Marketing bằng storytelling của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Xây dựng một câu chuyện thu hút, chạm tới cảm xúc của khách hàng sẽ có rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số ví dụ về storytelling “thôi miên” khách hàng để bạn tham khảo.
1. Ví dụ về storytelling: Những câu chuyện về việc vượt qua khó khăn
Những câu chuyện về việc vượt quá khó khăn thường nói về những người yếu thế, người đang đối mặt với những thử thách lớn lao và khó có thể vượt qua. Những câu chuyện như vậy thường truyền cảm hứng cho người đọc, người nghe. Không những vậy, nó còn có thể giúp cho họ vượt qua nghịch cảnh đang gặp phải. Sau đây là một số ví dụ về storytelling để bạn tham khảo:
1.1 Warby Parker – mắt kính thiết kế có mức giá cách mạng
Warby Parker với mong muốn mang đến chiếc kính phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng và vẫn đảm bảo sự tinh tế và thời trang. Câu chuyện 100 chữ trên khăn lau kính ra đời. Nó nói về một chàng trai trẻ đã để quên chiếc kính của anh ấy trên máy bay.
Anh cố gắng mua một chiếc kính mới nhưng giá thành của nó quá cao. Anh băn khoăn tại sao để mua một chiếc kính sành điệu mà không tốn quá nhiều tiền lại khó như vậy. Anh đã tâm sự với bạn của mình và nói “Chúng ta nên mở một công ty để bán những chiếc kính tuyệt vời với mức giá không hề điên rồ chút nào thôi. Và một người bạn của anh nói “Phải để việc đi mua kính trở thành một trải nghiệm thú vị”,… và ơ rê ka vậy là từ đó Warby Parker ra đời.
Warby Parker với câu chuyện 100 chữ trên khăn lau kính
Trên những chiếc khăn lau kính khi khách hàng mua kính sẽ giúp cho họ biết được câu chuyện ra đời của hãng kính mắt thời trang này. Nó được cô đọng với chỉ 100 từ và đó chính là hành trình đến với thương hiệu kính mắt giá rẻ mà vẫn rất thời thượng của các nhà sáng lập.
Chưa dừng lại ở đó, thương hiệu này còn sản xuất ra những dòng kính mắt phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lứa tuổi, ngành nghề. Thương hiệu còn tạo ra các series các đoạn video phỏng vấn khách hàng đã sử dụng sản phẩm của mình.
1.2 Greats – giày thiết kế trực tiếp cho khách hàng
Jon Buscemi và Ryan Babenzien là những người đã làm việc trong ngành giày dép hàng chục năm trời. Từ kinh nghiệm làm việc họ nhận thấy khách hàng đang trả những chi phí không xứng đáng cho một hệ thống kém hiệu quả.
Nhận thấy điều đó họ đã trăn trở, nỗ lực để cho ra đời sản phẩm giày ra thị trường và bán bằng một nửa giá so với phân khúc thị trường. Người sáng tạo ra nhãn hàng đã nói rằng: “Chúng tôi đam mê xây dựng một thương hiệu mà chúng tôi tự hào và bạn sẽ tự hào khi đi chúng. Họ đã tự mình kể nên câu chuyện truyền cảm hứng thông qua video. Chỉ bằng số vốn marketing nhưng họ đã thành công khi tiếp cận tới rất nhiều lượt khách hàng.
1.3 Dollar Shave Club – ’giúp bạn cạo râu với vài đô la một tháng’
Trong bối cảnh thị trường các sản phẩm cạo râu bị độc chiếm bởi Gillette. Khách hàng chỉ có thể chọn một trong 2 đó là bỏ một số tiền lớn để sở hữu cây dao cạo chất lượng cao và phải thay lưỡi cạo đắt tiền liên tục. Hoặc là sử dụng những sản phẩm giá rẻ và chúng khiến da mặt bạn đau đớn, chảy máu mỗi lần cạo râu.
Dollar Shave Clun xây dựng chiến lược bán hàng thú vị
Nhận thấy được vấn đề đó nên Dollar Shave Club đã xây dựng một chiến lược bán hàng cực kỳ thú vị. Từ một video độc thoại có lượt xem lớn tới các dịch vụ đi kèm với nội dung hấp dẫn, hài hước. Dollar Shave Club đã thay đổi vấn đề đó bằng những chiếc máy cạo râu cực kỳ chất lượng đến mang tới tận nhà của khách hàng chỉ với giá 1 đô la.
1.4 Everlane – câu chuyện mới xoay quanh việc mua quần áo
Everlane là thương hiệu được thành lập bởi Michael Preysman. Tiền đề ra đời của thương hiệu đó là khách hàng nên biết những gì đang diễn ra đằng sau mỗi thẻ giá. Thương hiệu thể hiện niềm tin với khách hàng bằng cách minh bạch các khía cạnh kinh doanh và mang tới sản phẩm chất lượng nhất với mức giá phải chăng nhất bằng việc bỏ qua những người trung gian không cần thiết.
Với tôn chỉ của mình thì thương hiệu này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của khách hàng. Everlane đã tạo ra mức doanh thu 12 triệu đô la. Các sản phẩm của thương hiệu được những ngôi sao điện ảnh quảng bá, thực hiện.
Tìm hiểu thêm: Chiến lược Omni channel marketing giúp tăng doanh số “chóng mặt”
1.5 Chipotle – The Scarecrow kể câu chuyện về một chàng trai nhỏ bé đấu tranh với một tập đoàn công nghiệp lớn
“The Scarecrow” là một chiến dịch tích hợp gồm đoạn phim hoạt hình ngắn, một mobile game và một bài hát. Chiến dịch này nói về chipotle (một con bù nhìn) đang chống lại tập đoàn nông nghiệp vô cùng độc ác, Crown Foods mang lại thực phẩm bền vững cho người dân. Video đã rất thành công khi thu hút tới 6 triệu lượt xem và chiến dịch tổng thể đã thu về tới hơn 614 triệu lượt hiển thị PR.
