Báo cáo tài chính là số liệu quan trọng đối với một công ty kinh doanh hay doanh nghiệp. Nó phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty trên nhiều phương điện cũng như đánh giá tiềm năng kinh tế của doanh nghiệp đó trong tương lai.
Báo cáo tài chính sẽ bao gồm các thông tin về tài sản, công nợ, doanh thu, lợi nhuận, doanh tiền… Hãy cùng POS365 tìm hiểu chi tiết về báo cáo tài chính cũng như cách đọc báo cáo chính xác nhất nhé!
I. Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là những ghi chép số liệu về các hoạt động cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Báo cáo tài chính của công ty yêu cầu độ chính xác cao và thường được kiểm toán bởi cơ quan của chính phủ, các công ty kiểm toán… Những báo cáo tài chính này sẽ liên quan tới khoản thuế mà doanh nghiệp phải đóng.
Báo cáo tài chính sẽ có 4 mẫu phiếu cơ bản:
-
Bảng cân đối kế toán
-
Báo cáo kết quả kinh doanh
-
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Những mẫu phiếu này đều được quy chuẩn rất rõ ràng, có chuẩn mực và quy chuẩn riêng. Thông qua báo cáo tài chính, người đọc có thể nắm được bao quát hoạt động kinh doanh cũng như vấn đề tài chính của từng công ty. Tuy nhiên, để đọc được các hạng mục trong báo cáo tài chính cũng không phải là chuyện đơn giản. Để đọc báo cáo tài chính thì người đọc cũng phải nắm được các kiến thức cơ bản về tài chính cũng như kế toán doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Trong báo cáo tài chính sẽ có rất nhiều mục khác nhau. Dựa vào mục đích của người đọc mà sẽ quan tâm đến từng mẫu cụ thể nào của báo cáo tài chính.
II. Báo cáo tài chính bao gồm những gì?
1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán cung cấp đầy đủ những thông tin tổng quan về tài sản, số nợ phải trả của doanh nghiệp hay số vốn chủ sở hữu. Bảng cân đối kế toán được xem là một báo cáo tài chính tổng thể về tình hình hoạt động của công ty, giá trị tài sản của doanh nghiệp cũng như nguồn hình thành nên tài sản đó.
Cấu trúc của một bản báo cáo tài chính được hình thành thông qua các chỉ tiêu nhằm đánh giá tài sản, nguồn hình thành tài sản. Những chi tiêu này sẽ được sắp xếp theo trình tự nhất định, có phân loại cụ thể và được mã hóa để thuận lợi cho việc kiểm tra cũng như đối chiếu số liệu.
Bảng báo cáo cân đối kế toán
Khi nhìn vào bảng cân đối kế toán, người đọc có thể biết được kết cấu của tài khoản. Ví dụ: Một doanh nghiệp được xem là giàu khi có vốn lớn, nó không chỉ là tiền mặt mà còn thể hiện ở các phương diện khác như đầu tư, chứng khoán…
Vốn ở đây được tính là tổng vốn góp chủ sở hữu, lợi nhuận chưa chi và giá trị có thể tính bằng tiền mà doanh nghiệp bạn đi vay, chưa trả lương cho người lao động...
2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là bảng tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty, doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện chi tiết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua bảng kết quả kinh doanh, người đọc có thể biết được doanh nghiệp đó đang kinh doanh lời hay lỗ.
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh sẽ được thực hiện dựa trên bảng cân đối doanh thu, chi phí cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng báo cáo này tập trung chủ yếu vào doanh thu, chi phí của công ty. Khi tất cả những chi phí đã được trừ đi, số tiền còn lại doanh nghiệp nhận được là lợi nhuận kinh doanh hay còn gọi là thu nhập ròng.
