Con người cùng với thời đại đang ngày càng phát triển, thế nên nhu cầu của họ mỗi ngày lại đa dạng hơn. Hiểu được tầm quan trọng của việc này, nhà tâm lý học Abraham Maslow đã nghiên cứu và ra đời tháp nhu cầu Maslow nhằm phân tích tâm lý loài người.
Sản phẩm khoa học này mang ý nghĩa rất lớn cho các doanh nghiệp. Giúp họ đưa ra những giải pháp hiệu quả trong việc sản xuất và quản lý nhân sự. Vậy tháp nhu cầu Maslow là gì? hãy cùng POS365 tìm hiểu ngay trong nội dung sau đây.
I. Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Tháp nhu cầu Maslow là thuyết động lực được xây dựng theo hình kim tự tháp biểu thị cấp bậc phát triển các nhu cầu của cá nhân phải đạt được từ cơ bản nhất cho đến cao cấp hơn. Đây là sản phẩm của nhà tâm lý học Abraham Maslow từ năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation.
Tháp nhu cầu Maslow biểu thị nhu cầu của con người qua 5 cấp độ
Tháp nhu cầu Maslow (Maslow’s hierarchy of needs) phân thành 2 nhóm là nhu cầu cơ bản (Basic need) và nhu cầu nâng cao (Meta needs). Nhóm cơ bản gồm các nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ, nghỉ… Khi đã đáp ứng đủ, con người sẽ tìm tới các nhu cầu cao hơn như an toàn, tôn trọng, danh tiếng, địa vị…
Mô hình tháp nhu cầu Maslow sẽ biểu thị theo 5 cấp bậc. Mỗi cấp bậc sẽ được sắp xếp từ thấp tới cao: Sinh lý (physiological) -> An toàn (safety) -> Quan hệ xã hội (love/belonging) -> Kính trọng (esteem) -> Thể hiện bản thân (self – actualization).
II. Nội dung các cấp độ của tháp nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu Maslow biểu thị 5 cấp theo thứ tự từ dưới lên trên. Theo Maslow, ông cho rằng 4 cấp xuất phát từ sự thiếu hụt, do đó con người có những mong muốn lấp đầy nhu cầu này. Tuy nhiên riêng với cấp bậc cao nhất, nó được sinh ra từ mong muốn tự nhiên của bản thân. Cụ thể 5 cấp độ sẽ được giải thích như sau:
2.1. Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản nhất của con người từ khi sinh ra. Những nhu cầu này bắt buộc phải được đáp ứng thì con người mới có thể sống và hướng đến những mong muốn tiếp theo. Có thể kể đến như: thở, ăn uống, quần áo, nơi ở,... Khi các thứ này được đáp ứng thì con người mới có thể phát triển tốt.
Những nhu cầu này là cơ bản và quan trọng nhất. Nếu không đáp ứng được thì các cấp bậc nhu cầu cao hơn đề trở nên vô nghĩa.
Đây là nhu cầu cơ bản nhất của con người
Ví dụ: Bạn thường lựa chọn những công việc có mức lương tốt và có cơ hội thăng tiến để đáp ứng các chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, bạn không thể làm việc trong trạng thái đói, mỏi, mệt. Lúc này thể lực và trí lực của bạn không còn đảm bảo để tiếp tục công việc.
2.2. Nhu cầu được an toàn
Sau khi đáp ứng được nhu cầu sinh lý, thì an toàn chính là nhu cầu tiếp theo của con người. Đây là yếu tố giúp họ đảm bảo và yên tâm trong việc phát triển.
Các nhu cầu an toàn cần đảm bảo:
-
An toàn về sức khỏe.
-
An toàn về tài chính.
-
An toàn tính mạng.
Nhu cầu an toàn sẽ xuất hiện sau khi con người đạt được các nhu cầu cơ bản
Ví dụ: Khi bạn có thu nhập thấp, bạn thường chọn những lương thực rẻ đủ ăn để tiết kiệm chi phí. Khi thu nhập đã khá hơn, bạn sẽ chọn các hình thức khác để bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe.
