Mô hình kinh doanh bán hàng tạp hoá ở quê là cơ hội khởi nghiệp hấp dẫn với vốn nhỏ, tiềm năng lợi nhuận tốt. Để thành công khi bước chân vào ngách này cần nghiên cứu thị trường rõ ràng, chọn địa điểm phù hợp và tìm nguồn hàng chất lượng. Cùng với đó, việc quản lý bán hàng hiệu quả, marketing thông minh, xây dựng danh mục sản phẩm bán chạy và tính toán chi phí hợp lý là những yếu tố then chốt mà chủ tiệm không nên bỏ qua.
1. Tổng hợp kinh nghiệm mở bán hàng tạp hoá ở quê thành công
Nghiên cứu thị trường, tệp khách hàng để xác định vị trí mở cửa hàng tốt, lựa chọn nguồn hàng chất lượng với kinh phí phù hợp và quản lý trên các ứng dụng thông minh là những kinh nghiệm hàng đầu giúp chủ tiệm khởi nghiệp thành công khi mở cửa hàng tạp hoá ở quê.
1.1 Nghiên cứu thị trường mở tiệm bán tạp hoá ở quê
Trước khi mở tiệm bán hàng tạp hoá ở quê, nghiên cứu thị trường là bước quan trọng giúp chủ tiệm xác định rõ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng tại địa phương. Chủ quán cần tìm hiểu rõ những mặt hàng người dân sử dụng thường xuyên như gạo, dầu ăn, thực phẩm chế biến sẵn hay các mặt hàng tiện lợi khác.
Đồng thời, phân tích đối thủ cạnh tranh đang làm gì, nhập những mặt hàng nào với giá cả ra sao và họ làm thế nào để thu hút, giữ chân khách hàng, song hành cùng việc phân tích những xu hướng tiêu dùng mới tại khu vực. Việc này sẽ giúp chủ cửa hàng có được cái nhìn tổng quan để xây dựng chiến lược nhập hàng phù hợp, hạn chế tình trạng hàng tồn kho hoặc thiếu hụt hàng hoá khi bán.
Nghiên cứu thị trường mở tiệm tạp hoá ở quê trước khi khởi nghiệp
1.2 Xác định vị trí mở cửa hàng tạp hoá ở quê
Vị trí mở tạp hoá được xem là chìa khóa vàng có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của tiệm. Chủ quán cần chọn mặt tiền cửa hàng tạp hoá dễ tiếp cận, gần khu dân cư hoặc các khu vực có lưu lượng người qua lại cao như chợ, trường học hoặc gần các khu công nghiệp. Cửa hàng cần có không gian đủ rộng để bày biện sản phẩm một cách khoa học và thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng. Ngoài ra, cửa hàng có chỗ đỗ xe cũng là một trong những điểm cộng giúp bách hóa tổng hợp chiều lòng khách hàng hiệu quả.
1.3 Lựa chọn nguồn nhập hàng chất lượng
Muốn mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu? là câu hỏi mà bất kỳ chủ quán nào cũng sẽ tìm kiếm trong quá trình khởi nghiệp của mình. Các startup cần tìm kiếm các nhà phân phối lớn, các đại lý hoặc liên hệ trực tiếp với bên sản xuất để có giá sỉ hợp lý.
Ngoài ra, để da dạng hóa mặt hàng, chủ tiệm có thể nhập hàng từ nhiều nguồn khác nhau như hàng thực phẩm thiết yếu từ các chợ đầu mối, các sản phẩm gia dụng từ các tổng buôn trong nước hoặc nước ngoài của các thương hiệu có tiếng trên thị trường. Quan trọng nhất là chủ kinh doanh cần chú ý kiểm tra chất lượng sản phẩm tất cả các lô hàng trước khi nhập về nhằm đảm bảo sản phẩm chính hãng, không bị lỗi hay hết hạn sử dụng.
Lựa chọn nguồn nhập hàng chất lượng, uy tín, có thể hợp tác dài lâu
1.4 Soạn list các thiết bị cần sắm cho mô hình tạp hoá ở nông thôn
Cửa hàng bán hàng tạp hoá ở quê sở hữu mặt hàng vô cùng đa dạng từ khô đến ướt từ thực phẩm đến hàng gia dụng, từ mặn đến chay… Chính vì vậy các trang thiết bị cần sắm cho cửa hàng cũng cần đa dạng để trưng bày và bảo quản sản phẩm hiệu quả nhất:
- Kệ để hàng: Trưng bày sản phẩm gọn gàng, dễ dàng tìm kiếm.