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp những thông tin về các nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng tới tình hình tiền tệ của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đo lường mức độ một công ty tạo ra bao nhiêu tiền mặt để thanh toán các khoản nợ, các chi phí hoạt động cũng như các khoản đầu tư.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ta có thể biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, dự đoán được các khoản thu chi, phản ảnh được hình tình sử dụng tiền mặt phát sinh trong một kỳ báo cáo.
III. Cách đọc báo cáo tài chính
Những nhà đầu tư hay đơn giản là những người muốn tìm hiểu tình hình kinh doanh của một công ty, một doanh nghiệp thì chỉ cần phân tích báo cáo tài chính là đã nắm được tổng quan tiềm lực tài chính của công ty đó. Dựa vào những thông tin trên báo cáo tài chính chúng ta có thể dự đoán được tương lai phát triển của doanh nghiệp, dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai và đưa ra phương án đầu tư hiệu quả. Hãy cùng POS365 tìm hiểu về cách đọc báo cáo tài chính đúng nhất nhé!
1. Cách đọc bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán được xem là bản ghi lại giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Tại bảng cân đối kế toán, sẽ cho người đọc biết tài sản, khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty. Thông qua bảng cân đối kế toán, người đọc có thể dễ dàng tính toán tỷ suất lợi nhuận, đánh giá cấu trúc vốn cũng như đưa ra phương án nhằm tính toán hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.
Theo công thức: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.
Tài sản: là bất cứ thứ gì thuộc sở hữu của công ty và có giá trị định lượng.
Nợ phải trả: Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp cần phải trả như trả lương cho nhân viên, các khoản thanh toán nợ, tiền thuê mặt bằng, tiền điện nước hay những chi phí phát sinh khác.
Vốn chủ sở hữu: là giá trị ròng của một công ty. Số tiền này thuộc về các cổ đông, có thể là những người chủ sở hữu tư nhân hay các nhà đầu tư.
Cách đọc bảng cân đối kế toán chính xác
Khi đọc bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp, bạn phải xác định được công nợ phải thu của khách hàng và khoản phải trả cho nhà cung cấp có khớp nhau không. Bảng cân đối kế toán sẽ cho bạn biết doanh nghiệp đang khỏe hay yếu. Bạn cũng sẽ biết được mối quan hệ của số tài sản công ty hiện tại với số công nợ mà công ty phải trả.
Trong bảng cân đối kế toán, chúng ta cần phải chú ý tới các yếu tố như sau:
1.1. Các khoản phải thu
Khoản phải thu ở đây là số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp do quá trình mua hàng có nợ lại. Nếu doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mà có những khoản tiền không thu ngay lập tức khi thực hiện giao dịch mua bán thì sẽ có “khoản phải thu”. Đây là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm, khi bạn kinh doanh thì vấn đề công nợ này bạn phải theo dõi chi tiết và thường xuyên.
1.2. Các khoản phải trả
Trái ngược với các khoản cần thu, các khoản phải trả là số tiền mà doanh nghiệp cần phải thanh toán với các bên như nhà cung cấp, chi phí dịch vụ…
1.3. Lượng hàng tồn kho
Lượng hàng tồn kho bao gồm các nguyên vật liệu, các sản phẩm, thành phẩm và bán thành phẩm chưa được bán ra thị trường. Những sản phẩm này cất trong kho và chưa được quy ra tiền mặt. Khi kinh doanh, việc hạn chế hàng tồn kho là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp bán lẻ hiện nay, lượng hàng tồn kho càng nhiều thì chi phí cũng như khoản lỗ với số lượng hàng đó càng cao.
1.4. Khoản nợ dài hạn
Khoản nợ dài hạn là những khoản có thời gian nợ trên 1 năm. Các khoản nợ này có thể là khoản vay ngân hàng, vay các công ty tài chính… Việc vay các khoản vay dài hạn này chưa chắc là điều xấu. Nó sẽ giúp bạn có vốn mở rộng kinh doanh, duy trì hoạt động. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì doanh nghiệp cũng nên cân đối các khoản vay này sao cho ít hơn 20% chi phí cố định và tổng các khoản nợ này sẽ nhỏ hơn 3 lần so với lợi nhuận ròng của công ty hàng năm.
