Câu chuyện kinh doanh

Khởi nghiệp bán gạo để thành công cần trải qua rất nhiều giai đoạn chuẩn bị từ nghiên cứu thị trường, chọn nguồn hàng, chọn hình thức buôn bán đến đăng ký giấy phép kinh doanh… Mỗi một công đoạn đều cần sự tỉ mỉ, tính toán kỹ lưỡng và tham khảo thêm kinh nghiệm của những người đi trước để tối ưu quy trình, hạn chế tối đa thất thoát nhằm đạt lợi nhuận trong thời gian sớm nhất.

1. Hướng dẫn các bước chuẩn bị khi khởi nghiệp kinh doanh bán gạo

Nghiên cứu thị trường gạo, lựa chọn nguồn cung, chọn hình thức kinh doanh đúng đắn…là một trong những bước cơ bản để chủ doanh nghiệp chuẩn bị kinh doanh gạo.

1.1 Nghiên cứu thị trường buôn bán gạo

Trước khi bắt tay vào kinh doanh, nghiên cứu thị trường là yếu tố cốt lõi định hình cho chiến lược kinh doanh sau này. Startup cần tìm hiểu về nhu cầu tiêu thụ gạo ở khu vực muốn kinh doanh, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu (hộ gia đình, nhà hàng, quán ăn, trường học, khu công nghiệp...) đồng thời phân tích các loại gạo được ưa chuộng. Bên cạnh đó, cần nắm bắt thông tin về các đối thủ cạnh tranh hiện có, từ quy mô, sản phẩm, giá cả đến chiến lược kinh doanh của họ, điều này giúp chủ doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan nhất về ngách hàng này.

Nghiên cứu thị trường bán buôn gạo để có chiến lược kinh doanh đúng đắn

Nghiên cứu thị trường bán buôn gạo để có chiến lược kinh doanh đúng đắn

1.2 Lựa chọn nguồn cung cấp gạo uy tín

Chất lượng gạo là yếu tố sống còn đối với một cửa hàng kinh doanh gạo. Vì vậy, việc lựa chọn nguồn cung cấp gạo uy tín và ổn định là vô cùng quan trọng. Chủ kinh doanh cần tìm kiếm và liên hệ với các nhà máy xay xát gạo, các đại lý phân phối bán gạo lớn có chứng nhận chất lượng và nguồn gốc rõ ràng để khảo sát mặt bằng giá và đưa ra lựa chọn hợp lý.

Đặc biệt, cần xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để có được những ưu đãi về giá cả và chính sách hợp tác lâu dài. Lưu ý, không nên phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung, điều này sẽ đem đến rủi ro rất lớn khi nguồn cung xảy ra vấn đề, ảnh hưởng đến tất cả hoạt động kinh doanh của bản thân.

1.3 Chọn hình thức kinh doanh buôn bán gạo

Chủ doanh nghiệp cần xác định rõ hình thức kinh doanh mà bản thân muốn theo đuổi: bán buôn hay bán lẻ? Bán trực tiếp tại cửa hàng bán gạo, qua các chợ đầu mối, hay qua các nền tảng online? Mỗi hình thức kinh doanh sẽ có những yêu cầu và chiến lược riêng. 

Nếu kinh doanh gạo online, chủ kinh doanh cần xây dựng website hoặc tham gia các sàn thương mại điện tử. Còn nếu kinh doanh bán lẻ tại cửa hàng, lại cần chú trọng đến vị trí mặt bằng và trải nghiệm khách hàng. 

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn kết hợp cả 2 hình thức kinh doanh online và offline, tuy nhiên hình thức này yêu cầu khá nhiều về vốn cũng như nguồn lực khi mới bước chân vào làm.

Chọn hình thức kinh doanh buôn bán gạo hợp lý tuỳ mô hình

Chọn hình thức kinh doanh buôn bán gạo hợp lý tuỳ mô hình

1.4 Xây dựng kế hoạch kinh doanh gạo sạch

Kế hoạch kinh doanh bao gồm các chiến lược về marketing, bán hàng, tài chính, và nhân sự. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp muốn bán gạo sạch cần làm rõ các chứng nhận chất lượng, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, cũng như phương thức truyền thông để thu hút khách hàng.

