Một loại đồ uống được rất nhiều người Việt yêu thích từ rất lâu đó chính là bia hơi. Trên các con phố, chúng ta dễ dàng bắt gặp những nhóm người ngồi bên vỉa hè để thưởng thức bia hơi. Vậy bia hơi là gì? Để làm ra thức uống đầy sức hấp dẫn này cần sử dụng nguyên liệu và quy trình chế biến như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
1. Bia hơi là gì?
Bơi hơi còn được gọi bằng cái tên khác đó là bia tươi. Bia hơi là khởi nguồn của các loại bia và nó chưa được diệt khuẩn theo phương pháp Pasteur trước khi đóng thành chai hoặc thành lon. Bia hơi có thể giữ trọn hương vị tự nhiên của nó trong khoảng 20 – 30 ngày nếu con người bảo quản nó đúng cách. Tức là giữ lạnh cho bia trong nhiệt độ từ 2 – 4 độ C và phải uống sau khi đã khui bia.
2. Bia hơi được làm từ gì?
Bia hơi được làm từ gì? Chắc hẳn đây là băn khoăn của không ít người có niềm đam mê với đồ uống này. Câu trả lời của chúng tôi đó là bia hơi thông thường được làm từ lúa mạch. Đây là loại nông sản sở hữu hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao.
Bia hơi được làm từ lúa mạch
Quá trình tuyển chọn hạt lúa mạch tương đối khắt khe và không phải loại lúa mạch nào cũng có thể sản xuất ra bia. Thông thường, người ta sẽ phân loại hạt lúa mạch dựa trên kích cỡ nhằm đảm bảo hạn sử dụng. Những hạt có kích thước từ 2.5mm thường sẽ có độ bền lâu, quá trình nảy mầm tốt nên sẽ được chọn làm nguyên liệu làm bia.
3. Quy trình sản xuất bia hơi chuẩn
Sau khi đã tìm hiểu được bia hơi là gì thì hãy cùng chúng tôi khám phá quy trình sản xuất bia hơi. Mỗi loại bia hơi sẽ có quy trình sản xuất khác nhau. Nhìn chung thì các loại bia đều trải qua các công đoạn như: chuẩn bị nguyên liệu, nấu và lọc bã, đun sôi và bổ sung hoa bia, kết lắng, làm lạnh và lên men, ủ, lọc, đón gói. Đối với quy trình sản xuất bia hơi Hà Nội sẽ trải qua 8 giai đoạn và trong mỗi giai đoạn sẽ có từng công đoạn khác biệt. Để sản xuất ra bia hơi đòi hỏi kỹ thuật cao, khắt khe để cho ra hương vị bia chuẩn nhất.
3.1 Lựa chọn nguyên liệu
Như chúng tôi chia sẻ ở trên thì lúa mạch sẽ được lựa chọn để sả xuất bia. Sau khi đã phân loại hạt để làm nguyên liệu sản xuất thì các hạt lúa mạch sẽ bước vào giai đoạn nảy mầm. Khi nảy mầm các hạt có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Quá trình này gọi là Malt xanh và người sản xuất sẽ thúc đẩy hoặc hạn chế quá trình biến đổi.
Nguyên liệu sản xuất bia là lúa mạch
Trong Malt xanh có chứa nhiều enzim và đây là yếu tố rất quan trọng chuẩn bị cho giai đoạn nấu bia. Khi hạt nảy mầm sẽ trải qua quá trình sấy khô để khống chế sự sinh sôi của vi khuẩn và giữ cho nguyên liệu được bảo quản trong thời gian dài.
3.2 Công đoạn nấu và lọc bã
Thông thường người ta sẽ cho nguyên liệu vào trong lo và sử dụng nước sôi để xử lý thành bột nhão. Công đoạn này sẽ biến đổi tinh bột trong nguyên liệu thành đường, protein và biến đổi thành peptit. Khi kết thúc công đoạn này người sản xuất sẽ thực hiện lọc để loại bỏ chất rắn.
