên cảm thấy nể phục. Thực hiện tốt điều này giúp cho người quản lý gần gũi hơn với nhân viên, nhân viên có động lực làm việc. Từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả trong công việc.
2.3 Đánh giá đúng năng lực của nhân viên
KPI là chỉ số dùng để đo lường hiệu suất làm việc của một cá nhân. Và cần dựa vào chỉ số này để đánh giá đúng năng lực của cá nhân đó. Thông qua năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên thì người quản lý sẽ biết độ khả năng hoàn thành công việc tới đây và nhân viên đó phù hợp với vị nào. Từ đó đưa ra chế độ khen thưởng phù hợp, tránh tình trạng mâu thuẫn giữa các nhân viên vì thiếu công bằng.
Đánh giá đúng năng lực của nhân viên
2.4 Định hướng công việc rõ ràng cho nhân viên
Nhân sự chính là đội ngũ làm nên sự phát triển ổn định, bền vững cho một doanh nghiệp. Họ cũng là yếu tố chính giúp doanh nghiệp gặt hái những thành công. Để đạt được mục đích phát triển bền vững đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý cần biết cách tối ưu nguồn nhân lực. Một trong những vấn đề không thể bỏ qua đó chính là định hướng công việc rõ ràng cho nhân viên.
Định hướng công việc cụ thể, rõ ràng
Trách nhiệm của mỗi nhân viên đó chính là hiểu rõ mình đang làm công việc gì, năng lực tới đâu. Không chỉ mỗi nhân viên mà người quản lý trực tiếp cần phải hiểu rõ công việc của mỗi người. Cùng với đó là nắm chắc năng lực làm việc từ đó đưa ra định hướng rõ ràng. Khi có định hướng đúng đắn sẽ giúp cho nhân viên có thêm động lực và thái độ tích cực để làm việc hiệu quả hơn.
2.5 Quản lý, phân công việc đúng với sở trường của nhân viên
Tìm hiểu những điểm mạnh và điểm yếu riêng của những người cấp dưới mà bạn quản lý. Điều này sẽ hỗ trợ bạn trong việc phân công nhiệm vụ trên cơ sở các kỹ năng chứ không phải ngẫu nhiên. Nó sẽ khiến cho họ cảm thấy tốt hơn và phát huy tối đa khả năng của bản thân khi làm việc.
Tham khảo thêm: 10 cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả và chi tiết nhất
2.6 Gắn kết mục tiêu của nhân viên với mục tiêu chung của doanh nghiệp
Thêm một cách quản lý nhân viên mà người quản lý cần phải nắm đó chính là gắn kết mục tiêu của nhân viên với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Để đội ngũ nhân sự làm việc tốt thì nhà quản lý cần định hướng mục tiêu của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Nếu chỉ quan tâm tới việc hoàn thành công việc của bản thân rất dễ khiến cá nhân đó xa rời tổ chức, thiếu sợi dây liên kết và tính hợp tác không cao.
Gắn kết mục tiêu riêng của nhân viên với mục tiêu lớn của doanh nghiệp
Mục tiêu của doanh nghiệp không chỉ được xây dựng nên trong thời gian ngắn mà nó cần thời gian dài để hoàn thiện. Đội ngũ lãnh đạo nên dành thời gian để đưa ra định hướng rõ ràng cho nhân viên để họ nắm chắc và hướng tiêu mục tiêu chung to lớn đó.
2.7 Đưa ra hướng dẫn đơn giản
Các hướng dẫn công việc đơn giản nhưng cụ thể bất cứ lúc nào khi bạn giao một nhiệm vụ mới cho một nhân viên của minh. Làm cho mọi thứ không quá khó khăn trong mắt cấp dưới của bạn ngay cả khi thực tế nó là một nhiệm vụ đầy thách thức. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy ổn và tự tin làm những công việc được giao cho họ. Đây là cách quản lý nhân viên cấp dưới được áp dụng đối với những nhân viên bán hàng.