1.5 Đăng ký giấy phép kinh doanh gạo

Để hoạt động hợp pháp, chủ doanh nghiệp cần hoàn tất thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Các hồ sơ giấy tờ chủ hộ đăng ký doanh doanh đại lý gạo cần chuẩn bị bao gồm:

- Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể

- Bản sao công chứng CCCD của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng lên chịu trách nhiệm pháp lý

- Biên bản về cuộc họp thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với các cửa hàng đại lý gạo được thành lập bởi nhóm cá nhân

Bên cạnh đó, khi đăng ký mở đại lý gạo, chủ kinh doanh cần cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin sau: họ và tên của chủ hộ kinh doanh, địa chỉ cụ thể nơi đặt đại lý gạo, ngành nghề kinh doanh chính là bán gạo và số vốn dự kiến đầu tư cho việc mở cửa hàng. Đối với các đại lý gạo được thành lập bởi nhiều cá nhân, cần cung cấp thông tin cá nhân chi tiết của từng người tham gia, bao gồm họ tên, ngày cấp, địa chỉ thường trú và chữ ký xác nhận. Việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác các giấy tờ cùng các thông tin này sẽ giúp quá trình đăng ký kinh doanh diễn ra thuận lợi.

Đăng ký kinh doanh buôn bán gạo để hoạt động hợp pháp

Đăng ký kinh doanh buôn bán gạo để hoạt động hợp pháp

1.6 Tuyển dụng nhân sự

Đối với những mô hình kinh doanh gạo đòi hỏi phải có nhân sự hỗ trợ, chủ doanh nghiệp cần tuyển dụng các nhân viên có năng lực và am hiểu về ngành thực phẩm, cũng như các kỹ năng bán hàng, chăm sóc khách hàng và vận hành kho hàng. Khi mới vào làm, chủ kinh doanh cần đào tạo nhân sự cơ bản về cách bảo quản gạo, tư vấn bán hàng, thanh toán và giao hàng để nâng cao chất lượng phục vụ và trải nghiệm khách hàng.

2. Buôn gạo có lãi không? Kinh nghiệm kinh doanh gạo thành công

Kinh doanh, buôn bán gạo có thể mang lại lợi nhuận ổn định, mặc dù biên độ lợi nhuận không cao như các ngành khác. Đặc biệt, lúa gạo là một mặt hàng thiết yếu với nhu cầu tiêu thụ liên tục, do đó kinh doanh gạo vẫn tạo ra dòng tiền bền vững, ổn định trước nhiều biến động của thị trường. 

Lợi nhuận từ buôn bán gạo chủ yếu đến từ việc bán số lượng lớn và từ việc gia tăng giá trị sản phẩm như gạo sạch, gạo hữu cơ hoặc gạo đặc sản. Vậy nên, nếu chủ doanh nghiệp biết cách tối ưu hóa chi phí, gia tăng giá trị và duy trì chất lượng ổn định, kinh doanh gạo hoàn toàn có thể mang lại lợi nhuận lâu dài. Và sau đây là một số tuyệt chiêu kinh doanh gạo được đúc rút kinh nghiệm từ những người đi trước để thành công trong ngành hàng này:

- Quản lý tồn kho hiệu quả: Sử dụng phần mềm quản lý kho để theo dõi số lượng gạo nhập và xuất. Lên kế hoạch nhập hàng đúng thời điểm để tránh tình trạng thiếu hàng hoặc tồn kho quá lâu, giúp giảm thiểu chi phí lưu kho.

- Tối ưu hoá vận chuyển: Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín và có mức giá hợp lý. Đảm bảo việc giao hàng nhanh chóng, đúng hẹn, đặc biệt nếu bán online, tránh làm mất lòng khách hàng.

- Đầu tư vào Marketing và quảng bá sản phẩm: Xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử và chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội để thu hút khách hàng. Tạo các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu.

- Chăm sóc khách hàng chu đáo: Đảm bảo quy trình giao hàng nhanh chóng, dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng tốt. Lắng nghe phản hồi của khách hàng và cải thiện dịch vụ để duy trì mối quan hệ lâu dài.

- Đa dạng hoá sản phẩm: Mở rộng sản phẩm như bán gạo đặc sản, gạo sạch, gạo hữu cơ hoặc các loại gạo chế biến sẵn (gạo nấu sẵn, cơm hộp). Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, tăng doanh thu và không bị phụ thuộc vào một dòng sản phẩm duy nhất.

Kinh nghiệm khởi nghiệp buôn bán gạo thành công

Kinh nghiệm khởi nghiệp buôn bán gạo thành công

Khởi nghiệp bán gạo với vốn ít nhưng vẫn có thể thành công nếu startup có chiến lược rõ ràng và thực hiện bài bản. Từ việc nghiên cứu thị trường đến nguồn cung cùng xây dựng các chính sách bán hàng hợp lý… là bí quyết giúp chủ doanh nghiệp thành công với ngành hàng này. Và đừng quên tận dụng các tính năng thông minh của phần mềm quản lý bán hàng POS365 vào quá trình vận hành giúp quá trình kinh doanh gạo diễn ra nhanh chóng, chính xác, hạn chế tối đa thất thoát do xuất nhập thủ công truyền thống.