Cách giao tiếp với khách hàng khi bán quần áo đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng trải nghiệm mua sắm tích cực nhằm thúc đẩy doanh số tăng trưởng hiệu quả. Một quy trình giao tiếp hiệu quả, từ việc chào đón ban đầu, thấu hiểu nhu cầu đến tư vấn chuyên nghiệp giúp chủ shop chốt đơn nhanh chóng. Thêm vào đó, lời cảm ơn chân thành cùng các chính sách chăm sóc hậu mãi sẽ là lưu ý quan trọng giúp cửa hàng giữ chân khách, đồng thời biến họ trở thành khách hàng trung thành ủng hộ shop lâu dài.
1. Hướng dẫn các bước giao tiếp với khách hàng khi bán quần áo để chốt đơn nhanh
Chào đón ban đầu, giao tiếp để tìm hiểu sở thích và nhu cầu để tư vấn được các sản phẩm phù hợp… là các bước cơ bản trong cách giao tiếp với khách hàng khi bán quần áo.
1.1 Chào đón khách hàng nhiệt tình
Điểm chạm đầu tiên khi khách hàng bước vào hành trình mua sắm chính là lời chào. Ngay khi khách hàng bước vào cửa, hãy chào đón họ với thái độ thân thiện, nở nụ cười và kèm một lời chào ấm áp. Chủ quán hoặc nhân viên bán hàng có thể sử dụng một số cú pháp đơn giản như "Chào anh/chị, em có thể giúp gì cho anh/chị hôm nay?" một câu nói quan tâm ngay từ lúc đầu sẽ giúp khách hàng cảm thấy được trân trọng và thả lỏng tâm lý mua sắm.
1.2 Tìm hiểu về nhu cầu và sở thích của khách hàng bằng cách tương tác trực tiếp
Trong cách giao tiếp với khách hàng khi bán quần áo hiệu quả, sau bước chào hỏi, người bán nên dành thời gian lắng nghe khách hàng để nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của họ, tránh nhảy vào tư vấn ngay từ đầu khiến khách cảm thấy khó chịu. Khi đã hiểu rõ nhu cầu, nhân viên hoặc chủ shop hãy khéo léo hỏi về sở thích hay kiểu dáng học thường mặc để lựa chọn phân khúc sản phẩm tư vấn hợp lý.
1.3 Tư vấn sản phẩm phù hợp
Dựa trên thông tin khách hàng cung cấp, người bán hãy chọn ra những sản phẩm phù hợp với cả sở thích và túi tiền của người mua để tăng tỷ lệ chốt đơn. Không nên chỉ giới thiệu một món đồ duy nhất mà hãy đưa ra ít nhất 2 - 3 lựa chọn để khách hàng có thể so sánh.
Tư vấn sản phẩm phù hợp khi bán quần áo cho khách hàng
1.4 Đưa ra lời khuyên chuyên nghiệp để khách mua thêm sản phẩm
Hiện nay, người tiêu dùng vô cùng thông minh, am hiểu kiến thức trong nhiều lĩnh vực, chính vì vậy nhân sự tư vấn cho khách hàng mua quần áo cần đưa ra lời khuyên chuyên nghiệp, khéo léo để khách không “bắt bài” upsale.
Hãy khéo léo chia sẻ thông tin chi tiết về chất liệu, kiểu dáng, xu hướng thời trang hiện tại hoặc cách phối đồ sao cho hợp lý giúp khách cuốn theo guồng tư vấn. Từ đó, người bán dần đưa ra các gợi ý về những món đồ phối cùng đẹp, thời thượng tạo sự kết hợp hoàn hảo cho outfit.