2.8 Tạo động lực, khích lệ nhân viên
Mỗi công việc đều có cái khó, áp lực riêng của nó nên không thể tránh khỏi một số thời điểm nhân viên cảm thấy chán nản, không tìm thấy động lực làm việc. Để tình trạng này không diễn ra thì người lãnh đạo cần phải tạo động lực cho nhân viên. Cùng với đó hãy thường xuyên khích lệ, dành những lời khen chân thành khi họ làm việc tốt. Nhân viên được cấp trên khích lệ sẽ có động lực làm việc tốt hơn.
Khi nhân viên làm việc tốt hãy khích lệ tạo động lực cho họ
2.9 Gây dựng niềm tin với nhân viên
Người lãnh đạo cần phải gây dựng niềm tin vững chắc đối với nhân viên. Dù giải quyết bất kỳ vấn đề gì từ công việc, tới các mối quan hệ, hoạt động trong công ty thì người lãnh đạo đều phải thực hiện một cách công bằng, minh bạch và xử lý mọi vấn đề hợp tình, hợp lý. Điều này không chỉ giúp nhân viên kính nể người quản lý mà còn giúp họ gây dựng sự tin tưởng đối với người lãnh đạo của mình.
Gây dựng niềm tin đối với nhân viên
2.10 Trao quyền cho nhân viên
Nhân viên ngày nay không chỉ nghe theo mọi quyết sách, ý kiến từ cấp trên đưa xuống. Mặc dù là cấp dưới nhưng họ vẫn có quyền được lên tiếng nêu ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình. Là một người lãnh đạo thông minh nên biết cách tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên bằng cách trao quyền cho họ. Lắng nghe những đóng góp ý kiến sẽ giúp công việc được thực hiện một cách tốt hơn.
Trao quyền cho nhân viên
2.11 Bảo vệ cấp dưới
Bảo vệ cấp dưới của bạn chống lại những lời chỉ trích không công bằng đối với với họ. Làm cho họ suy nghĩ và cảm thấy rằng bạn là một nhà lãnh đạo, quản lý, giám sát công tâm và được bạn luôn hỗ trợ, giành lại công bằng với những điều đúng đắn đối với họ. Việc bảo vệ cấp dưới trong những tình huống yếu thế giúp gắn kết mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên.
2.12 Tạo môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp
Môi trường làm việc vô cùng quan trọng đối với mỗi nhân viên. Một môi trường làm việc tốt sẽ giữ chân được nhân viên giỏi, họ sẽ gắn bó với công ty và tạo ra những thành quả tốt đẹp. Người đóng vai trò tạo nên môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp đó chính là quản lý và cả đội ngũ nhân viên. Một môi trường đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.
Tạo môi trường chuyên nghiệp, năng động
2.13 Giải quyết vấn đề thẳng thắn, khéo léo
Bí quyết quản lý nhân viên không phải người lãnh đạo nào cũng biết đó chính là học cách giải quyết mọi vấn đề một cách thẳng thắn và phải vừa khéo léo. Nếu nhân viên phạm lỗi thay vì trách mắng thì người quản lý nên nhẹ nhàng khuyên bảo, chia sẻ một cách thẳng thắn để họ hiểu được vấn đề.
Quản lý nên giải quyết các vấn đề một cách thẳng thắn
Khi trao đổi người quản lý nên sử dụng ngữ điệu nhẹ nhàng giống như cách cho lời khuyên. Sau đó chỉ ra vấn đề, lỗi sai ở đâu để họ hiểu và không cảm thấy áp lực. Khi chỉ ra lỗi sai thì người sếp nên đặt một số câu hỏi liên quan nhằm thăm dò suy nghĩ của nhân viên để đưa ra phương hướng giải quyết tốt nhất.
