Bạn đang có ý định kinh doanh và muốn làm giàu với con đường này. Nhưng sự hội nhập và tăng trưởng toàn cầu đã khiến cho các thuật ngữ kinh doanh ra đời này càng nhiều. Nếu bạn không cập nhật được những thuật ngữ này chắc chắn sẽ rất khó để trở thành một chuyên gia thành công trong kinh doanh. Vậy nên bài viết ngày chính là dành cho bạn, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thuật ngữ trong kinh doanh phổ biến và thông dụng nhất năm 2023.
I. Thuật ngữ kinh doanh là gì?
Thuật ngữ trong kinh doanh là những cụm từ tiếng Anh hoặc tiếng Việt được sử dụng nhằm mô tả những vấn đề liên quan đến kinh doanh. Vậy nên có thể là vị trí công việc, hoạt động kinh doanh, phân loại doanh nghiệp hoặc các thuật ngữ chuyên ngành trong giao tiếp công việc hàng ngày.
Hơn thế nữa, khi làm ở các doanh nghiệp toàn cầu hoặc doanh nghiệp nước ngoài thì trong quá trình giao tiếp bằng tiếng anh thì các thuật ngữ trong kinh doanh tiếng anh càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Phụ thuộc vào môi trường giao tiếp và làm việc thì bạn có thể chủ động trau dồi thêm kiến thức hoặc học hỏi từ chính những đối tác hoặc đồng nghiệp của mình.
Thuật ngữ kinh doanh là gì?
II. Lợi ích khi sử dụng thành thạo thuật ngữ trong kinh doanh
Việc thành thạo thuật ngữ kinh doanh mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho bạn, cụ thể như sau:
-
Hiểu rõ thông tin: Giúp bạn hiểu và sử dụng thông tin chuyên ngành một cách chính xác và nắm bắt thông tin đáng tin cậy trong các tài liệu, báo cáo, hay cuộc trò chuyện về kinh doanh.
-
Giao tiếp hiệu quả: Sử dụng thuật ngữ kinh doanh giúp bạn truyền đạt ý kiến, thông tin và ý tưởng một cách rõ ràng và chính xác. Bằng cách sử dụng các thuật ngữ chính xác, bạn có thể tránh hiểu lầm và tạo hứng thú cho đối tác kinh doanh và những người làm việc cùng bạn.
-
Hợp tác và giao tiếp hiệu quả: Khi bạn sử dụng thuật ngữ trong kinh doanh chính xác, bạn có thể tương tác và làm việc chung với các chuyên gia, nhà quản lý và nhân viên khác một cách hiệu quả. Bạn có khả năng thảo luận và thực hiện các kế hoạch kinh doanh một cách cấu trúc và hiệu quả.
-
Tạo niềm tin và uy tín: Khi bạn biết và sử dụng thuật ngữ một cách thành thạo, bạn trở nên đáng tin cậy hơn với đối tác kinh doanh và khách hàng. Việc sử dụng thuật ngữ chính xác và phù hợp cho thể hiện sự hiểu biết và chuyên môn, giúp xây dựng uy tín và tăng cường lòng tin của người khác đối với bạn.
-
Nâng cao khả năng đánh giá: Thành thạo chúng sẽ giúp bạn phân tích và đánh giá một tình huống kinh doanh một cách toàn diện và chính xác hơn. Bạn có khả năng nhận ra các yếu tố quan trọng và đưa ra quyết định dựa trên kiến thức chuyên môn đã học được.
-
Mở rộng cơ hội nghề nghiệp: Sự thành thạo thuật ngữ trong kinh doanh mở ra cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Có kiến thức sâu về thuật ngữ và khái niệm kinh doanh có thể là một lợi thế trong việc xin việc và thăng tiến trong công việc.
Tóm lại đây là một kỹ năng quan trọng giúp bạn hiểu, giao tiếp và thực hiện công việc kinh doanh một cách hiệu quả hơn, đồng thời mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng hơn trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý.
Lợi ích khi sử dụng thành thạo thuật ngữ trong kinh doanh
III. Những thuật ngữ trong kinh doanh cơ bản
Ngay sau đây cùng POS365 bắt đầu tìm hiểu những thuật ngữ mà nhất định bạn nên biết trong quá trình kinh doanh.
Thương hiệu
Từ ngữ để khách hàng có thể phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với những doanh nghiệp khác trên thị trường. Không chỉ dừng lại ở tên mà đây còn là biểu thưởng, cảm nhận của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Quan hệ công chúng (PR)
Quan hệ công chúng (PR) là một hoạt động nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt giữa tổ chức và công chúng (bao gồm khách hàng, nhà đầu tư, nhà báo, cộng đồng, và các bên liên quan khác). Mục tiêu của quan hệ công chúng là xây dựng hình ảnh tích cực và đáng tin cậy về tổ chức, tạo sự tín nhiệm và lòng tin từ công chúng.