1.5 Khuyến khích khách thử đồ
Cách giao tiếp với khách hàng khi bán quần áo tốt nhất chính là gợi ý thử đồ. Bởi lẽ, việc thử đồ không chỉ giúp khách hàng cảm nhận được chất liệu cũng như đường nét của sản phẩm mà còn xem form dáng có thực sự phù hợp với bản thân không để đưa ra lựa chọn. Chính vì vậy, chủ shop hoặc nhân viên bán hàng hãy nhẹ nhàng đưa ra gợi ý thử đồ cho khách hàng để họ cảm thấy được quan tâm và đẩy nhanh đến bước chốt đơn khi khách hàng ưng ý, hạn chế việc khách chọn quá lâu sau rối mắt và rời đi khi không chọn được đồ.
Khuyến khích khách hàng thử đồ giúp bán quần áo hiệu quả
1.6 Chốt đơn nhanh ngay khi khách hàng ưng
Khi khách hàng có vẻ hài lòng với sản phẩm, đây là lúc “cá sắp cắn câu” người bán nên tranh thủ thời gian vàng này để chốt đơn. Thêm vào đó, để tăng tỷ lệ chốt, người bán có thể giới thiệu ngay các chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi nếu có hoặc tạo độ khan hiếm của sản phẩm để thúc đẩy hành vi mua hàng.
1.7 Cảm ơn chân thành khách
Bước cuối cùng trong cách giao tiếp khi bán hàng chính là “lời cảm ơn”. Một lời cảm ơn chân thành chính là chìa khóa biến khách hàng trở thành fan của shop, họ sẽ còn quay lại những lần tiếp theo hoặc Marketing truyền miệng, giới thiệu thêm nhiều khách hơn nữa đến với cửa hàng.
Cảm ơn khách hàng chân thành kể cả khi khách không mua hàng
2. Bật mí cách giao tiếp với khách hàng khi bán quần áo trong từng trường hợp cụ thể
Công thức tư vấn khách hàng bán quần áo là thế nhưng khi bán hàng sẽ gặp phải vô số tình huống từ việc khách chê đắt, chê xấu rồi lưỡng lự quyết định…Người bán cần linh hoạt xử lý tình huống khiến khách hài lòng và xuống tiền ngay lập tức.
2.1 Cách giao tiếp bán hàng hiệu quả khi khách phản hồi sản phẩm xấu
Khi khách hàng phản hồi không hài lòng về sản phẩm, điều đầu tiên người bán cần làm là giữ bình tĩnh, tránh phản ứng tiêu cực, thái quá. Thay vì thắc mắc hay trách móc như "Sản phẩm xấu ở chỗ nào?", chủ shop hoặc nhân viên bán nên lắng nghe và tìm hiểu rõ lý do khiến khách không hài lòng. Một câu hỏi như “Anh/Chị có thể chia sẻ rõ hơn về điểm không hài lòng của mình được không ạ?” điều này sẽ giúp bản thân người bán nắm bắt được vấn đề một cách cụ thể đồng thời cho khách cảm giác được tôn trọng và lắng nghe ý kiến.
Khi khách đã chia sẻ lý do không hài lòng, tuỳ vào tình huống, người bán có thể giới thiệu thêm một số sản phẩm để khách có sự so sánh và lựa chọn. Đồng thời, chủ shop cũng có thể khuyến khích khách hàng thử thêm một sản phẩm khác phù hợp hơn với nhu cầu của họ: “Em thấy mẫu này rất hợp với phong cách của anh/chị, anh/chị có muốn thử không ạ?”
Ngoài ra, người bán có thể sử dụng chiêu thức đánh lạc sự chú ý của người mua bằng cách đưa ra các ưu đãi hay dịch vụ miễn phí giúp khách hàng đổi trả khi có bất kỳ lỗi phát sinh nào, đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng.
2.2 Cách tư vấn bán hàng quần áo với những dòng sản phẩm order
Đối với những dòng sản phẩm order, cách giao tiếp với khách hàng khi bán quần áo tốt nhất là sử dụng các hình ảnh sát với thực tế nhất, đồng thời tư vấn tỉ mỉ, chi tiết từ chất liệu kiểu dáng kèm các thông số đi kèm. Bởi lẽ, sản phẩm này không có sẵn tại cửa hàng, việc truyền đạt rõ ràng về thời gian giao hàng, chính sách đổi trả và chất lượng sản phẩm rất quan trọng để khách hàng không cảm thấy băn khoăn hay lo lắng mà đặt hàng.