2.14 Ghi nhận những mặt tích cực của nhân viên
Ai ai cũng có thế mạnh và điểm yếu riêng, không có ai là hoàn hảo. Chỉ cần điểm yếu của cả nhân đó không ảnh hưởng tới công việc và tập thể thì điểm yếu đó không có gì đáng lo ngại. Là một người quản lý tâm lý nên chú ý ghi nhận những điều tích cực của nhân viên.
Tuy chỉ là lời khích lệ đơn giản nhưng người nhân viên hiểu rằng đó chính là sự công nhận từ người sếp của mình. Nhận được sự khích lệ, động viên của cấp trên đôi khi chỉ là mặt tinh thần nhưng điều đó cũng giúp họ có thêm động lực làm việc.
Ghi nhận mặt tích cực của nhân viên
3. Quy trình quản lý nhân viên chuyên nghiệp
Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, ổn định thì yếu tố cốt lõi đó chính là đội ngũ nhân sự. Tuy nhiên, vấn đề quản lý nhân viên hiệu quả là một bài toán khó khiến không ít nhà lãnh đạo đau đầu. Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có quy trình quản lý nhân viên khác nhau bởi quy trình này còn phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu tổ chức. Nhìn chung thì quy trình quản lý nhân sự gồm các bước cụ thể sau:
3.1 Bước 1: Thiết lập hệ thống quản lý nhân sự
Mỗi doanh nghiệp cần phải đưa ra quy chế, chính sách dành cho đội ngũ nhân sự phù hợp và nhắm tới mục tiêu nâng cao tinh thần làm việc, tạo ra môi trường lành mạnh, chuyên nghiệp, xây dựng mối quan hệ gắn kết nội bộ doanh nghiệp. Nói tóm lại các quy chế gồm có:
-
Chính sách tuyển dụng cần dựa trên ba nội dung chính đó là chính sách tuyển chọn, thử việc và định hướng cụ thể dành cho nhân viên mới.
Thiết lập hệ thống quản lý nhân sự
-
Chính sách đào tạo và phát triển nhân sự được thiết lập với mục đích nâng cao trình độ, triển khai đào tạo, phát triển theo định hướng chung nhằm cải thiện năng lực của nhân viên.
-
Chính sách đãi ngộ bao gồm chế độ lương thưởng, một số phúc lợi khác như nghỉ phép, nghỉ dưỡng, bảo hiểm,…
Thiết lập hệ thống quản lý nhân sự chuyên nghiệp, đúng quy chế giúp cho doanh nghiệp đó giảm thiểu tối đa những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình vận hành. Việc xây dựng quy chế chứng minh doanh nghiệp đang tuân thủ quy định của pháp luận về các chính sách dành cho nhân viên. Đồng thời thể hiện sự uy tín, chuyên nghiệp của đơn vị đó và giúp họ thu hút thêm nhiều nhân tài về làm việc.
>>> Tham khảo thêm: Gợi ý 15 phần mềm quản lý sales tốt nhất cho mọi doanh nghiệp
3.2 Bước 2: Xây dựng quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự chuyên nghiệp
Muốn xây dựng quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp thì bạn cần phải chú ý tới các chiến lược đó là:
-
Quy trình tuyển dụng và tiến hành phỏng vấn nhân sự;
-
Sau khi tuyển dụng thành công cần lên kế hoạch giới thiệu công ty, triển khai đào tạo, điều chuyển, bổ sung nhân sự ở các phòng ban;
Xây dựng quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự chuyên nghiệp
-
Nội quy, văn hoá của công ty cần đặc biệt chú ý;
-
Chế độ lương thưởng, chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên.
Nhân sự là lực lượng chính xây dựng nên một doanh nghiệp, chính vì thế quy trình tuyển dụng cần phải chú ý hết sức. Làm sao để tuyển dụng được nhân sự tài năng, phù hợp với môi trường, văn hoá của công ty. Bước đầu thực hiện thành công mới có thể triển khai các bước tiếp theo.