Thuật ngữ trong kinh doanh này đóng vai trò quan trọng trong xây dựng hình ảnh và uy tín của tổ chức, tạo thuận lợi cho việc xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, tăng cường sự tín nhiệm và lòng tin từ cộng đồng kinh doanh và xã hội. Nó cũng giúp tổ chức quản lý và điều hướng thông tin và tương tác với các bên liên quan, đồng thời xử lý tốt các tình huống khẩn cấp và khủng hoảng truyền thông.
>> Xem thêm: Quan hệ công chúng là gì? Ý nghĩa, chức năng và các thuật ngữ liên quan
Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch dài hạn được phát triển để định hướng và đạt được mục tiêu kinh doanh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nó bao gồm việc xác định hướng đi chính của tổ chức trong việc tận dụng các cơ hội và đối phó với các thách thức trong môi trường kinh doanh.
>> Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? 7 ví dụ về chiến lược kinh doanh thành công
Lợi nhuận gộp
Phần tiền còn lại khi lấy doanh thu từ khi toàn bộ các chi phí bán hàng. Công thức của lợi nhuận này sẽ tính là:
Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần - giá vốn hàng bán
>> Xem thêm: Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính và những điều cần biết về lợi nhuận gộp
Lạm phát
Sự tăng mức giá chung theo thời gian của hàng hoá và dịch vụ sẽ dẫn đến giá trị của một loại tiền tệ bị giảm. Một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hơn hàng hoá hơn.
Đòn bẩy tài chính
Đây là hình thức sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp để đầu tư và phát triển kinh doanh với mong muốn mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Lãi vay
Đây là thuật ngữ trong kinh doanh mà doanh nghiệp thường nhắc đến nhất, thể hiện số tiền phải trả khi doanh nghiệp sử dụng tài sản nằm ngoài quyền sở hữu. Lãi vay thường sẽ là khoản chi phí nhằm trả cho các khoản vay từ ngân hàng và các chủ đầu tư khác.
Lãi kép
Hiểu đơn giản là số tiền mà doanh nghiệp nhận được thông qua hình thức cho vay. Sau đó, tiếp tục cộng tiền lãi đó vào số vốn ban đầu để tiếp tục tái đầu tư.
Điểm bán độc nhất - USP
Điểm khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ, những điểm mà chỉ có riêng ở sản phẩm của bạn mà những sản phẩm khác trên thị trường chưa có.
Chỉ số hiệu suất chính - KPI
Là những chỉ số dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của các công việc với mục tiêu đã đề ra.
Chỉ số giá tiêu dùng - CPI (đơn vị tính %)
Một chỉ số dùng để phản ánh mức độ thay đổi của giá hàng hóa tiêu dùng theo thời gian.
Chi phí cơ hội
Khi đứng giữa các sự lựa chọn, doanh nghiệp từ bỏ những lợi ích của một phương án này mà quyết định chọn một phương án khác, thì những lợi ích này sẽ được hiểu là chi phí cơ hội.
Những thuật ngữ trong kinh doanh cơ bản
IV. Các thuật ngữ tiếng Anh trong kinh doanh phổ biến
Tiếp theo sẽ là những định nghĩa về thuật ngữ trong kinh doanh bằng tiếng anh.
Overspend
Khi bạn lên một chiến lược kinh doanh cụ thể, ngân sách rõ ràng, tuy nhiên bạn tiêu tiền vượt quá số lượng dự tính thì sẽ được gọi là overspend.
Break even
Break even hay còn gọi là điểm hòa vốn. Điểm mà tại đó doanh nghiệp của bạn đã thu lại được toàn bộ chi phí bỏ ra, không có lãi nhưng không bị lỗ.
Cash flow
Cash flow là dòng tiền, hay còn được hiểu là sự dịch chuyển nguồn tiền mặt của doanh nghiệp. Trong một khoảng thời gian nhất định, toàn bộ lưu lượng tiền mặt được doanh nghiệp chi ra và thu vào được định nghĩa là dòng tiền.
Market share
Đây là một thuật ngữ trong kinh doanh bằng tiếng Anh rất hay gặp phải. Market share được hiểu là thị phần tiêu thụ những sản phẩm mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh. Thị phần càng lớn thì doanh nghiệp có càng có cơ hội làm chủ cuộc chơi.
IPO (Initial Public Offering)
IPO được hiểu là phát hành công khai lần đầu, đây là lần đầu tiên doanh nghiệp có mặt trên sàn và chào bán chứng khoán tới công chúng.
Prime rate
Đây là lãi suất ưu đãi mà các doanh nghiệp nhận được từ ngân hàng, thông thường chỉ khi có những khoản vay lớn thì các doanh nghiệp mới nhận được lãi suất này.
Micro-economic
Đây là kinh tế vi mô, nghiên cứu hành vi của người dùng và doanh nghiệp trong một thị trường nhất định.
Macro-economic
Được gọi là kinh tế học vĩ mô, kinh tế tầm lớn, chuyên nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc, các yếu tố liên quan của cả một nền kinh tế.
Valuation
Định giá, thường được đánh giá trên các yếu tố của doanh nghiệp để cho ra một con số ước tính về giá trị của doanh nghiệp đó.
Trên đây là những thuật ngữ trong kinh doanh cơ bản mà bạn nên biết trước khi bắt đầu tiến hành kinh doanh.