Biên lợi nhuận gộp là gì? Vai trò, ý nghĩa và cách tính như thế nào? Nếu bạn đang muốn cập nhật những thông tin tài chính hữu ích này thì đừng bỏ qua nội dung mà POS365 chia sẻ ngay bên dưới nhé!
I. Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì?
Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là một chỉ số quan trọng khi muốn xem xét lợi nhuận của một công ty, doanh nghiệp. Thông qua chỉ số này, sẽ biết được số tiền lãi mà một công ty, doanh nghiệp kiếm được tại một thời gian cụ thể. Đây cũng chính là yếu tố đại diện cho khả năng sinh lời và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Xét về mặt giá trị tuyệt đối thì đây còn là chỉ số đo lường sự chênh lệch giữa giá bán và khoản chi hình thành sản phẩm (giá vốn).
Biên lợi nhuận gộp còn được sử dụng làm cơ sở để tính tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên. Việc này sẽ giúp theo dõi sự tăng trưởng lợi nhuận trong công ty và so sánh nó với tỷ lệ lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh chung ngành trên thị trường.
Biên lợi nhuận gộp là gì?
>> Xem thêm: Biên lợi nhuận là gì? Phân loại và cách tính chuẩn nhất 2023
II. Vai trò của biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)
Giá trị của biên độ lợi nhuận càng cao chính là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang có cơ hội sinh lời rất tốt. Việc áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm sẽ là cơ sở tiền đề đưa ra các chính sách giá. Đồng thời, có thể sử dụng chỉ số này khi đàm phán các chi phí mua nguyên vật liệu với các nhà phân phối.
Việc tính tỷ lệ lợi nhuận gộp biên từng sản phẩm sẽ giúp so sánh được sự đóng góp của chúng vào hoạt động kinh doanh. Tỷ suất này được thể hiện dưới dạng %, tương đương tỷ suất biên.
Vai trò của biên lợi nhuận gộp
III. Công thức tính biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp tính như thế nào? Trước tiên, bạn cần tính Gross Profit (Lợi nhuận gộp) bằng cách lấy Revenue (Doanh thu thuần) trừ đi COGS (Giá vốn hàng bán). Sau đó, lấy Gross Profit (Lợi nhuận gộp) chia cho Revenue (Doanh thu thuần) là ra Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin).
Công thức cụ thể như sau:
Biên lợi nhuận gộp = Tổng mức doanh thu (đã trừ thuế) – Tổng khoản chi nguyên vật liệu (đã trừ thuế)
Chi phí mua nguyên vật liệu sẽ gồm có tiền mua hàng và mức thay đổi của hàng tồn kho.
Cách tính theo tỷ lệ (%)
Tỷ lệ lợi nhuận gộp biên = (Tổng lợi nhuận gộp /Tổng mức doanh thu hàng bán ) x 100%
Ví dụ để bạn tham khảo:
Đề giúp bạn hiểu rõ hơn về biên lợi nhuận gộp thì bạn có thể tham khảo ví dụ cách tính Gross Margin của Vinamilk (VNM). Theo đó, muốn sản xuất ra một thùng sữa, đơn vị này cần phải chi trả các phí liên quan.
Những khoản phí này bao gồm nguyên liệu, bao bì, nhân công sản xuất, khấu hao tài sản cố định,... Giá vốn hàng bán là 185.000 đồng, trong đó, giá bán thùng sữa là 358.000 đồng. Từ những số liệu kể trên ta sẽ có:
-
Doanh thu thuần của Vinamilk đạt được là 358.000 đồng;
-
Giá cho vốn hàng bán là: 185.000 đồng;
-
Lợi nhuận gộp sẽ được tính như sau: 358.000 - 185.000 = 173.000 đồng;
Như vậy, biên lợi nhuận sẽ được tính như sau: (173.000 : 358.000) x 100% = 48.32%.
IV. Biên lợi nhuận gộp bao nhiêu là tốt?
Việc đánh giá biên lợi nhuận gộp sẽ giúp bạn có những thông tin đầy đủ về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vậy biên lợi nhuận gộp bao nhiêu là tốt? Biên lợi nhuận gộp càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi và hiệu quả.
Tuy nhiên, việc này không có nghĩa là biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Chính vì vậy mà để đánh giá được chỉ tiêu này bao nhiêu là tốt cần phải đặt trong bối cảnh riêng của mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận gộp bao nhiêu là tốt?
>> Tìm hiểu thêm: Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì? Ý nghĩa và công thức tính chuẩn xác
V. Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)
Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) có những ý nghĩa sau:
-
Ý nghĩa kết quả của biên lợi nhuận gộp: Tỷ lệ lợi nhuận là kết quả tính toán được dùng chủ yếu với mục đích đánh giá được doanh nghiệp đang có lợi nhuận hay không, hoặc để so sánh trong nội bộ đơn vị; doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hay không; lợi nhuận mang lại có đủ thuyết phục yêu cầu kinh doanh hay không;...
-
Việc thông qua chỉ số sẽ giúp so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Từ đó để xác định được chỗ đứng của doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng sẽ đưa ra mức tỷ suất lợi nhuận mong muốn theo loại hình hay quy mô kinh doanh của đơn vị.
-
Chỉ số này cũng giúp đánh giá được tỷ lệ lợi nhuận biên trong vòng 3 năm gần đây của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp
Với những nội dung mà POS365 cung cấp trên đây hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Biên lợi nhuận gộp là gì? Vai trò, ý nghĩa và cách tính cũng như lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm hay về lĩnh vực tài chính.
>> Tham khảo thêm: Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính và những điều cần biết về lợi nhuận gộp