2. Ví dụ về storytelling – vượt qua quái vật
Vượt qua quái vật là một câu chuyện không còn xa lạ với những người hiểu biết. Bạn có thể biết tới các bộ phim đó là: Rắn khổng lồ, hàm cá mập,… Đây là xu hướng kể chuyện được không ít thương hiệu áp dụng. Câu chuyện này có thể chạm tới cảm xúc của người xem. Bạn có thể theo dõi một bộ phim tài liệu mang tên 5B kể về những y tá dũng cảm đã thành lập một nhóm chuyên đi chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh AIDS. Bệnh AIDS được xem là một con quái vật lớn, khó có thể vượt qua nó và những người y tá, bệnh nhân đang cố gắng vượt qua con quái vật này.
3. Apple - Apple Watch: "Real Stories"
Ví dụ về storytelling bạn đọc có thể tham khảo đó chính là câu chuyện của thương hiệu Apple. Apple Watch là công cụ thông minh và trong một chiến dịch Real Stories thương hiệu muốn khách hàng thấy được sự thông minh và tiện lợi của sản phẩm này thông qua các câu chuyện thực tế được trải nghiệm bởi chính khách hàng.
Apple Watch: "Real Stories"
Điểm ấn tượng của chiến dịch đó là thương hiệu đã đề cập đến tai hoạ bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống. Điều này gây ra sự bất an đối với không ít con người. Và Apple chính là sản phẩm giúp họ bước qua cánh cửa tử thần đó trong phút chốc. Cách kể chuyện của Apple đã chạm tới nỗi sợ thường trực bên trong của mỗi con người và thuyết phục các khách hàng.
4. Giẻ rách đến Giàu sang
Cách kể chuyện độc đáo của nhà bán lẻ John Lewis của Anh đã giành được giải thưởng cao quý Grand Prix. Trong bộ phim “The Boy and the Piano” được thực hiện bởi adam&eveDDB, câu chuyện được bắt đầu bằng hình ảnh ca sĩ/nhạc sĩ Elton John của ngày hôm nay đã trở nên thành đạt, giàu có và nổi tiếng. Sâu hơn là bộ phim đã nói về hành trình nổi tiếng của ca sĩ/nhạc sĩ này. Phần cuối của bộ phim là lúc Elton John bắt đầu đến với nghề ca sĩ và món quà đặc biệt ông nhận được thời điểm đấy đó chính là cây đàn piano.
Gợi ý các mẫu content thu hút khách hàng độc đáo, ấn tượng [2023]: https://www.pos365.vn/mau-content-thu-hut-khach-hang-6885.html
5. Nike: Find Your Greatness
Chiến dịch quảng bá sản phẩm Nike: Find Your Greatness sử dụng hình ảnh của các ngôi sao thể thao và câu chuyện của họ. Có những lúc người nổi tiếng cũng phải nghi ngờ tài năng của mình. Và họ đã phải rất cố gắng để có thể vượt qua các thử thách để đến với thành công. Vậy chúng ta tại sao lại không thể làm như thế? Đây chính là thông điệp thương hiệu muốn truyền tải và mong muốn mỗi con người sẽ nhìn nhận và vượt qua giới hạn của chính bản thân mình.
6. Aristino: "Be the man”
Chiến dịch của Aristino: "Be the man” được đánh giá là rất đáng để các thương hiệu khác học hỏi. Không chỉ về quy mô mà còn là cách xây dựng chiến lược lan tỏa câu chuyện. Thông qua chiến dịch này thương hiệu muốn khẳng định rằng người đàn ông thực thụ là có tồn tại và nó không chỉ nằm trong giấc mơ hay lý tưởng.
Chiến dịch của Aristino: "Be the man” chạm tới cảm xúc của khách hàng
Đối mặt với cuộc sống bộn bề mà đôi khi người đàn ông quên đi phẩm chất tốt đẹp luôn tồn tại ở bên trong. Và để chứng minh cho điều này thì thương hiệu đã bắt đầu bằng câu chuyện người nổi tiếng chia sẻ về những người đàn ông tuyệt vời của họ. Sau đó là khuyến khích mọi người lan tỏa thông điệp tốt đẹp này.
Không nên bỏ qua: Digital marketing là gì? Các xu hướng Digital Marketing hiện nay
7. Tentree – Mỗi mười cây xanh sẽ cứu thế giới
Tentree chính là đại diện cho sự kết nối mật thiết giữa những người tiêu dùng và môi trường. Mỗi lần mua, mười cây xanh được trồng để thay cho các khách hàng ở những quốc gia như Madagascar và Ethiopia. Việc trồng rừng giúp cho việc ngăn ngừa lở đất, lũ lụt và giúp người dân bản địa làm trang trại, sinh sống trong sự an toàn. Với mỗi người tiêu dùng sẽ được phát thẻ cây riêng. Họ sẽ biết được cây nào đã được trồng nhờ hành động của họ. Điều này giúp khách hàng cảm nhận trực tiếp về hành động, thành tích và quyền sở hữu.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc các ví dụ về storytelling. Những câu chuyện này đã được các thương hiệu thực hiện và mang tới thành công. Hãy tham khảo để có ý tưởng sáng tạo nên câu chuyện của riêng mình. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng POS365 trong bài viết này.