Câu chuyện kinh doanh

Vốn hóa thị trường là một khái niệm cơ bản, thường xuyên được nhắc tới trong các hoạt động đầu tư và kinh doanh. Tuy nhiên, có nhiều người bước chân vào kinh doanh còn chưa hiểu rõ vốn hóa là gì? hay vốn hóa thị trường là gì? Vậy, hãy cùng POS365 tìm hiểu chi tiết về vốn hóa thông qua bài viết này nhé!

Vốn hóa là gì? Những điều cơ bản về vốn hóa thị trường tại Việt Nam

I. Vốn hóa là gì? Vốn hóa thị trường là gì?

1. Vốn hóa là gì?

Vốn hóa (capitalization) là tổng giá trị của số cổ phần mà một công ty niêm yết trên thị trường. Vốn hóa sẽ là giá trị của công ty trên thị trường thông qua việc phát hành cổ phiếu. Vốn hóa hiện nay còn được xem là cơ sở đánh giá sự rủi ro, giới hạn cũng như tiềm năng của công ty, doanh nghiệp trên thị trường. 

Một công ty chỉ có một loại cổ phiếu thì được gọi là công ty vốn hóa đơn. Những công ty phát hành nhiều loại cổ phiếu (như: cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu đãi) thì sẽ được gọi là công ty vốn hóa phân biệt cơ cấu. Tổng giá trị của vốn cổ phần thị trường do một công ty phát hành sẽ được gọi là vốn hóa thị trường.

Ví dụ: Một doanh nghiệp kinh doanh có phát hành 15 triệu cổ phiếu, mỗi cổ phiếu được bán với giá 100 nghìn đồng. Vậy vốn hóa của công ty sẽ là vốn hóa của doanh nghiệp đó sẽ là 15 nghìn tỷ. 

2. Vốn hóa thị trường là gì?

Vốn hóa thị trường là giá trị của một công ty được xác định dựa trên thị trường chứng khoán. Nó được xác định bằng tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu mà công ty đang lưu hành trên thị trường. 

Nếu muốn xác định lượng vốn hóa thị trường của một công ty, ta chỉ lấy số lượng cổ phiếu mà công ty đó phát hành nhân với giá phát hành trên một cổ phiếu. 

Vốn hóa thị trường

Vốn hóa thị trường

Dựa vào vốn hóa thị trường thì công ty sẽ được chia làm các phân cấp khác nhau như: công ty vốn hóa lớn (10 tỷ USD trở lên), công ty vốn hóa trung bình (2 tỷ USD - 10 tỷ USD) và công ty có vốn hóa nhỏ là từ 300 triệu USD - 2 ty USD. Những công ty hay doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ hơn 300 triệu USD thì chưa được phát hành cổ phiếu.

Việc xác định vốn hóa trên thị trường giúp các nhà đầu tư xác định được rủi ro cũng như doanh nghiệp nào nên đầu tư. Những doanh nghiệp có vốn hóa lớn thì rủi ro thấp, tuy nhiên lợi nhuận tăng trưởng cũng ít hơn. 

Vốn hóa thị trường cũng là thông tin hữu ích giúp đánh giá quy mô của công ty. Những công ty kinh doanh tốt, quy mô thị trường tăng cao thì giá trị trên mỗi cổ phiếu cũng tăng. 

Các công ty nhỏ, cần tiền mặt để kinh doanh hoặc quay vòng vốn có thể bán cổ phiếu để lấy vốn tăng trưởng kinh doanh. Tuy nhiên, khi công ty bán cổ phiếu thì nó sẽ làm giảm giá trị mỗi cổ phiếu của công ty. 

3. Phân biệt giữa giá trị doanh nghiệp và vốn hóa thị trường là gì?

Nhiều người thường lầm tưởng giá trị doanh nghiệp và vốn hóa thị trường là một. Tuy nhiên, vốn hóa thị trường chỉ có thể phản ánh giá trị vốn sở hữu của công ty. Còn giá trị doanh nghiệp tính tổng cả số vốn và số nợ các khoản đầu tư vào doanh nghiệp.

II. Vai trò và nhiệm vụ của vốn hóa thị trường là gì?

Vốn hóa là cơ sở đánh giá và thẩm định giá trị của một công ty hay doanh nghiệp trên thị trường. Đây cùng là căn cứ chính giúp các nhà đầu tư xác định được lợi nhuận cũng như lường trước được những rủi ro mà mình gặp phải khi đầu tư vào doanh nghiệp nào đó. 

Vai trò chính của vốn hóa là biểu hiện giá trị một công ty hiện nay như thế nào khi thực hiện các hoạt động niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Đây cũng là cơ sở để nhà đầu tư tính được giá trị vốn hóa thị trường của mình.

Vai trò và nhiệm vụ của vốn hóa thị trường

Vai trò của vốn hóa thị trường

Thông thường, giá cổ phiếu giao dịch sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thị trường, tài chính, chính trị… Vì vậy, vốn hóa thị trường cũng sẽ thay đổi tùy từng thời điểm cũng như hoạt động kinh doanh của công ty trên thị trường. 

