Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu chính là một sự hình dung giúp người đọc tìm hiểu về loại hình kinh doanh này. Từ đó dễ dàng lựa chọn tùy theo số vốn mình đang có và xây dựng những quy trình phát triển lâu dài.
Trong bài viết dưới đây, POS365 sẽ giới thiệu cho bạn những mô hình nhượng quyền thương hiệu Cafe, Gà rán, Quán ăn,... Hãy cùng tìm hiểu ngay.
I. Nhượng quyền thương hiệu Cafe
Nhượng quyền thương hiệu Cafe là ý tưởng kinh doanh hấp dẫn bởi sự hoạt động ổn định, cân đối thu chi để có lãi. Bạn có thể tránh được những rủi ro như nỗi lo thiết kế không độc đáo, mô hình không phù hợp, xác định sai khách hàng mục tiêu. Mô hình này giúp bạn tiết kiệm chi phí tiếp thị và xây dựng thương hiệu.
1.1. Highlands Coffee
Highlands Coffee có độ phủ sóng khá phổ biến hiện nay. Dù đi bất cứ đâu bạn có thể qua đây để thưởng thức ly cà phê chất lượng. Thương hiệu này đang ngày càng được mở rộng phạm vi hoạt động trên khắp các tỉnh thành cả nước. Bạn chỉ phải chỉ trả khoảng 4 tỷ đồng cùng với các điều kiện bắt buộc khác như:
-
Địa điểm: Tại Ngã 3, Ngã 4, những vị trí dễ nhìn, đông dân cư hoặc các tòa văn phòng.
-
Ngân sách ban đầu: 3 - 4 tỷ đồng
-
Phí nhượng quyền: 7%
-
Phí duy trì hàng tháng: 5%
Highlands Coffee
Đây là một khoản đầu tư an toàn và dễ có lời. Lý do bởi khách hàng chủ yếu tạo Highlands thường trong phân khúc cao cấp, Chất lượng đồ uống tốt, vệ sinh sạch sẽ, dễ dàng thu hút lượng khách ổn định mỗi tháng. Chỉ cần chăm chỉ và quản lý tốt, bạn có thể thu hồi vốn nhanh chóng.
1.2. Milano Coffee
Milano Coffee sở hữu hệ thống trên 1000 cửa hàng trên khắp cả nước. Thương hiệu xây dựng theo mô hình cà phê cóc truyền thống khá quen thuộc với người Việt. Để tiến hành nhượng quyền, bạn cần chuẩn bị chi phí khoảng 90 triệu đồng. Những khoản cụ thể như sau:
-
Chi phi nhượng quyền: 10 triệu đồng
-
Chi phí thiết kế trang trí: 55 triệu đồng
-
Chi phí thuê mặt bằng: khoảng 25 đến 30 triệu đồng
-
Vị trí quán: Gần khu dân cư, trung tâm thương mại, trường học,...
Milano Coffee
Khác với highland, bạn cần phải đầu tư về kỹ năng quản lý, tính toán chi phí. Bên cạnh đó là các chiến lược Marketing Online thu hút khách hàng.
1.3. The Coffee House
The Coffee House đã có trên 200 hệ thống cửa hàng trên khắp cả nước. Không ít các nhà đầu tư đã ngỏ lời muốn làm đối tác chuyển nhượng của thương hiệu này. Đây là địa điểm ưa thích của những bạn trẻ, tới để làm việc, học tập và tán gẫu. Bạn phải bỏ ra khoảng 2.800.000.000 VNĐ cho phí đầu tư ban đầu.
-
Phí nhượng quyền thương hiệu: 300.000.000 VND (5 năm) hợp đồng
-
Địa điểm: Tại Ngã 3, Ngã 4, những vị trí dễ nhìn, đông dân cư hoặc các tòa văn phòng.
