Nếu bạn muốn kinh doanh bán hàng quốc tế thì một kế hoạch kinh doanh online hoàn hảo là không thể thiếu nhưng bạn rất cần một nền tảng hỗ trợ xây dựng website như một trợ thủ đắc lực hàng đầu. Và Shopify là một lựa chọn hoàn hảo trong quá trình này. Cùng chúng tôi tìm hiểu một vài kinh nghiệm bán hàng trên Shopify trong bài viết ngay sau đây.
1. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và tạo tài khoản bán hàng
Khi bán hàng trên Shopify bạn sẽ nhận được vô cùng nhiều lợi ích có thể kể đến như: Giao diện chuẩn SEO, hỗ trợ làm dropshipping, bán hàng đa kênh, đội ngũ hỗ trợ trực tuyến,...
Nếu bạn là một trong những newbie mới tiếp xúc với Shopify thì bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn chi tiết cách bán hàng trong bài viết ngay sau đây:
Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và tạo tài khoản bán hàng
1.1 Tạo tài khoản Shopify
Bước 1: Bạn truy cập vào Shopify sau đó chọn gói dùng thử 14 ngày
Bước 2: Click chọn “Start free trial”
Bước 3: Trước khi chọn “Create your store” bạn tiến hành điền đầy đủ thông tin bao gồm email, mật khẩu và tên cửa hàng.
Bước 4: Sau khi điền đầy đủ các thông tin bạn chọn một dòng bất kỳ và tích vào ô để nhận sự hỗ trợ từ bên Shopify.
Bước 5: Nếu muốn bổ sung thêm thông tin cá nhân của mình bạn chọn “Enter my Store” hoàn thành quá trình này là bạn đã có một cửa hàng riêng của mình.
>> Xem thêm: Tất tần tật những kiến thức cơ bản về bán hàng trên Shopify
1.2 Đăng ký tên miền
Khi vận hành một cửa hàng một cách hiệu quả nhất thì bạn cần một tên miền như một địa chỉ đến khách hàng tìm thấy khi có nhu cầu mua hàng bằng các bước sau:
Đăng ký tên miền
Bước 1: Tại trang quản trị bạn chọn “Online Store” sau đó chọn “Domains” rồi đến “Buy New Domain”
Bước 2: Sau khi điền tên miền và chọn đuôi mở rộng, thông thường giá tên miền tại Shopify hiện nay từ $11 phụ thuộc vào loại.
Bước 3: Chọn “Check Availability” để có thể kiểm tra tên miền xem có bị trùng hay chưa. Trong trường hợp nhận được thông báo thành công thì bạn có thể đăng ký tên miền và điền đầy đủ mọi thông tin thẻ tín dụng để thanh toán.
Bước 4: Chọn “Buy Domain” sau đó vào mail để xác thực thông tin.
Bước 5: Truy cập lại “Online Store” chọn “Domains”. Tìm và chọn Set your primary domain: Chọn tên miền chính của bạn, tích chọn vào ô “Redirect all traffic to this domain” và nhấn ” Save”.
Nếu bạn mua tên miền từ nhà cung cấp khác hoặc đã sở hữu tên miền thì bạn có thể chọn “Domains” và “Connect existing domain” để thêm tên miền của bạn vào.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách bán hàng trên Tiktok cho người mới bắt đầu
1.3 Cài đặt giao diện, logo, slideshow
Để bán hàng trên Shopify thu hút được nhiều người thì việc thiết lập một giao diện mới là hoàn toàn cần thiết, bạn có thể thực hiện các bước sau:
Cài đặt giao diện, logo, slideshow
Bước 1: Tại “Online Store” bạn tìm và chọn “Themes” và kéo xuống chọn “Explore free themes”.
Bước 2: Hệ thống sẽ hỗ trợ bạn xem trước nên bạn có thể tải về và click “Add to theme library” để chọn theme và tải về.
Bước 3: Các theme sẽ tự động thêm vào vị trí, nếu muốn chỉnh sửa bạn chọn “Customize” để chỉnh sửa.
Bước 4: Click “Action” chọn “Publish” để sử dụng theme đã tải về.
Bước 5: Giao diện của Customize rất đơn giản khi bạn chỉ cần click vào cột bên trái thêm hay chỉnh sửa đối tượng và chọn màu sắc, font chữ, logo,...
Bước 6: Sau khi đã cài đặt xong để xem lại trang của mình bạn chọn “View your store” trong tab Themes.
>> Xem thêm: Quy trình bán hàng trên shopee từ A đến Z hiệu quả nhất
1.4 Cài đặt điều hướng và thanh menu
Bước 1: Tại Tab Online Store bạn tìm và chọn “Navigation” để cài đặt điều hướng và thanh menu.
Bước 2: Click chọn “URL Redirects” để điều hướng “Create URL Redirects” thêm link muốn điều hướng và lưu lại “Save Redirect”.
Bước 3: Để tạo thanh menu bạn chọn “Add menu” thêm tên của Menu tại mục Title. Để thêm các item bạn chọn “Add menu item”, chèn link và điền tên nút.
>> Xem thêm: 5 phút tìm hiểu chi tiết cách bán hàng trên Etsy hiệu quả nhất
1.5 Bắt đầu đăng sản phẩm
Bước 1: Nếu bạn muốn thêm sản phẩm vào cửa hàng bạn tiến hành chọn Tab Products.