3.3 Công đoạn đun sôi và bổ sung hoa bia
Dịch malt khi đã lọc được chuyển sang lò đun sôi và thêm hoa bia. Mục đích của công đoạn này đó là tạo nên vị đắng cho bia. Hoa bia chính là thành phần tạo ra vị đắng, thế nhưng chỉ mỗi hoa bia sẽ không tạo nên vị đắng cho bia được mà cần thêm một số nguyên liệu khác.
3.4 Công đoạn kết lắng
Sau khi bia được nấu sôi sẽ tới công đoạn loại bỏ các chất rắn có trong dịch bia. Người ta sử dụng whirlpool và cho dịch bia vào thiết bị này để sử dụng lực ly tâm sẽ tạo ra chất rắn lại chính liệu giữa.
3.5 Công đoạn làm lạnh và lên men
Dịch bia khi đã qua công đoạn kết lắng sẽ tới công đoạn làm lạnh. Dịch bia được làm lạnh ở nhiệt độ nhất định mới có thể lên men. Lượng men bia cho vào cần phải chuẩn xác bởi nếu cho ít quá sẽ khiến quá trình lên men diễn ra chậm. Ngược lại, nếu cho men bia vào quá nhiều sẽ làm mất đi hương vị tự nhiên vốn có của bia.
Công đoạn làm lạnh và lên men
3.6 Công đoạn ủ
Sau khi đã qua công đoạn làm lạnh và lên men sẽ cho ra bia nong. Bia non được ủ để lên men và phụ thuộc vào từng loại bia sẽ có thời gian khác nhau. Trung bình thời gian lên men trong khoảng 1 tháng.
3.7 Công đoạn lọc
Công đoạn lọc sẽ đảm bảo bia sau khi ra thành phẩm sẽ không chứa tạp chất. Khi đã trải qua xử lý nhiệt để diệt khuẩn thì bia sẽ được đóng gói và mang ra thị trường.
3.8 Công đoạn đóng gói
Công đoạn cuối cùng đó chính là đóng gói và tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng để đóng theo dạng keg 2 lít hoặc bom lên tới 50 lít.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bia hơi đắt khách mang lại lợi nhuận cao
4. Nồng độ cồn của bia hơi là bao nhiêu ?
Vậy là bạn đã biết bia hơi là gì và quy trình sản xuất bia hơi. Vậy bạn có biết nồng độ cồn của bia hơi là bao nhiêu không? Phụ thuộc vào nhà sản xuất bia và mẻ bia thì nồng độ cồn có thể thay đổi.
- Đối với bia Sài Gòn có nồng độ cồn giao động từ 4.3% - 5.3%.
-
Bia Heineken có nồng độ bia là 5%.
-
Bia Tiger xanh có nồng độ là 5% và bạc Crystal có nồng độ 4.6%.
Nồng độ cồn của bia hơi trong khoảng 4..2 - 5.3%
-
Bia Hà Nội có nồng độ giao động từ 4.2 – 5.3% tuỳ vào từng dòng bia.
-
Bia Sapporo có nồng độ từ 4.5 – 5%.
5. Bia hơi và bia tươi có khác nhau hay không?
Sau khi biết về khái niệm, quy trình sản xuất thì bạn đọc có thể trả lời bia hơi và bia tươi có sự khác nhau hay không rồi phải không nào? Bia hơi là cách gọi phổ biến ở khu vực Hà Nội và các tỉnh miền Bắc lân cận.
Có một số câu chuyện ra đời cái tên bia hơi đó chính là khi uống bia hơi thì hơi ga sẽ trào lên và có vị cay nồng ở miệng khi nếm. Mặc dù có rất nhiều sự bàn tán xung quanh cái tên của nó nhưng nói chung tên gọi bia hơi và bia tươi là một, tuỳ thuộc vào từng vùng miền sẽ có cách gọi khác nhau.
Bài viết trên của POS365 đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về bia hơi là gì và mong rằng bạn đã nắm bắt được những thông tin hữu ích. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này. Nếu cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới bạn nhé.
Thiết kế menu quán bia hơi chuyên nghiệp, miễn phí 2023: https://www.pos365.vn/menu-quan-bia-5711.html