Cách tư vấn bán hàng quần áo với những dòng sản phẩm order
2.3 Cách giao tiếp khi bán hàng quần áo khi khách hàng phản hồi giá đắt
Khi tư vấn bán hàng, việc khách phản hồi sản phẩm quá đắt, người bán thay vì giảm giá có thể khéo léo thuyết phục người mua bằng giá trị sản phẩm của mình. Chẳng hạn:
- "Em hiểu rằng giá là có thể là yếu tố quan trọng khi mình cân nhắc mua, nhưng sản phẩm này được làm từ chất liệu cao cấp, thiết kế cũng rất phù hợp thị hiếu nên chị mới được chị lựa chọn đó ạ. Anh/chị sử dụng sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng."
- "Cửa hàng chúng em luôn cam kết về chất lượng, với mỗi sản phẩm, anh/chị không chỉ nhận được sự đầu tư về thiết kế mà còn được đảm bảo về độ bền, tính tiện dụng, thoải mái khi mặc."
Ngoài ra, người bán cũng có thể khuyến khích khách hàng bằng các ưu đãi hoặc lợi ích lâu dài giúp họ cảm thấy mình đang nhận được giá trị xứng đáng với số tiền bỏ ra, đồng thời tạo cơ hội cho họ quay lại với những ưu đãi trong tương lai.
2.4 Cách nói chuyện giao tiếp với khách hàng khi khách đang lưỡng lự chốt
Trong trường hợp khách hàng đang lưỡng lự, cách giao tiếp với khách hàng khi bán quần áo tốt nhất là thiên về khai thác thông tin để đưa ra phương án xử lý đúng. Ví dụ, khách hàng đắn đo vì giá cả thì dùng chất lượng cùng các combo tiết kiệm kích thích nhu cầu của khách còn nếu khách đang đắn đo vì màu sắc thì người bán có thể gợi ý cách phối đồ phù hợp phong cách của khách hoặc đưa ra thêm một số màu sắc khác cho khách hàng lựa chọn.
Cách nói chuyện giao tiếp với khách hàng khi khách đang lưỡng lự chốt
3. Lưu ý trong cách giao tiếp với khách hàng khi bán quần áo để không mất khách
Để cách giao tiếp với khách hàng trở nên hiệu quả, tự nhiên không mang nặng hình thái sale nhưng vẫn chốt được đơn, người bán cần nằm lòng một số lưu ý sau:
- Không thúc ép khách hàng mua, nếu khách không cần tư vấn hãy để khách tự do lựa chọn.
- Luôn giữ thái độ thân thiện, không “nhìn mặt bắt hình dong” phân biệt khách.
- Bình tĩnh xử lý bất kỳ phản hồi nào của khách, không cáu gắt hay phòng thủ.
- Cung cấp đúng thông tin sản phẩm, không thổi phồng nói quá gây mất niềm tin.
- Giữ liên lạc với khách hàng qua các kênh mạng xã hội hoặc email.
Cách giao tiếp với khách hàng khi bán quần áo khéo léo là chìa khóa then chốt để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng nhằm thúc đẩy doanh số tăng trưởng. Bằng cách áp dụng những kỹ năng giao tiếp được đề cập trong bài viết, từ việc chào đón nhiệt tình, lắng nghe và thấu hiểu, tư vấn chuyên nghiệp, đến xử lý tình huống khéo léo, chủ cửa hàng có thể tạo ra trải nghiệm mua sắm tích cực cho khách hàng, giữ chân họ và biến họ thành những khách hàng trung thành cho shop mình. Chưa dừng lại ở đó, để tối ưu quá trình vận hành cửa hàng, tránh nhầm lẫn sai sót do thực hiện thao tác thủ công, POS365 khuyên chủ cửa hàng nên ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng vào hệ thống hỗ trợ kiểm soát cửa hàng toàn diện.