Ngành dịch vụ ăn uống ngày càng phát triển đa dạng với nhiều mô hình kinh doanh phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Mở nhà hàng kinh doanh ăn uống mang lại nhiều lợi thế hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên để quá trình kinh doanh thuận lợi, chủ kinh doanh phải hoàn thành các bước thủ tục đầy đủ. Cùng POS365 tìm hiểu chi tiết thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống trong bài viết này nhé!
1. Mở nhà hàng kinh doanh ăn uống cần giấy phép gì?
Để mở nhà hàng kinh doanh ăn uống tại Việt Nam, bạn cần tuân thủ các quy định của pháp luật và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lý sau.
1.1. Giấy đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCĐKKD) là giấy tờ pháp lý bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả nhà hàng ăn uống. Giấy tờ này do UBND cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký thành lập và có hiệu lực trong vòng 15 năm.
1.1.2. Quyền lợi khi có GCĐKKD nhà hàng ăn uống
-
Được pháp luật bảo hộ hoạt động kinh doanh: GCĐKKD là căn cứ để doanh nghiệp/hộ kinh doanh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
-
Tăng uy tín cho doanh nghiệp/hộ kinh doanh: GCĐKKD giúp doanh nghiệp/hộ kinh doanh khẳng định tính hợp pháp và uy tín trong hoạt động kinh doanh, tạo dựng niềm tin cho khách hàng và đối tác.
-
Mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh: GCĐKKD là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp/hộ kinh doanh tham gia các hoạt động giao dịch thương mại, ký kết hợp đồng, vay vốn ngân hàng,...
-
Thu hút đầu tư: GCĐKKD giúp doanh nghiệp/hộ kinh doanh thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư tiềm năng.
Nếu nhà hàng kinh doanh không có giấy phép sẽ được tính vào hoạt động kinh doanh trái phép và sẽ bị xử lý theo từng mức độ cụ thể.
Giấy đăng ký kinh doanh
1.1.3. Hồ sơ đăng ký mở nhà hàng kinh doanh ăn uống
-
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
-
Bản sao (có công chứng) CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của các cá nhân tham gia vào hộ kinh doanh
-
Biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh (bản sao có công chứng).
Sau khi đã có đầy đủ giấy giờ hồ sơ, chủ kinh doanh sẽ nộp và đóng phí tại UBND quận, huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh. Mức thu phí đăng ký hộ kinh doanh theo thông tư số 176/2012/TT-BTC là 100.000 đồng/lần.
>>Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thu lời nhanh chóng
1.2. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là giấy tờ pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bao gồm nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống. Giấy phép này là minh chứng cho việc cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
1.2.1. Mục đích của việc cấp Giấy phép VSATTP
-
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
-
Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thực phẩm.
-
Bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
-
Góp phần thúc đẩy phát triển ngành sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
1.2.2. Hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm
Căn cứ theo Quyết định 14/2014/QĐ-UBND hồ sơ bao gồm:
-
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
-
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở).
-
Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
-
Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Trong vòng 15 ngày làm việc sẽ có đại diện cơ quan có thẩm quyền đến kiểm tra thực tế nhà hàng, quán ăn. Nếu đạt đủ điều kiện, nhà hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp có điểm nào chưa đạt yêu cầu ATTP, họ sẽ phản hồi bằng văn bản.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có hạn là 3 năm kể từ ngày đăng ký. Như vậy, cứ 3 năm thì chủ nhà hàng cần chứng minh lại để xác nhận cơ sở kinh doanh đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
>>Xem thêm: Các bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng buffet chi tiết
1.3. Một số giấy phép khác
Ngoài 2 loại giấy tờ quan trọng trên, để nhà hàng có thể tập trung phát triển bền vững, chủ kinh doanh cần chuẩn bị các loại giấy phép, bao gồm:
Một số giấy phép khác
-
Chứng minh bằng văn bản rằng nhà hàng có đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy
-
Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền
-
Giấy phép bán lẻ rượu trong nhà hàng (nếu có)
-
Giấy phép bán lẻ thuốc lá trong nhà hàng (nếu có)
-
Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường nếu diện tích nhà hàng, quán ăn > 200m2.
>>Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng từ A đến Z siêu lợi nhuận
2. Hồ sơ đăng ký thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống
Để mở nhà hàng kinh doanh ăn uống tại Việt Nam, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây.
2.1. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
-
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
-
Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
-
Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê địa điểm đăng ký hộ kinh doanh.
-
Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình nếu các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh.
-
Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.
-
Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
-
Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).
>>Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng tiệc cưới chi tiết từ A-Z
2.2. Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh ăn uống
Hồ sơ thành lập công ty bao gồm các giấy tờ sau:
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh ăn uống
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định.
-
Điều lệ công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống.
-
Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn.
-
Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, các thành viên, cổ đông góp vốn.
-
Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức.
-
Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
-
Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện).
>>Xem thêm: Bí quyết chọn mặt bằng nhà hàng & một số mẫu thiết kế đẹp
3. Thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống
Dưới đây là các bước thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống, mời các bạn tham khảo.
3.1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Chủ kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo hướng dẫn bên trên, đã được các thành viên/ cổ công đông công ty ký, đóng dấu hợp lệ.
Chuẩn bị và nộp hồ sơ
3.2. Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận
Hồ sơ sẽ được tiếp nhận bởi Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh. Các bạn có thể đăng ký trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
3.3. Sửa đổi hoặc bổ sung thông tin cần thiết
Nếu có thông báo sửa đổi, bổ sung thông tin cần thiết thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống thì các bạn sẽ cần thực hiện trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
Sửa đổi hoặc bổ sung thông tin cần thiết
3.4. Chi phí thực hiện thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống
Về lệ phí đăng ký với nhà nước thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống bao gồm:
-
Mức lệ phí đăng ký kinh doanh mới nhất đã được cập nhật tại Thông tư 47/2019/TT-BTC là 50.000 đồng. Trường hợp người đăng ký thực hiện việc đăng ký qua mạng điện tử sẽ không cần phải nộp mức phí này.
-
Mức lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm lần đầu: 150.000 đồng/lần.
Chi phí thực hiện thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống
3.5. Thời gian thực hiện
Sau khi chuẩn bị, hoàn thành hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh, thời gian thành lập nhà hàng thông thường sau 03 – 05 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế, bạn có thể mất 1 – 2 tuần tuỳ thuộc vào việc hồ sơ của bạn có hợp lệ hay không.
Như vậy, POS365 vừa cùng các bạn tìm hiểu chi tiết thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống. Hy vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm khởi nghiệp thành công.