Bước 2: Click chọn “Import” để sử dụng file CSV. Nếu chưa có file bạn có thể chọn “a sample CSV template” để tải mẫu file về.
Bước 3: Chọn “Add Product” để thêm vào từng sản phẩm bằng cách điền thông tin, hình ảnh, thêm giá cho sản phẩm, lưu lại và xem thành quả.
Bắt đầu đăng sản phẩm
1.6 Thanh toán, giao hàng
Bước 1: Tại phần Setting bạn click chọn Payment Providers để cài đặt chức năng thanh toán.
Bước 2: Thông thường bạn nên lựa chọn Paypal để thuận tiện cho khách hàng. Chọn “Active Paypal Express Checkout” và nhập email Paypal của bạn.
Bước 3: Tại phần Setting bạn chọn Shipping để cấu hình chức năng và giá thành cho việc vận chuyển. Bạn có thể thêm chi phí ship cho từng khu vực tại “Manage rates” hay kích thước sản phẩm vận chuyển,…
>> Xem thêm: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về bán hàng trên droppii
2. Một số kinh nghiệm trong quá trình bán hàng trên Shopify
Tiếp theo để quá trình bán hàng trên Shopify hiệu quả, POS365 sẽ giới thiệu với bạn một số kinh nghiệm mà bạn nên biết trong quá trình kinh doanh.
2.1 Nghiên cứu thị trường & phân tích sản phẩm
Trong quá trình bán hàng trên Shopify, nghiên cứu thị trường và phân tích sản phẩm rất quan trọng để đảm bảo sự thành công. Việc đầu tiên bạn cần tìm hiểu về đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn, bao gồm độ tuổi, giới tính, sở thích, điểm đau của họ.
Bên cạnh đó bạn nên xác định sản phẩm chính của bạn và lý do tại sao nó nổi bật so với các sản phẩm khác trên thị trường. Sử dụng các công cụ tích hợp trong Shopify để theo dõi doanh số bán hàng, sản phẩm phổ biến, và thông tin khách hàng, từ đó đo lường tỷ lệ khách hàng chuyển đổi từ việc xem sản phẩm thành việc mua hàng.
2.2 Tối ưu SEO
Trong quá trình bán hàng trên Shopify, tối ưu hóa SEO đóng vai trò quan trọng để tăng cường hiển thị và tăng cơ hội thu hút khách hàng. Dưới đây là một số cách bạn có thể tối ưu hóa SEO trên Shopify:
-
Sử dụng từ khóa phù hợp: Nghiên cứu và sử dụng từ khóa phổ biến và liên quan đến sản phẩm của bạn trong tiêu đề, mô tả sản phẩm và nội dung trang web của bạn.
-
Tối ưu hóa tiêu đề và mô tả sản phẩm: Sử dụng từ khóa trong tiêu đề sản phẩm và mô tả sản phẩm để tăng cường khả năng hiển thị trên các trang kết quả tìm kiếm.
-
Tối ưu hóa ảnh: Đặt tên tập tin hình ảnh mô tả sản phẩm và sử dụng thuộc tính "alt" để cung cấp thông tin về hình ảnh. Điều này cũng có thể giúp tăng cường vị trí tìm kiếm.
-
URL thân thiện với SEO:Tối ưu hóa URL của trang sản phẩm để chúng ngắn gọn, chứa từ khóa và dễ đọc.
-
Tạo nội dung chất lượng: Xây dựng nội dung độc đáo, hữu ích và liên quan đến sản phẩm để thu hút khách hàng và tối ưu hóa từ khóa.
-
Tối ưu trang web cho di động: Đảm bảo trang web của bạn tối ưu hóa cho trải nghiệm di động, vì điều này có ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm.
-
Tối ưu hóa tốc độ tải trang: Tối ưu hóa ảnh, sử dụng bộ nhớ đệm và công cụ tối ưu hóa để cải thiện tốc độ tải trang web.
Tối ưu SEO
2.3 Tăng độ nhận diện thương hiệu
Để tăng độ nhận diện thương hiệu khi bán hàng trên Shopify, có một số chiến lược quan trọng bạn có thể áp dụng:
-
Tạo một logo chuyên nghiệp và sử dụng giao diện thương hiệu nhất quán trên trang web của bạn. Màu sắc, phông chữ, và hình ảnh nên phản ánh đúng nét độc đáo và giá trị của thương hiệu của bạn.
-
Xây dựng nội dung và câu chuyện về thương hiệu để tạo sự kết nối với khách hàng. Quảng cáo về nguồn gốc, triết lý kinh doanh, và mục tiêu của thương hiệu có thể giúp tạo dựng một cộng đồng người ủng hộ thương hiệu.
-
Đảm bảo rằng sản phẩm của bạn phản ánh đúng giá trị và ý nghĩa của thương hiệu. Sản phẩm chất lượng và thiết kế độc đáo có thể giúp tăng sự nhận diện thương hiệu.
-
Sử dụng mạng xã hội và nội dung kỹ thuật số để lan truyền giá trị và thông điệp của thương hiệu. Tạo ra nội dung sáng tạo, hấp dẫn và liên quan đến thương hiệu trên các kênh truyền thông xã hội quan trọng.
-
Tích cực tương tác với khách hàng qua các kênh như email, trò chuyện trực tuyến, và xã hội để xây dựng mối quan hệ sâu rộng và tăng cường nhận diện thương hiệu.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn những kiến thức bán hàng trên Shopify, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn muốn lựa chọn kinh doanh online.