2. Đọc báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ tóm lược các tác động tích lũy giao dịch thu chi, lãi, lỗ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo thu nhập thường đề cập tới các thông tin bao gồm:
2.1. Doanh thu
Đây là khoản thu được tính từ doanh số bán hàng tới khi được chấp nhận thanh toán. Doanh thu bán hàng chỉ có khả năng phản ánh khối lượng hàng hóa bán ra trong kỳ báo cáo, điều này sẽ không phân biệt là đã thu tiền hay chưa. Hiện nay các doanh nghiệp thường tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu của những đối tượng sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế sẽ là giá bán chưa thuế VAT.
Việc ghi chép và theo dõi doanh thu thường xuyên là vấn đề vô cùng quan trọng đối với những doanh nghiệp kinh doanh. Thông thường, để xây dựng một doanh nghiệp kinh doanh thành công thì mức tăng trưởng doanh thu phải đều và có xu hướng đi lên.
Đọc báo cáo kết quả kinh doanh
2.2. Giá vốn hàng hóa
Giá vốn hàng hóa biểu hiện cho tất cả các chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh. Giá vốn hàng hóa ở đây bao gồm: lương cho nhân viên, chi phí vật liệu thô, chi phí cho nhà cung cấp, chi phí bán hàng…
Để doanh nghiệp có lãi thì phải giảm tối đa giá vốn hàng hóa, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Với những phương pháp tối ưu chi phí khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí như tìm kiếm nguồn hàng phù hợp, tính toán các dịch vụ thuê ngoài, tối ưu hóa dây chuyền kinh doanh…
2.3. Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp được tính bằng doanh thu - giá vốn hàng hóa. Chỉ số này sẽ cho biết doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu phần trăm so với doanh thu thu về. Với chỉ số này, các bạn có thể dễ dàng so sánh giữa các công ty trong cùng ngành với nhau. Doanh nghiệp có lợi nhuận gộp càng lớn thì chứng tỏ lợi nhuận thu về càng nhiều. Để doanh nghiệp của mình có thể phát triển thì bạn phải đảm bảo lợi nhuận gộp này phải lớn hơn mức trung bình trong toàn ngành.
2.4. Chi phí cố định
Khoản chi phí này không bị thay đổi hay tác động quá nhiều từ các yếu tố. Nó sẽ bao gồm: chi phí thuê mặt bằng, chi phí lương, chi phí vận chuyển, chi phí khấu hao tài sản… Thông thường các doanh nghiệp sẽ cố gắng cắt giảm chi phí từ chi phí khác ngoài chi phí cố định. Để có thể kiểm soát chi phí một cách hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải lập mức chi phí cố định và chi tiêu một cách hợp lý trong khoản chi đó.
2.5. Thu nhập dòng
Thu nhập ròng = Doanh thu - giá vốn hàng hóa - chi phí cố định - thuế.
Với cách doanh nghiệp hiện nay thì muốn đạt đến mức tăng trưởng đều thì thu nhập ròng phải hơn 25%/năm.
3. Đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tiện với mục đích là nhìn tổng quan những khoản tiền mặt đã được chi của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Nó sẽ cho biết công ty thật sự kiếm được bao nhiêu tiền và chi tiêu hết bao nhiêu tiền.
Cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ta có thể biết được khả năng hoạt động của công ty trong tương lai. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm: lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động tài chính.
IV. Kết luận
Thông qua báo cáo tài chính giúp ta thấy được tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó có thể đưa ra những phương pháp điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Thông qua bài viết này, POS365 mong rằng bạn có thể hiểu ra báo cáo tài chính là gì? cũng như cách đọc báo cáo tài chính chuẩn nhất. Chúc bạn thành công!