Trong quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp cần phải dựa vào nhiều tiêu chí để phân tích chính xác. Chỉ số cơ bản đầu tiên đóng vai trò quan trọng được nhiều người quan tâm là tỷ suất lợi nhuận. Cùng Biết Tuốt tìm hiểu chi tiết vai trò và ý nghĩa tỷ suất lợi nhuận trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu chung về tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) còn được gọi với cái tên là biên lợi nhuận - tiếng Anh là Profit Margin. Đây là tỷ số tài chính cơ bản giữa lợi nhuận và vốn cố định và vốn lưu động đã được sử dụng trong kỳ kinh doanh đó. Có nhiều loại tỷ suất lợi nhuận khác nhau nhưng thực tế khi nói TSLN thì sẽ thường là chỉ số ROS.
Tỷ số này được các nhà đầu tư, lãnh đạo sử dụng để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp hoặc của dự án đầu tư nào đó. Tỷ suất lợi nhuận được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Chỉ số này được thể hiện dưới dạng phần trăm, số phần trăm này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có lãi.
Tìm hiểu chung về tỷ suất lợi nhuận
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận là:
-
Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì ROS càng lớn và ngược lại.
-
Cấu tạo hữu cơ của tư bản càng cao mà tỷ suất giá trị thặng dư không thay đổi thì ROS sẽ càng giảm và ngược lại.
-
Tốc độ chu chuyển của tư bản càng tăng thì tỷ suất thặng tư càng lớn và làm cho ROS tăng.
-
Tiết kiệm tư bản bất biến khi tư bản bất biến càng lớn, tỷ suất thặng dư và tư bản khả biến không thay đổi thì TSLN lại càng nhỏ.
>>Xem thêm: Tìm hiểu vai trò và cách tính phần trăm lợi nhuận doanh nghiệp
Ý nghĩa và vai trò của tỷ suất lợi nhuận
Các nhà đầu tư sử dụng tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả trong kinh doanh. Bởi chỉ số ROS mang ý nghĩa và vai trò quan trọng như sau.
Ý nghĩa chỉ số ROS
Tỷ suất lợi nhuận được xem là công cụ đo lường , đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp. Trường hợp tỷ suất lợi nhuận giá trị dương thì chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh có lãi. Còn trường hợp biên lợi nhuận giá trị âm thì doanh nghiệp đang kinh doanh lỗ. Bắt buộc doanh nghiệp phải có những phương án điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Ý nghĩa chỉ số ROS
Tuy nhiên, việc biên lợi nhuận âm hay dương thì chưa thực sự thể hiện rõ ràng khả năng hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo, quản trị cần phải có cái nhìn tổng quát bức tranh toàn diện. So sánh chỉ số trên tổng số bình quân toàn ngành của doanh nghiệp. Từ đó mới thấy được mức độ và năng suất làm việc của doanh nghiệp mình một cách chính xác.
>>Xem thêm: Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì? Ý nghĩa và công thức tính chuẩn xác
Vai trò của chỉ số ROS
Chỉ số ROS có 4 vai trò chính sau đây:
-
Sử dụng đánh giá tình hình kinh doanh để xác định dự án nào hoạt động tốt, sinh lời, dự án nào đang thua lỗ. Hoặc xác định lời, lỗ trong từ giai đoạn kinh doanh.
-
Đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp cụ thể là khả năng quản lý chi phí, chiến lược định giá, lợi nhuận và tiềm năng đầu tư của doanh nghiệp.
-
Hoạch định chiến lược kinh doanh, cải thiện sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh dự án có lời và cải thiện, thay đổi khi xuất hiện thua lỗ.
-
Khẳng định vị thế doanh nghiệp, thu hút đầu tư bởi tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp chiếm thị phần cao tại thị trường.
Vai trò của chỉ số ROS
>>Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Vai trò và cách tính lợi nhuận ròng chuẩn xác
Phân loại và công thức tỷ suất lợi nhuận quan trọng
Hiện nay có 3 loại tỷ suất lợi nhuận quan trọng được các nhà quản trị thường xuyên chú ý đo lường.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ số được sử dụng phổ biến nhất - Return On Sales . Hay còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận ròng được tính là tỉ số giữa lợi nhuận thu được trên tổng doanh thu trong một kỳ kinh doanh cố định. Chỉ số ROS sẽ được đo lường phần trăm và biến thiên theo doanh thu.
Công thức tính chỉ số ROS là: ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) x 100%
Chỉ số ROS giúp nhà đầu tư chủ động nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, dự án. Thông qua tỷ suất lợi nhuận phản ánh chính xác số vốn đã bỏ ra và lợi nhuận thu vào bao nhiêu.
Tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu
Tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu viết tắt là ROE - Return On Equity. Được sử dụng giúp chủ đầu tư nắm bắt được mức lợi nhuận thu về khi đầu tư vốn vào dự án hoạt động kinh doanh. ROE tỷ lệ thuận với khả năng thu hồi vốn. Trường hợp chỉ số ROE càng cao khi khả năng thu hồi vốn chủ sở hữu càng lớn và ngược lại.
Công thức tính tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu là: ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn sở hữu) x 100%
Tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu
>>Xem thêm: Ý nghĩa của biên lợi nhuận ròng trong phân tích tài chính
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA - Return On Asset) là một chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản bao gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu. Nhà đầu tư sẽ dựa vào chỉ số này để tính hiệu quả kinh doanh của dự án, doanh nghiệp.
Tỷ suất ROS khi so sánh với lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp tạo ra với số vốn đã đầu tư vào tài sản để cho thấy mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Chỉ số ROA càng cao thì chứng tỏ việc quản lý sử dụng nguồn lực kinh thế có hiệu quả và năng suất tốt hơn.
Công thức tính tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100%
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Mối quan hệ của các loại tỷ suất lợi nhuận
Như đã phân tích ở trên, các chỉ số ROS, ROA, ROE đều được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể được phân định như sau:
-
Chỉ số ROS được tính trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Chỉ số ROA và ROE sẽ được lấy từ bảng cân đối kế toán.
Ba chỉ số quan trọng này có mối quan hệ tương đồng về mặt xu hướng. Người ta sẽ tìm hiểu kết hợp vòng quay tài sản khi đánh giá tỷ suất ROS. Bởi vậy mà vòng quay tài sản và tỷ suất ROS có xu hướng trái ngược nhau.
Cho nên khi vòng quay tài sản không đổi thì chỉ số ROS tăng, ROA tăng tương ứng. Doanh nghiệp sẽ được đánh giá quản lý chi phí tốt trong một kỳ kinh doanh. Còn khi chỉ số ROS giảm, ROA cũng giảm và đồng nghĩa với việc quản lý chi phí của doanh nghiệp chưa tốt trong kỳ đó.
Mối quan hệ của các loại tỷ suất lợi nhuận
Vì sao tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm?
Xu hướng giảm sút của TSLN được phản ánh bởi quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Đi cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, khối lượng lợi nhuận sẽ tăng lên và tỷ suất lợi nhuận lại giảm xuống.
Vấn đề giảm sút của tỷ suất lợi nhuận được đánh giá là một xu hướng. Bởi sự biến đổi của chỉ số ROS sẽ bị tác động ngược chiều đồng thời bởi một loạt các nhân tố khác nhau. Hiện tượng giảm tỷ suất lợi nhuận bao gồm sự chậm lại của chu chuyển tư bản và sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ.
Như vậy POS365 vừa cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa và vai trò của tỷ suất lợi nhuận. Hy vọng từ bài viết này các bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình vận hành doanh nghiệp của mình.