Để quá trình kinh doanh thành công, sinh lời nhanh thì không được bỏ qua các chiến lược marketing. Phần lớn doanh nghiệp phát triển tồn tại lâu dài trên thị trường là nhờ vào chiến lược marketing này. Cùng POS365 tìm hiểu 10 ví dụ về chiến lược marketing nổi bật nhất trên thị trường những năm vừa qua nhé!
Chiến lược tạo tin đồn của Apple - Truyền miệng
Các chiến lược Marketing của Apple phần lớn mang tính chất “tự lực cánh sinh”. Khác với nhiều thương hiệu lớn trên thị trường, Apple không cần bỏ ra chi phí quảng cáo khổng lồ mà vẫn khiến khách hàng xôn xao, mong chờ sản phẩm mới. Thông qua chiến lược xây dựng tin đồn hay marketing truyền miệng.
Không truyền thông sản phẩm rầm rộ mà tất cả các báo chí đều thi nhau khác thác thông tin của Apple. Chỉ cần một thông tin về sản phẩm mới của Apple xuất hiện thì sẽ tạo một làn sóng thảo luận không dứt. Có thể nói, Apple đã rất thành trong việc đánh trúng tâm lý sợ bị bỏ lại FOMO của người dùng
Chiến lược tạo tin đồn của Apple
>>Xem thêm: Các chiến lược Marketing cơ bản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Netflix tận dụng mọi phương tiện truyền thông
Những năm gần đây, social media trở thành kênh marketing được yêu thích và mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Bởi vậy mà thay vì đầu tư ngân sách quảng cáo, Netflix tạo nên các bài đăng thú vị, độc đáo trên các nền tảng mạng xã hội. Khiến người dùng thích thú, chia sẻ và làm cho bài viết trở nên phổ biến, viral.
Netflix sử dụng social media marketing một cách thông minh để tạo làn sóng tò mò, thu hút chú ý từ khán giả. Nhờ vào chiến lược tiếp cận sáng tạo, Netflix đã nhanh chóng rút ngắn khoảng cách và duy trì tương tác với người dùng. Khách hàng còn được chia sẻ cảm nghĩ, bàn luận dưới các bài viết của hãng.
Không chỉ vậy, Netflix còn có một kho ảnh hài hướng khổng lồ. Đây không chỉ là những hình ảnh “meme” bình thường mà còn đến từ chính nội dung của hãng.
Netflix tận dụng mọi phương tiện truyền thông
Spotify đẩy mạnh cá nhân hóa trải nghiệm
Khi xuất hiện trên thị trường, Spotify đã tạo nên một cơn sốt mạnh mẽ trong cộng đồng nghe nhạc trực tuyến. Mặc dù Spotify không phải hãng độc quyền trên thị trường nhưng lại khiến khánh khác trên toàn thế giới mê mẩn.
Bởi chiến lược mà hãng hướng tới chính là mang tới trải nghiệm khác biệt cho người dùng. Thương hiệu sử dụng công nghệ Machine-learning nhằm tập trung khai thác thói quen người dùng. Từ đó đưa ra những gợi ý âm nhạc, playlist phù hợp, nghệ sỹ nổi bật cho từng khách hàng.
Spotify đẩy mạnh cá nhân hóa trải nghiệm
Nhờ vậy, khách hàng không chỉ nghe những bài nhạc phù hợp với tâm trạng mà còn tìm được những thể loại mới. Spotify sẽ làm mới đề xuất danh sách nhạc vào thứ 2 mỗi tuần. Người dùng sẽ nhận được 30 bản nhạc gợi ý phù hợp với sở thích của họ.
>>Xem thêm: Chiến lược Marketing Mix là gì? Vai trò, các yếu tố chính
Coca Cola định vị thương hiệu nhất quán
Coca Cola đã trải qua 130 năm hoạt động nhưng vẫn giữ vững bản sắc thương hiệu trong sự nhất quán màu sắc logo, slogan và những chiến dịch quảng bá.
Trên thị trường hiện tại đã có rất nhiều sản phẩm mới với nhiều nhãn hiệu khác nhau của Coca Cola. Nhưng phải nói rằng Coke vẫn là sản phẩm được khách hàng yêu thích nhất. Chính nhờ vào những chiến lược thương hiệu nhất quán dễ nhớ, dễ nhận biết mà Coca Cola chưa bao giờ bị lãng quên mà còn phát triển một chặng đường dài hơi không phải doanh nghiệp nào cùng làm được.
Coca Cola định vị thương hiệu nhất quán
>>Xem thêm: Ý tưởng và cách xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng
Chiến lược bản địa hóa của KFC
Chắc hẳn không ai còn xa lạ chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ chuyên về gà rán KFC. Hiện nay KFC đã có độ phủ rộng rãi cùng mạng lưới nhượng quyền thương mại khổng lồ tại hơn 120 quốc gia.
Khi mới tấn công vào thị trường châu Á, KFC gặp không ít khó khăn bởi sự khác biệt về khẩu vị. Loại tương ớt công nghiệp của KFC không được chấp nhận tại một số nước ăn cay. Hoặc có nhiều nơi ăn chay và không ăn gà. KFC đã sử dụng chiến lược nhắm đến mục tiêu để giải quyết vấn đề này.