3.3 Bước 3: Mô tả công việc cụ thể và phân công phù hợp cho từng nhân viên
Nhân viên sẽ hiểu rõ mình cần phải làm gì trong công ty này thông qua quy trình làm việc. Phân công công việc, nhiệm vụ và mục tiêu nhân viên cần hướng tới đều có đầy đủ trong quy trình. Thông thường nhân viên làm việc dưới sự quản lý của phòng ban nên ít khi xảy ra tình trạng chồng chéo công việc. Đồng hành cùng với nhân viên đó chính là người quản lý. Họ sẽ chịu trách nhiệm theo dõi và có đánh giá, đưa ra lời khuyên phù hợp để giúp nhân viên thực hiện tốt mọi công việc được giao.
Mô tả và phân công công việc cụ thể
3.4 Bước 4: Đặt mục tiêu và có tiêu chuẩn cụ thể đánh giá thành tích công việc
Dù là doanh nghiệp hay nhân viên trong doanh nghiệp đó đều có mục tiêu cần hướng tới. Mục tiêu là động lực để cá nhân, tổ chức làm việc tích cực nhằm đạt mục tiêu đó. Nhân viên càng được định hướng rõ ràng, có mục tiêu cụ thể càng thực hiện công việc trôi chảy và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, người quản lý cần có trách nhiệm thiết lập ra tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng nhân viên.
Đặt mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá cụ thể
3.5 Bước 5: Đánh giá hiệu quả thực hiện công việc
Thông thường các phòng ban trong doanh nghiệp sẽ thiết lập quy trình đánh giá công việc bằng việc lập ra các bảng đánh giá kết quả công việc theo từng giai đoạn như: theo ngày, theo tuần, tháng, quý và năm,… Tuỳ thuộc vào tính chất công việc và doanh nghiệp mà có sự thay đổi cho phù hợp hoặc thiết lập những đánh giá khác phù hợp với đơn vị đó.
Đánh giá hiệu quả thực hiện công việc
Sau khi đã đánh giá hoàn thiện, đối với những nhân viên làm việc hiệu quả thì cấp trên nên dành lời khen hoặc có những phần thưởng khích lệ tinh thần. Cách quản lý nhân viên thông minh, khéo léo giúp người lãnh đạo nhận được sự tín nhiệm, kính nể của cấp dưới.
Đọc thêm: Cách quản lý và tiêu chí đánh giá KPI cho nhân viên nhà hàng
3.6 Sơ đồ quản lý nhân viên trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có quy mô khác nhau, lĩnh vực kinh doanh cũng có sự khác biệt nên quy trình quản lý nhân viên cũng có sự khác nhau. Sơ đồ quản lý nhân viên là cách khái quát tổng quan nhất về quy trình quản lý nhân viên của doanh nghiệp đó. Dưới đây là sơ đồ quản lý cụ thể và mặc dù mỗi doanh nghiệp đều có quy trình khác nhau nhưng hầu hết đều dựa vào khung sơ đồ này để xây dựng.
Sơ đồ quản lý nhân viên trong công việc
4. Cách quản lý nhân viên từ xa hiệu quả
Thời đại công nghệ rất phát triển, con người có thể làm việc hoàn toàn qua internet. Và đây cũng là lý do có rất nhiều công ty sử dụng đội ngũ nhân viên làm việc online. Vậy cách quản lý nhân viên từ xa làm sao để đảm bảo hiệu quả? Hãy để chúng tôi chia sẻ cho bạn một số cách dưới đây.
4.1 Vạch ra mục tiêu rõ ràng
Trước khi bắt đầu công việc, người quản lý cần có buổi trao đổi để chia sẻ về mục tiêu do doanh nghiệp đặt ra và mục tiêu của chính nhân viên đó. Mục tiêu riêng phải hướng về mục tiêu chung, to lớn của doanh nghiệp. Vạch mục tiêu càng cụ thể, càng chi tiết bao nhiêu thì việc thực thi càng trở nên dễ dàng bấy nhiêu. Điều này cũng giúp cho nhân viên đó đạt được hiệu quả, năng suất cao trong công việc.