- Tủ lạnh: Dành cho các sản phẩm dễ hư hỏng như thực phẩm tươi, nước giải khát, sữa.
- Quầy thu ngân: Có thể là quầy đơn giản với máy tính tiền hoặc các thiết bị thanh toán hiện đại.
- Máy tính và phần mềm bán hàng: Để theo dõi doanh thu, hàng tồn kho và quản lý dữ liệu khách hàng.
- Bảng hiệu: Đảm bảo cửa hàng có bảng hiệu dễ nhìn, thu hút khách hàng.
1.5 Quản lý cửa hàng bằng phần mềm bán hàng thông minh
Phần mềm bán hàng sẽ giúp chủ tiệm quản lý đơn hàng, tồn kho và doanh thu một cách dễ dàng, hạn chế sai sót, thất thoát do tính toán thủ công. Đặc biệt, với công cụ này, chủ quán tạp hoá có thể theo dõi số lượng hàng hoá, báo cáo doanh thu theo ngày, tuần, tháng hoặc năm cũng như các giao dịch bán hàng trực tuyến. Ngoài ra, phần mềm còn kết nối với các nền tảng thanh toán trực tuyến giúp việc bán hàng diễn ra nhanh chóng, với độ chính xác cao.
Quản lý cửa hàng bằng phần mềm bán hàng thông minh
1.6 Tìm phương pháp Marketing phù hợp với tạp hoá ở quê
Marketing truyền miệng thông qua việc xây dựng mối quan hệ cộng đồng tại địa phương là một trong những phương pháp marketing hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp nhất với các vùng nông thôn Việt Nam.
Chủ cửa hàng bán hàng tạp hoá ở quê có thể gia tăng sự hiện diện của mình bằng cách tài trợ cho các chương trình, sự kiện địa phương hoặc tham gia các hội chợ quê, từ đó nâng cao nhận diện thương hiệu. Đặc biệt, việc xây dựng tình làng nghĩa xóm sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của cửa hàng.
Bên cạnh đó, chủ tiệm cũng có thể sử dụng các hình thức quảng cáo như phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên Facebook, Zalo hoặc tổ chức các chương trình khuyến mãi tại cửa hàng để thu hút khách hàng.
1.7 Trưng bày sản phẩm một cách hợp lý và có hệ thống
Cách sắp xếp, bố trí sản phẩm khoa học, bắt mắt chi phối rất tốt tâm lý mua hàng của khách. Hãy phân loại sản phẩm theo nhóm như thực phẩm thiết yếu, gia vị, đồ gia dụng, đồ uống, và sản phẩm vệ sinh.
Đồng thời, trưng bày các sản phẩm phổ biến ở vị trí dễ thấy, dễ tiếp cận, đặc biệt những sản phẩm khuyến mãi cần đặt ở vị trí bắt mắt nhằm kích thích nhu cầu mua sắm. Cùng với đó, sắp xếp các mặt hàng theo cách dễ dàng cho khách hàng tìm kiếm, tạo không gian thoáng đãng và lưu ý không bày bán quá nhiều sản phẩm trong cùng một khu vực khiến khách rối mắt, khó chọn làm nhiều sản phẩm bị bỏ quên, hết date.
Trưng bày sản phẩm khoa học, hệ thống để khách hàng dễ dàng lựa chọn
1.8 Chăm sóc khách hàng hiệu quả với dịch vụ ship hàng tận nhà
Free ship trở thành vũ khí tối thượng giúp nhiều cửa hàng bán hàng tạp hoá ở quê nuôi dưỡng tệp khách hàng hiệu quả. Với những đơn lớn, có đồ cồng kềnh hoặc vị trí khá gần cửa hàng, chủ tiệm nên sử dụng nhân lực tại gia như người thân trong nhà ship tận nơi cho khách hàng.
Ngoài ra, những đơn hàng ở khu vực xa, chủ quán có thể kết hợp với các dịch vụ vận chuyển nhanh hiện có tại địa phương để giao hàng tận nơi cho khách. Một số khách quen thường nhắn tin hoặc gọi điện order luôn mặt hàng cần mua, chủ quán cần linh động nhờ gửi hoặc tự ship để tối ưu vận chuyển và chi phí.
1.9 Đăng ký giấy phép kinh doanh bán hàng tạp hoá ở quê
Để hoạt động kinh doanh được công nhận hợp pháp, chủ quán tạp hoá ở nông thôn hay thành thị đều phải đăng ký giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương. Ngoài ra, chủ tiệm cần chuẩn bị thêm các giấy tờ pháp lý khác như giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, hoá đơn chứng thực nguồn gốc sản phẩm, hoá đơn xuất nhập sản phẩm đúng quy trình…
1.10 Xây dựng danh sách các dòng sản phẩm sẽ kinh doanh tạp hoá ở nông thôn
Ở quê, các mặt hàng tạp hoá bán chạy nhất thường là các nhu yếu phẩm thiết yếu như:
- Bánh kẹo: Các loại bánh, kẹo phổ biến cho trẻ em và gia đình.