Chiến lược bản địa hóa của KFC
Thay vì giữ nguyên bản, KFC đã thay đổi thực đơn theo sở thích bản địa để nhận được sự chấp nhận của người tiêu dùng tại đó. Tại Ấn Độ, món gà được thay thế bằng món ăn chay. Còn món gà KFC tại Trung Quốc lại có vị cay Tứ Xuyên. Không chỉ vậy, KFC còn liên tục nghiên cứu ra nhiều hương vị mới để đáp ứng mong muốn của thực khách.
Chiến dịch What’s your name của Starbucks
Vào tháng 2 năm 2020, Starbucks tại Anh đã hợp tác với Mermaids - tổ chức hỗ trợ thanh niên đa dạng giới và chuyển giới trong chiến dịch What's your name.
Kết hợp giữa tương tác trên mạng xã hội và quảng cáo truyền hình, Starbucks muốn gửi gắm thông điệp chính của chiến dịch là một xã hội hòa nhập với mọi người thuộc mọi giới tính. Thông qua việc tôn vinh những cái tên mà họ đã chọn.
Chiến dịch What’s your name của Starbucks
Tên của khách hàng sẽ được ghi trên thành cốc, xây dựng trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Cam kết tôn trọng những cái tên mà khách hàng mong muốn, Starbucks đã lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về một xã hội tôn trọng nhân quyền.
>>Xem thêm: Top 18 chiến lược marketing quán café hiệu quả, thu lãi cao
Phong trào Metoo của Gillette
Gillette đã xây dựng một bộ phim ngắn có đề cập tới các vấn đề trong xã hội như bắt nạt, nữ quyền và quấy rối tình dục cùng với phong trào MeToo.
Một quảng cáo được đầu tư về cả tiền bạc lẫn ý nghĩa. Nó không chỉ thu hút sự chú ý của người dùng với phong trào MeToo mà còn làm nổi bật cam kết của hãng với chính nghĩa. Khi ra mắt chiến dịch Gillette đã quyên góp 1 triệu đô mỗi năm trong ba năm tiếp.
Phong trào Metoo của Gillette
Có thể nói đây chính là chiến dịch thành công nhất của Gillette giúp hãng tăng nhận diện thương hiệu trên khắp các mặt trận Social Media. Chỉ trong vòng 1 tuần ra mắt, hãng đã thu về hơn 1,5 triệu lượt đề cập trên các nền tảng mạng xã hội.
Chiến dịch Pepsi Ngõ của Pepsi
Năm 2020 với sự phát triển mạnh mẽ của nhạc Rap tại Việt Nam, Pepsi đã kết hợp với ca sĩ Việt Max xây dựng chiến lược marketing trên social media cực chất lượng.
Thay đổi bao bì nổi bật với phiên bản giới hạn, hình ảnh vô cùng sinh động với con người Việt Nam trong ngõ nhỏ. Tất cả được tái hiện cực kỳ độc đáo, mới lạ. Thông điệp “Ngõ nhó, có Pepsi” nói lên tất cả sự bình dị và gần gũi với người tiêu dùng Việt Nam mà thương hiệu muốn thể hiện.
Không chỉ vậy, thông điệp này cũng chính là tên của bộ phim ca nhạc ngắn trên Youtube có hàng triệu lượt xem, phủ sóng rộng rãi trên các nền tảng Social media.
Chiến dịch Pepsi Ngõ của Pepsi
Chiến dịch Quán ngon quận mình của Baemin
Vào thời điểm giữa năm 2020, đoàn quân xanh Baemin đã gặt hái được rất nhiều thành công vang dội với chiến dịch “Quán ngon quận mình”. Với sự kết hợp cùng nam MC nổi tiếng Trấn Thành tạo nên video viral trên các nền tảng social.
Sử dụng giọng kể chuyện đầy triết lý, kịch bản lồng ghép khéo léo giữa tình yêu và ẩm thực. Một lần nữa thương hiệu Baemin đã thành công trong việc khắc họa câu nói “Yêu là đi qua bao tử”.
Chiến dịch Quán ngon quận mình của Baemin
>>Xem thêm: TOP 15+ chiến lược Marketing Mix từ các thương hiệu lớn hiện nay
Chiến dịch Distance Dance của Procter & Gamble
Gã khổng lồ trong ngành tiêu dùng Procter & Gamble đã thực hiện một chiến dịch trên TikTok vào thời điểm đại dịch lây lan mạnh mẽ. Với mục đích kêu gọi mọi người ở nhà và ngăn chặn lây lan của dịch bệnh vào tháng 3 năm 2020.
Hãng bắt đầu khởi chạy chiến dịch Distance Dance trên kênh của TikToker nổi tiếng Charli D’Amelio. Khuyến khích người dùng TikTok ghi lại những điệu nhảy của riêng họ và gắn hashtag của chiến dịch.
Chiến dịch Distance Dance của Procter & Gamble
Nhờ vào việc hiểu rõ thuật toán TikTok cũng như hành vi của giới trẻ sử dụng nền tảng này, chiến dịch này đã thu về 8 tỷ lượt xem. Ngoài ra trong tuần đầu còn thu hút tham gia của nhiều người nổi tiếng trên khắp thế giới.
Như vậy POS365 vừa cùng các bạn tìm hiểu 10 ví dụ về chiến lược marketing thành công nhất hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng quảng bá cho doanh nghiệp mình. Theo dõi POS365 để trau dồi thêm nhiều kiến thức kinh doanh hữu ích khác nhé!