Vạch ra mục tiêu rõ ràng
Vạch ra mục tiêu còn giúp cho nhân viên không bỏ lỡ bất kỳ giai đoạn, công việc nào trong quá trình thực hiện. Cấp trên chính là người hỗ trợ, đồng hành cùng nhân viên vạch ra mục tiêu đó. Và chính nhân viên là người đặt ra và phải cam kết thực hiện mục tiêu để mang về hiệu quả tối đa.
4.2 Đo lường năng suất làm việc
Vì nhân viên làm việc từ xa, không tập trung làm việc tại một địa điểm nên việc theo dõi, quan sát quá trình làm việc trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế, để biết được nhân viên có thực sự làm việc hiệu quả hay không thì người quản lý cần phải tiến hành đo lường năng suất làm việc.
Đo lường năng suất làm việc
Năng suất làm việc được thể hiện qua việc đáp ứng về cả số lượng và chất lượng của công việc. Để làm được điều này thì nhà quản lý cần phải vạch ra các tiêu chuẩn, yếu tố để thực hiện đánh giá. Cùng với đó là nhờ tới sự hỗ trợ của các công cụ quản lý để dễ dàng hơn trong việc đo lường năng suất làm việc của nhân viên.
4.3 Tập trung vào kết quả công việc
Nếu như các công ty khi làm việc tập trung thường có quy trình làm việc cụ thể, rõ ràng thì khi làm việc từ xa quy trình này không còn phù hợp. Người quản lý thay vì tập trung vào quy trình hãy chú trọng tới kết quả công việc của nhân viên thực hiện.
Tập trung vào kết quả công việc
Khi làm việc tại nhà sự khó khăn sẽ tăng lên gấp đôi vì phải cân đối giữa công việc và công việc nhà. Thay vì theo một quy chuẩn nhất định thì người quản lý có thể linh hoạt cho nhân viên ở một số điểm nhưng vẫn đảm bảo công việc đó đạt được hiệu quả.
Ví dụ: Đặt lịch họp vào lúc 10h sáng và quản lý tập trung vào chuyên môn thay vì những vấn đề khác để tiết kiệm tối đa thời gian làm việc cho nhân viên.
4.4 Cập nhật tiến độ công việc thường xuyên
Khi làm việc từ xa, thiếu đi sự giám sát của cấp trên thì nhân viên thường có xu hướng chây ì công việc và hiệu quả công việc không cao. Để hạn chế tình trạng này xảy ra thì người quản lý nên học cách quản lý nhân viên bằng việc cập nhật tiến độ công việc thường xuyên. Hãy duy trì liên lạc với nhân viên vừa để tạo sự gắn kết, vừa để cập nhật tình hình làm việc. Lợi ích của việc làm này đó chính là:
-
Dễ dàng xác nhận việc nhân viên có đang hoàn thành tốt công việc được giao hay không.
Cập nhật tiến độ công việc thường xuyên
-
Nếu nhân viên gặp phải vấn đề vướng mắc thì cấp trên có thể trao đổi và đưa ra phương hướng giải quyết kịp thời.
-
Cùng nhau trao đổi về mục tiêu, kế hoạch phát triển dành cho nhân viên.
-
Nếu nhân viên có bất kỳ băn khoăn nào thì quản lý trực tiếp có thể giải đáp.
Việc duy trì liên hệ với nhân viên không quy định tần suất cụ thể mà nó tùy thuộc vào tính chất công việc và nhân viên đó để người quản lý có sự điều chỉnh phù hợp.
4.5 Đảm bảo bảo mật thông tin
Các công ty khi ký hợp đồng làm việc với nhân viên luôn kèm theo một hợp đồng đảm bảo bảo mật thông tin. Trong đó có quy định nhân viên không được phép cung cấp, chia sẻ thông tin cho những người không liên quan. Nếu xảy ra vấn đề rò rỉ thông tin có thể dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng tới công ty đó. Để điều này không xảy ra thì người quản lý cần có trách nhiệm hướng dẫn, dặn dò nhân viên đảm bảo bảo mật thông tin.
