Cách quản lý kinh doanh hiệu quả trong thời đời công nghệ số hiện nay cực kỳ đa dạng. Điều này đòi hỏi người quản lý phải áp dụng kết hợp giữa các chiến lược đi kèm với các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng phần mềm,....
Nếu như bạn là doanh nghiệp mới, startup đang định hình tổ chức, đừng bỏ qua nội dung sau đây của POS365. Mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết nhanh chóng qua kinh nghiệm quản lý kinh doanh như sau.
I. Xây dựng kế hoạch kinh doanh rõ ràng chi tiết
Để doanh nghiệp có thể vận hành đúng hướng đề ra thì người quản lý cần xây dựng một bản kế hoạch cụ thể. Trong một bản kế học người quản trị phải lựa chọn mục tiêu chiến lược cụ thể nhằm đề ra các hoạt động để đạt được.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh rõ ràng chi tiết
Hãy bắt đầu bằng việc xây dựng một cách khoa học, chi tiết với những câu hỏi như phải làm gì? làm như thế nào? khi nào thì bắt tay vào làm… Việc này giúp xác định các sự kiện có thể hoặc không xảy ra theo hướng mang lại điều có lợi cho tổ chức theo mục tiêu chung đã đề ra. Mọi thứ cần các quy luật chi phối đến mọi yếu tố, mọi khía cạnh trong nội bộ của doanh nghiệp và bên ngoài môi trường xã hội, kinh tế. Đây có thể coi là cây chỉ nam giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra.
II. Xây dựng quy trình làm việc cụ thể
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều gặp phải thực trạng khó khăn trong việc phân công nhiệm vụ cho nhân viên, hiện tượng nhân viên Full Stack (Làm được nhiều việc) diễn ra khá phổ biến. Thế nên, nhà quản lý cần thực hiện phân bổ, sắp xếp công việc phù hợp với từng năng lực nhân công, phòng ban hợp lý nhất.
Xây dựng quy trình làm việc cụ thể
Việc sắp xếp như vậy thì nhà quản lý mới nắm bắt được năng lực và trình độ của từng nhân viên. Từ đó giao nhiệm vụ cụ thể từng người và cuối dùng đánh giá, trao thưởng, trả lương tương xứng.
III. Quản lý các yếu tố về nhân sự
Nhân sự chính là yếu tố quan trọng để bạn có thể vận hành tốt chức, đạt được mục tiêu đã đề ra và gắn kết cộng đồng lẫn khách hàng, đối tác. Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch cụ thể giúp họ có được môi trường làm việc thoải mái nhất.
Quản lý các yếu tố về nhân sự
Đầu tiên, nhân viên có xu hướng học tập từ người lãnh đạo để có được nguồn động lực và cảm hứng trong công việc. Thế nên, trước khi đặt nhân viên vào mục tiêu, người quản lý cần là người có trách nhiệm và tận tâm với công việc, là tấm gương sáng cho phòng ban của mình.
Một người quản lý giỏi cần phải biết lắng nghe và chia sẻ những đóng góp của nhân viên. Hãy luôn thân thiện trong những cuộc trò chuyện hàng ngày. Bên cạnh đó là trao đổi, tìm hiểu những khó khăn trong công việc của họ để họ cảm thấy tốt hơn mỗi ngày.
Đề cao tính tập thể chính là yếu tố giúp cho công ty đi được xa hơn. Hãy luôn làm những công tác tập thể để gắn kết nhân viên của mình. Đừng vì quá trú trọng công việc mà quên đi những yếu tố giải trí. Hãy thường xuyên tổ chức team building hay đặt ra các giải thưởng cho từng thành tính của từng phòng ban. Đây chính cách quản lý nhân viên kinh doanh hiệu quả mà doanh nghiệp cần áp dụng.
IV. Phân công công việc cụ thể
Các kế hoạch, chiến lược của tổ chức cần được thực hiện dưới sự thực hiện của nhân viên qua sự phân công, sắp xếp cụ thể của người quản trị. Thế nên, mọi công việc cần được gia cho từng bộ phận, phòng ban một cách hợp lý nhất. Chính vì thế, người quản lý cần nắm được thời gian làm việc, năng lực, trình độ tương ứng với khối lượng công việc của mỗi nhân viên.
Phân công công việc cụ thể
Hãy điều chỉnh sao cho phù hợp với từng nhân công. Điều này sẽ giúp họ không bị mệt mỏi, áp lực, từ đó mới khiến họ đạt được hiệu quả làm việc. Đây là cách quản lý kinh doanh được nhiều doanh nghiệp chú trọng.
Tìm hiểu thêm: Công việc quản lý kinh doanh gồm những gì?
V. Quản lý tài chính, chi tiêu trong kinh doanh
Tài chính, doanh thu của một tổ chức ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Thế nên bạn cần phải có những kế hoạch quản lý chi tiêu cụ thể.
5.1. Kiểm soát dòng tiền
Đây là nhiệm vụ thiết yếu mà các nhà quản trị cần nắm rõ. Đây được coi là nguồn sống của doanh nghiệp. Đảm bảo dòng tiền được vận hành chỉn chu giúp kế hoạch kinh doanh dễ dàng được thực hiện thông suốt và thuận lợi. Điều này góp phần tạo nền móng vững chắc để vượt lên các đối thủ. Một số kinh nghiệm giúp thực hiện điều này hiệu quả gồm.
-
Lập kế hoạch, giám sát và kiểm soát dòng tiền
-
Cải thiện các khoản phải thu
-
Quản lý các khoản phải chi một cách chi tiết
-
Quản lý hàng hóa và hàng tồn kho để giải phóng dòng tiền
-
Ký hợp đồng đúng đối tác và khách hàng
Kiểm soát dòng tiền
5.2. Theo dõi công nợ
Dù doanh nghiệp vẫn đang dư giả vốn thì người quản lý vẫn cần kiểm tra các khoản nợ phải thu. Đây là công việc nhằm giữ mối quan hệ làm ăn với các cơ quan, doanh nghiệp khác. Việc này giúp cho người quản lý nắm giữ được các khoản tồn đọng, những khoản này có ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Từ đó đưa ra các phương án giải quyết phù hợp.
Theo dõi công nợ
VI. Kiểm soát hàng hóa, tồn kho
Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp mang trọng trách quyết định xem độ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp so với đối thủ. Thế nên người quản lý cần phải nắm bắt toàn bộ hàng hoa đang ở trong kho. Đây còn là lượng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn chi phí vận hành thiết bị, máy móc, nhân công….
VII. Quản lý hoạt động kinh doanh qua phần mềm thông minh
Sự phát triển của công nghệ mang đến cho cuộc sống những bước tiến vượt bậc. Đặc biệt là trong việc quản lý hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời hạn chế sai sót những sai lầm không đáng có.
Quản lý hoạt động kinh doanh qua phần mềm thông minh
Nếu như bạn chưa áp dụng công nghệ để thực hiện việc này thì có thể tham khảo ngay bài viết các phần mềm quản lý kinh doanh hiệu quả. Sau đó tìm hiểu và lựa chọn phần mềm phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Tìm hiểu thêm: Cách quản lý kinh doanh cho cửa hàng tạp hóa hiệu quả
Tổng kết
Cách quản lý kinh doanh hiệu quả cần rất nhiều các công đoạn và yếu tố khác nhau. Quan trọng nhất đó chính là người quản trị phải xây dựng được kế hoạch, chiến lược cụ thể và phù hợp nhất với doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công!