- Hàng tiện lợi: Mì gói, gia vị, thực phẩm chế biến sẵn, nước giải khát, sữa…
- Đồ gia dụng: Các vật dụng cần thiết trong gia đình như bột giặt, giấy vệ sinh, dầu ăn…
Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nông thôn sẽ tập trung chủ yếu vào những mặt hàng có mức giá rẻ hoặc tầm trung, thị phần của sản phẩm cao cấp rất thấp nên chủ tiệm không cần thiết phải nhập những mặt hàng đắt tiền của các thương hiệu cao cấp. Điều quan trọng là đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, có nguồn gốc rõ ràng với mức giá phải chăng.
1.11 Xác định chi phí mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn
Vốn mở tạp hoá nhỏ tại các vùng nông thôn không quá cao, thường rơi vào khoảng 50 đến 150 triệu là đã có một cửa hàng nhỏ để vận hành. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu, mô hình mà số vốn có thể thay đổi và sau đây là một số chi phí cố định khi mở:
- Chi phí thuê mặt bằng: Từ 2 triệu đến 5 triệu đồng/tháng (tùy vào khu vực).
- Mua sắm thiết bị: Khoảng 20 triệu đến 30 triệu đồng cho các kệ, tủ lạnh, máy tính tiền, bảng hiệu…
- Nhập hàng ban đầu: Từ 20 triệu đến 50 triệu đồng cho các mặt hàng phổ biến như thực phẩm, gia vị, bánh kẹo…
- Chi phí marketing và quảng cáo: Khoảng 5 triệu đến 10 triệu đồng (để in tờ rơi, quảng cáo trên mạng xã hội…).
- Chi phí đăng ký kinh doanh: Khoảng 1 triệu đến 2 triệu đồng.
Xác định chi phí mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn
2. Tiềm năng và rủi ro kinh doanh tạp hoá ở nông thôn
Bán hàng tạp hoá ở quê có tiềm năng phát triển ổn định nhờ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày ổn định, chi phí thấp và ít đối thủ cạnh tranh. Thêm vào đó, tình làng nghĩa xóm cũng là yếu tố giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tạo nên nguồn thu ổn định. Tuy nhiên, bước chân vào thị trường này không tránh khỏi những thách thức sau:
- Sức mua thấp: Mặc dù nhu cầu tiêu dùng ổn định, nhưng sức mua tại các khu vực nông thôn có thể không cao như ở thành phố, đặc biệt trong các thời kỳ khó khăn kinh tế thời kỳ suy thoái như hiện nay.
- Khả năng tiêu thụ chậm: Một số mặt hàng có thể không được tiêu thụ nhanh chóng, dẫn đến tồn kho lâu và mất vốn. Điều này đòi hỏi bạn phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi nhập hàng.
- Thiếu khả năng tiếp cận công nghệ: Một số vùng nông thôn vẫn chưa có sự phát triển mạnh về công nghệ hoặc Internet, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng áp dụng các phương thức bán hàng online hoặc sử dụng phần mềm quản lý hiện đại.
- Khó khăn trong việc duy trì nguồn hàng ổn định: Việc nhập hàng từ các nhà cung cấp lớn có thể gặp khó khăn về khoảng cách và chi phí vận chuyển, đặc biệt nếu chủ quán không có sự liên kết tốt với các đối tác phân phối lớn tại khu vực.
Tiềm năng và rủi ro kinh doanh tạp hoá ở nông thôn
Việc mở cửa hàng bán hàng tạp hóa ở quê với số vốn hạn chế nhưng vẫn đạt được lợi nhuận tốt hoàn toàn khả thi nếu chủ quán nắm vững và áp dụng hiệu quả 11 kinh nghiệm đã chia sẻ trong bài viết. Từ nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng đến việc lựa chọn nguồn hàng chất lượng, quản lý thông minh và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, mỗi yếu tố đều đóng góp vào sự thành công bền vững của cửa hàng. Và đặc biệt, chủ cửa hàng nên đầu tư sử dụng phần mềm quản lý bán hàng ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp giúp quản lý cửa hàng đơn giản, tiện lợi, hạn chế tối đa thất thoát cùng các chi phí phát sinh ngoài lề bởi thanh toán thủ công.