The Coffee House
Khi trở thành đối tác nhượng quyền của The Coffee House bạn sẽ được hỗ trợ thiết kế, deco và giám sát thi công. Cung cấp nguyên vật liệu và máy móc. Đào tạo nhân viên, huấn luyện kiến thức chuyên môn. Tư vấn Marketing sử dụng tài nguyên tại hệ thống Fanpage, Facebook…
II. Nhượng quyền thương hiệu gà rán
Gà rán đang được thế giới liệt kê trong list top thức ăn nhanh hiện nay. Thế nhưng loại đồ ăn này vô cùng tiện lợi mà còn cung cấp dinh dưỡng. Tại Việt Nam có rất nhiều cửa hàng Gà rán nổi tiếng.
2.1. KFC
KFC là từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken. Đây là một trong những thương hiệu của tập đoàn Yum Brands Inc. (Mỹ). KFC chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng với các món ăn kèm và nhiều loại sandwich từ gà tươi. Có hơn 20.000 nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
KFC
KFC khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1997. Đến nay, hệ thống nhà hàng KFC đã phát triển lên hơn 135 nhà hàng phủ khắp 19 tỉnh / thành phố lớn trên cả nước và hơn 3.000 nhân viên. KFC Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh chóng, được yêu thích nhất hiện nay.
-
Lệ phí nhượng quyền: 25000$
-
Quảng cáo: 5000$
-
Thiết bị: 250000$
-
Tồn kho ban đầu: 10000$
-
Bất động sản: 832000$
-
Phí đào tạo: 2300$
Tìm hiểu thêm về: Chi phí nhượng quyền thương hiệu gà rán nổi tiếng hiện nay
2.2. McDonald’s
McDonald’s đã có mặt tại hơn 118 quốc gia với chuỗi 35.000 nhà hàng trên gắp thế giới. Thương hiệu không chỉ mang đến những bữa ăn ngon, đảm bảo vệ sinh mà còn khiến khách hàng hài lòng chính là McDonald's dịch vụ.
McDonald’s
McDonald's yêu cầu các đối tác chuyển nhượng phải có tối thiểu 500.000$ không vay. Cùng với đó là một khoản phí chuyển nhượng ban đầu là 45.000$. Kèm theo các mức đầu tư khác tùy theo khu vực.
2.3. Gà Tươi Mạnh Hoạch
Gà Tươi Mạnh Hoạch là thương hiệu gà tươi hàng đầu tại Việt Nam. Thương hiệu sở hữu hàng loạt cửa hàng cả nước. Mạnh Hoạch mang đến hương vị độc đáo giúp thực khách dễ dàng thưởng thức. Để có thể trở thành đối tác nhượng quyền của thương hiệu, bạn cần đáp ứng những yêu cầu như:
-
Lệ phí nhượng quyền: 100.000.000-200.000.000 VNĐ tùy theo khu vực.
-
Chi phí đào tạo nhân sự là: 10.000.000 VNĐ/đầu bếp.
-
Chi phí hoạt động hàng tháng: 2.000.000-5.000.000 VNĐ/tháng tùy theo khu vực.
-
Chi phí marketing khu vực: 2.000.000 – 4.000.000 VNĐ/tháng tùy theo khu vực
Gà Tươi Mạnh Hoạch
III. Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu quán ăn
Nhượng quyền quán ăn đang diễn ra khá sôi động tại thị trường Việt Nam hiện nay. Sau đây là 3 thương hiệu được nhiều đối tác lựa chọn để kết hợp kinh doanh nhất.
3.1. King BBQ
King BBQ chuỗi nhà hàng nước khá nổi tiếng và được nhiều bạn trẻ ưa thích hiện nay. Thương hiệu này hiện nay đang có 2 mô hình nhượng quyền là: Nhượng quyền Buffet King BBQ Buffet và King BBQ gọi món.
King BBQ
Nếu như lựa chọn đầu tư vào King BBQ, bạn sẽ không phải lo ngại về việc xây dựng thương hiệu và có chỗ đứng vững trãi trên thị trường. Bên cạnh đó cũng hỗ trợ bạn trong việc quảng bá thương hiệu, xây dựng mô hình kinh doanh, công thức, bí quyết và công nghệ.
Bạn có biết? 3 lưu ý khi nhượng quyền quán ăn dánh cho bạn
3.2. Kichi Kichi
Kichi Kichi ra đời từ năm 2009 và là chuỗi nhà hàng buffet lẩu băng chuyền tại Việt Nam. Với mức giá phải chăng, khách hàng sẽ được thưởng thức gần 100 sản phẩm tươi ngon không hạn chế.