III. Giá trị vốn hóa thị trường tại Việt Nam

1. Phân loại vốn hóa thị trường

Tùy vào vốn hóa mà các công ty và doanh nghiệp được chia làm các nhóm khác nhau. Các nhóm này cũng sẽ phản ánh tiềm năng phát triển, quy mô và khả năng đầu tư như thế nào. Các nhà đầu tư chứng khoán thường căn cứ vào những nhóm công ty để lựa chọn doanh nghiệp đầu tư. Hãy cùng POS365 tìm hiểu về 3 nhóm doanh nghiệp

Large Cap: Những doanh nghiệp có quy mô lớn, tổng số vốn hóa thị trường trên 10.000 tỷ VND. Những doanh nghiệp này thường là những doanh nghiệp lâu năm, kinh doanh với quy mô lớn như: vốn hóa vingroup, vốn hóa vietcombank, vốn hóa viettel, vốn hóa techcombank… Những doanh nghiệp này thường thu hút những nhà đầu tư mới vì tính an toàn của nó. Thị trường chứng khoán của những doanh nghiệp này thường tăng trưởng khá đều. Vì vậy, số tiền cho một đơn vị cổ phiếu cũng rất cao.

Giá trị vốn hóa thị trường tại Việt Nam

Giá trị vốn hóa thị trường tại Việt Nam

Mid Cap: Đây là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Có giá trị vốn hóa thị trường nằm trong khoảng từ 100 - 1.000 tỷ VNĐ. Những doanh nghiệp này là những doanh nghiệp rất có tiềm năng pháp triển hoặc có nguồn lực tài chính vững mạnh. Thường các nhà đầu tư rất thích mua những cổ phiếu của doanh nghiệp thuộc top này. Rủi ro đầu tư cao hơn những công ty lớn, tuy nhiên lợi nhuận thu về cũng rất lớn.

Micro Cap: Những công ty siêu nhỏ. Những công ty này có vốn hóa thị trường nhỏ hơn 100 tỷ VNĐ. Thông thường những doanh nghiệp này khá nhỏ, mới trên thị trường. Chưa tạo dựng được thương hiệu quá nhiều, vì vậy mà giá trị cổ phiếu của họ cũng thấp, mang nhiều rủi ro cao. 

2. Các yếu tố quyết định giá trị vốn hóa thị trường

Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì đều hy vọng giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp mình càng lớn càng tốt. Tuy nhiên, giá trị vốn hóa này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. 

2.1. Giá cổ phiếu phát hành của doanh nghiệp

Giá cổ phiếu này luôn luôn có sự thay đổi theo thị trường, theo tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tình hình kinh tế chung… Sự biến đổi của giá cổ phiếu ảnh hưởng mạnh tới giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp đó. 

Các yếu tố quyết định giá trị vốn hóa thị trường

Giá cổ phiếu ảnh hưởng rất lớn tới giá trị vốn hóa của doanh nghiệp trên thị trường

Tuy nhiên, giá cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trên thị trường mới có ảnh hưởng tới giá trị vốn hóa của doanh nghiệp, còn cổ phiếu ưu đãi thì không. Bởi những người đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông mới có quyền tham gia điều hành doanh nghiệp.

2.1. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Ngoài giá trị cổ phiếu thì số lượng cổ phiếu cũng ảnh hưởng rất lớn tới giá trị vốn hóa của doanh nghiệp trên thị trường. Trong trường hợp giá cho một đơn vị cổ phiếu là cố định, công ty nào có số lượng cổ phiếu đang lưu hành càng lớn thì giá trị vốn hóa của doanh nghiệp đó càng cao.

IV. Những sai lầm thường gặp về vốn hóa thị trường

Thị trường chứng khoán tại Việt Nam hiện nay rất mở và đang có nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ hay các cá nhân đầu tư vào các mã cổ phiếu khác nhau. Là một thị trường khá sôi động, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro cho các nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Sau đây là một số lỗi mà những nhà đầu tư thường xuyên gặp phải trên thị trường vốn hóa. Hãy cùng POS365 điểm tên ngay sau đây:

Những sai lầm thường gặp về vốn hóa thị trường

Những sai lầm thường gặp về vốn hóa thị trường

  • Chưa có nhiều kiến thức: Với thị trường có nhiều tiềm năng cũng như cơ hội lợi nhuận là rất lớn. Nhiều nhà đầu tư bất chất rót tiền mà chưa có nhiều kiến thức về thị trường vốn hóa cũng như nguyên tắc trên thị trường chứng khoán. 

  • Đầu tư sai chỗ: Điều này là thường xuyên gặp trên thị trường hiện nay. Việc phân tích thị trường cũng như cũng như tìm hiểu về tiềm năng công ty của các nhà đầu tư chưa có. Khi mới đầu tư, chúng ta nên lựa chọn những doanh nghiệp lớn và có chỗ đứng trên thị trường. Đó là những doanh nghiệp có độ rủi ro thấp và chúng ta có thời gian tìm hiểu rõ thị trường.

  • Tâm lý không vững vàng: Với việc đầu tư, rủi ro lớn đi đôi với lợi nhuận lớn. Tâm lý của người đầu tư phải chắc chắn, kiên nhẫn. Với những nhà đầu tư mới thì việc đầu tư cần thời gian hay còn gọi là đầu tư lâu dài. Còn đối với những người muốn đầu tư lướt sóng thì phải có nhiều kinh nghiệm, tiền vốn của họ lớn và khả năng phán đoán của họ cũng phải rất cao.

V. Tổng kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về vốn hóa là gì? vốn hóa thị trường tại ra sao? Mong rằng với những kiến thức này, bạn sẽ có được định hướng đầu tư kinh doanh phù hợp cho bản thân. Bạn cũng đừng quên ghé website của POS365 để cập nhật những thông tin mới nhất về kinh doanh nhé. Chúc bạn thành công!