Đảm bảo bảo mật thông tin
4.6 Luôn lắng nghe và thấu hiểu
Dù làm việc tập trung tại doanh nghiệp hay làm việc thì xa thì nhân viên luôn mong muốn được lãnh đạo của mình lắng nghe và thấu hiểu. Nếu nhân viên gặp vấn đề hoặc cần đề xuất ý kiến và được cấp trên lắng nghe sẽ tạo lòng tin vững chắc cho nhân viên đó.
Họ thấu hiểu được rằng quản lý đang tiếp thu ý kiến của mình và từ đó sẽ cố gắng làm việc tốt hơn, tích cực hơn. Đây là cách quản lý nhân viên được các nhà lãnh đạo áp dụng phổ biến hiện nay.
Lắng nghe và thấu hiểu là điều quan trọng
4.7 Chú ý tới sức khỏe của nhân viên
Có sức khỏe mới có thể làm việc hiệu quả, vậy nên là một người đứng đầu hãy quan tâm tới sức khỏe nhân viên của mình. Nếu buộc họ phải làm quá nhiều việc, gây áp lực lên nhân viên sẽ chỉ khiến hiệu quả công việc không được đáp ứng. Thay vì như vậy, hãy chú ý chăm lo cho sức khỏe của nhân viên bằng cách tạo ra một số thời gian rảnh để họ có điều kiện để nghỉ ngơi, thư giãn.
Chú ý tới sức khoẻ của nhân viên
Cách chăm sóc sức khỏe của nhân viên không chỉ có lợi cho bản thân họ mà đồng thời còn rất hữu ích cho công việc. Sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn sẽ làm việc năng suất hơn rất nhiều. Nếu người quản lý thấu hiệu được điều này quả thực rất tuyệt vời.
4.8 Cung cấp công cụ hỗ trợ công việc phù hợp
Làm việc từ xa không thể thiếu các công cụ hỗ trợ làm việc như máy tính. Bên cạnh đó, còn có một số công cụ hỗ trợ lên kế hoạch, kiểm tra, giám sát tiến độ làm việc của nhân viên,… Trong trường hợp nhân viên thiếu công cụ hỗ trợ công việc thì nhà quản lý nên hỗ trợ kịp thời để họ làm việc tốt hơn.
Cung cấp công cụ hỗ trợ làm việc cho nhân viên
4.9 Lựa chọn công cụ quản lý từ xa phù hợp
Cách quản lý nhân viên cấp dưới, đặc biệt là nhân viên làm việc từ xa đòi hỏi người quản lý cần có sự lựa chọn công cụ quản lý từ xa phù hợp. Tiêu chí chọn công cụ đó là nó phải phục vụ và đáp ứng yêu cầu công việc cho nhân viên.
Một số công cụ quản lý hiệu quả đó là: Trello, Zenkit, Asana, ClickUp,… Quản lý nên lựa chọn những công cụ thông minh, dễ dàng trong việc quản lý và đơn giản để nhân viên học cách sử dụng trong thời gian ngắn. Chưa dừng lại ở đó, người quản lý nên chọn công cụ có thể theo dõi được tiến độ và kết quả làm việc của từng nhân viên. Từ đó giúp công ty tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian và nhân sự quản lý.
Xem thêm: Quản lý nhân viên làm việc từ xa miễn phí bằng phần mềm
Bài viết về cách quản lý nhân viên hiệu quả dành cho các doanh nghiệp, tổ chức đến đây là kết thúc. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn đọc. Dù là nhân viên hay lãnh đạo thì bạn nên ứng dụng những gì chúng tôi đã chia sẻ bởi nó sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc xây dựng mối quan hệ và thực hiện công việc hiệu quả.