Kichi Kichi
Kichi Kichi đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Bởi sự chuyên nghiệp, chất lượng và giá cả hợp lý. Hiện Kichi Kichi có 29 cửa hàng trên cả nước. Chi phí của nhà hàng nhượng quyền Kichi Kichi ít nhất là 300.000 USD.
3.3. ThaiExpress
ThaiExpress mang đến văn hóa ẩm thực Thái Lan vươn ra ngoài khu vực. Tính đến thời điểm hiện tại, thương hiệu này đã có hơn 250 cửa hàng trên toàn thế giới.
ThaiExpress
Thai Express được thành lập vào năm 2004. Các cửa hàng ở vị trí rất tốt: trung tâm mua sắm, trường đại học và khu chung cư, giá cả hợp lý. Thai Express là một trong những thương hiệu thực phẩm châu Á phát triển nhanh nhất trên thế giới.
-
Phí nhượng quyền: 7.268.800.000đ trở lên
-
Phi nhượng quyền: 6%
-
Phí quảng cáo: 3%
IV. Nhượng quyền thương hiệu thời trang
Nhượng quyền thương hiệu thời trang có vẻ không phổ biến bằng những nhà hàng hay quán cà phê. Thế nhưng tại Việt Nam lại nổi lên hình thức nhượng quyền này. Dưới đây là một vài công ty đang hoạt động kinh doanh theo lĩnh vực này.
4.1. Công ty Thời Trang Việt (VFC)
Công ty Thời Trang Việt được thành lập từ năm 1998, là một trong các đơn vị đầu tiên kinh doanh bán lẻ thời trang trong nước. Thương hiệu này nhanh chóng xây dựng và củng cố tên tuổi trong ngành thời trang nước nhà và quốc tế.
Công ty Thời Trang Việt (VFC)
Công ty Thời trang Việt sở hữu 2 thương hiệu là Ninomaxx (thời trang thông dụng và năng động) và N&M (thời trang thông dụng cao cấp sang trọng). Đi theo hình thức nhượng quyền, hiện nay VFC đã mở rộng mạng lưới phân phối lên 62 cửa hàng bán lẻ trên cả nước, dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong năm tới.
4.2. Blue Exchange
Công ty Blue Exchange xuất hiện trên thị trường thời trang Việt Nam từ năm 2001 đến nay đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh phân phối nhượng quyền lên đến 250 cửa hàng trải khắp các tỉnh thành trên cả nước. Các sản phẩm của Blue Exchange được thiết kế rất tiện lợi, năng động và chủ yếu hướng đến giới trẻ.
Blue Exchange
Tuy nhiên cho đến nay, Blue Exchange đã đa dạng hóa các dòng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các thương hiệu Blue Exchange bao gồm: The Blues, Outlet, Children Smiles.
4.3. GUMAC
GUMAC chuyên cung cấp thời trang nữ với mục tiêu mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá cả phải chăng nhất. GUMAC đến nay đã có trên 100 cửa hàng khắp toàn quốc. Thương hiệu số một về phân khúc thời trang công sở nữ.
GUMAC
V. Nhượng quyền thương hiệu chuyển phát nhanh
Nhượng quyền thương hiệu chuyển phát nhanh có vẻ khá xa lạ với nhiều người. Thế nhưng mô hình này dần trở nên phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu ngay:
5.1. J&T
J&T là thương hiệu chuyển phát nhanh được thành lập tại Indonesia vào năm 2015, hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và đi theo xu hướng của ngành thương mại điện tử. Với sự phát triển không ngừng, JandT Express đã có mặt trên 7 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Campuchia.
J&T
Khi trở thành đối tác của JandT Express, nhà đầu tư sẽ được hưởng các lợi thế như chi phí thấp, hạn chế rủi ro giao dịch, hỗ trợ đào tạo chuyên sâu ... Ngoài ra, JandT Express hiện có mặt trên hầu hết các kênh thương mại điện tử. Vì thế lượng khách hàng sẽ không bao giờ thiếu hụt và tăng một cách mạnh mẽ.
5.2. Supership
SuperShip là đơn vị giao nhận vận tải đầu tiên tại Việt Nam thực hiện mô hình nhượng quyền thương mại. SuperShip chính là công ty khởi nghiệp đã huy động vốn thành công trên Shark Tank Việt Nam.
Supership
Sau một thời gian ngắn mở rộng trên thị trường, SuperShip đã gặt hái được nhiều thành công và từng bước khẳng định mình trên thị trường vận chuyển hàng hóa trong nước. SuperShip đã phủ sóng hơn 92% thành phố trên toàn quốc và phục vụ hơn 65.000 khách hàng.
5.3. FastShip
FastShip có mạng lưới bưu cục rộng khắp 63 tỉnh thành. Thương hiệu luôn mang lại lợi ích và hỗ trợ cho đối tác, khách hàng.
FastShip
FastShip luôn mang lại lợi ích lớn nhất cho đối tác và khách hàng. Để khách hàng yên tâm kinh doanh, hợp đồng nhượng quyền được ký 2 năm một lần (khách hàng có thể gia hạn hợp đồng nếu muốn kinh doanh). Khi hợp tác với FastShip, đối tác nhượng quyền sẽ được sự hỗ trợ từ nhân sự đến vật tư, từ chuyên môn đến thủ tục pháp lý…
VI. Nhượng quyền thương hiệu bánh mì
Bánh mì cùng với Phở đã trở thành món ăn quốc tế được nhiều thực khách trên khắp thế giới ưa thích. Hình thức nhượng quyền thương hiệu bánh mì khá được ưa chuộng với chi phí rẻ và rủi ro thấp mà vẫn mang lại doanh thu tuyệt vời cho khách hàng.
6.1. Bánh mì chả cá Má Hải
Bánh mì chả cá Má Hải được ra mắt vào năm 2013, bắt đầu từ một gánh hàng rong. Chỉ một năm sau, thương hiệu đã nhận được sự ủng hộ tích cực của mọi người. Hiện nay, Bánh Mì Má Hải đang dần trở thành chuỗi Bánh Mì hàng đầu tại Việt Nam.
Bánh mì chả cá Má Hải
Khi trở thành đối tác với Má Hải, bạn chỉ cần đầu tư 7,5 triệu/ kiot. Tỷ lệ lợi nhuận lên tới 15 triệu đồng trên 1 kiot một tháng. Nhanh chóng hoàn vốn từ 2 đến 4 tháng.
6.2. Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ Kebab
Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ Kebab cũng chiếm lĩnh thị trường thị trường Việt Nam. Hiện nay bạn đi bất cứ đâu bạn cũng có thể nhìn thấy cửa hàng nhượng quyền và xe đẩy tại 36 tỉnh thành của Việt Nam. Đây là điểm mấu chốt để các nhà đầu tư yên tâm khi trở thành đối tác nhượng quyền.
-
Chi phí nhượng quyền: khoảng 35-70 triệu
-
Chi phí máy móc, dụng cụ: khoảng 30-35 triệu
-
Chi phí phát sinh khác: khoảng 1-3 triệu
-
Mặt bằng: 10 - 25m2, mặt tiền tối thiểu 2m.
Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ Kebab
Tham khảo thêm: 7 thương hiệu nhượng quyền bánh mì chỉ từ 20 triệu
6.3. Bánh mì Papparoti
Bánh mì Papparoti có nguồn gốc từ Malaysia. Thương hiệu này cung cấp dòng sản phẩm bánh ngọt và nhanh chóng được các bạn trẻ ưa thích. Thế nhưng, ngày nay bánh Papparoti không còn phổ biến như cách đây 8 - 10 năm và chi phí nhượng quyền cũng không hề thấp, từ $ 3.000 đến $ 10.000 để có được giấy phép nhượng quyền.
Bánh mì Papparoti
Tổng kết
Trên đây là những ví dụ về nhượng quyền thương hiệu mà chúng tôi gửi đến cho các bạn. Hãy tham khảo thật kỹ và đưa ra lựa chọn kinh doanh đúng đắn và phù hợp với mô hình bạn mong muốn.