Trong doanh nghiệp, việc thiết kế môi trường làm việc đầy đủ trang thiết bị, đi kèm với đóng bảo hiểm cho nhân viên… là việc đảm bảo nhu cầu an toàn cùng với nhu cầu sinh lý của nguồn nhân lực tại đây. Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài và bền vững.
2.3. Nhu cầu xã hội
Nhu cầu xã hội nhằm mục đích mở rộng mối quan hệ sau khi đáp ứng các nhu cầu của bản thân như tình bạn, đồng nghiệp, đối tác, tình yêu,... Những nhu cầu này giúp con người cảm thấy gần gũi, thân thuộc, không còn cô độc, lo âu,... Nó được biểu thị qua các mối quan hệ gia đình, bạn bè, câu lạc bộ, hội nhóm,...
Nhu cầu xã hội chính là mong muốn kết nối với nhau của từng cá nhân
2.4. Nhu cầu được kính trọng
Nhu cầu được kính trọng thường đi kèm với nhu cầu xã hội. Việc mong muốn được coi trọng, chấp nhận luôn xuất hiện trong mỗi cá nhân. Lúc này họ từng bước nỗ lực, phát triển bản thân để được người khác công nhận. Nhu cầu này được thể hiện thông qua sự tự tin, lòng tự trọng, tin tưởng, năng lực, sự thành thạo, tự tin, độc lập và tự do của mỗi người.
Nhu cầu được kính trọng trong tháp nhu cầu Maslow được chia làm hai loại:
-
Sự tôn trọng và danh tiếng: Điều này được thể hiện qua địa vị, vị trí mà họ đạt được trong một tổ chức, tập thể hoặc trong xã hội.
-
Lòng tự trọng đối với bản thân: Yếu tố này quyết định việc phát triển cá nhân. Việc này được thể hiện trong việc coi trọng đạo đức, phẩm giá của bản thân.
mong muốn được coi trọng, chấp nhận luôn xuất hiện trong mỗi cá nhân
2.5. Nhu cầu được thể hiện bản thân
Đây là nhu cầu nhất được xếp trong tháp nhu cầu Maslow. Đây là nhu cầu tự nhiên sinh ra khi cá nhân đạt được 4 cấp bập phía dưới. Theo Maslow, ông cho rằng nhu cầu này xuất hiện không phải do chưa đáp ứng được mục tiêu nào đó như 4 nhu cầu dưới, mà do mong muốn phát triển con người.
Nhu cầu này xuất hiện do mong muốn được phát triển của con người
Thường nhu cầu này sẽ xuất phát từ những người thành công. Maslow giải thích rằng đây là mong ước có thể làm được tất cả những gì mà người đó có khả năng, để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Những bậc phụ huynh luôn mong muốn mình trả thành kiểu cha mẹ lý tưởng, người thì muốn sáng chế, người thì muốn thành vận động viên vĩ đại nhất...
>>> Tìm hiểu thêm: SWOT bản thân là gì? Cách phân tích SWOT bản thân từ A đến Z
III. Những lưu ý khi áp dụng tháp nhu cầu Maslow
Theo thống kê, mọi cá nhân đều tồn tại cả 5 nhu cầu này. Thế nhân, nếu muốn áp dụng, chúng ta cần phải tùy thuộc vào mỗi cá nhân có nhu cầu ít hay nhiều trong từng cấp bậc.
3.1. Không nhất thiết phải “sao y bản chính” nhu cầu như lý thuyết
Những học thuyết liên quan đến con người thương mang ý nghĩa tương đối và tháp nhu cầu Maslow không ngoại lệ. Mặc dù quá trình phát triển nhu cầu của con người sẽ đi dần dần theo thứ tự từ dưới lên trên đỉnh tháp. Thế nhưng, điều này còn phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của mỗi người. Chỉ có duy nhất đúng với nhu cầu sinh lý ở vị trí thấp nhất của tháp. Đây chính là nền tảng để phát triển những cấp bậc nhu cầu tiếp theo.
Ví dụ: Trong thời điểm hiện tại, số lượng cá nhân lựa chọn phát triển công việc, bản thân, tập trung phát triển bản thân rồi mới lập gia đình. Việc này cho thấy nhu cầu được kính trọng cao hơn nhu cầu xã hội.
3.2. Nhu cầu không phải lúc nào cũng tăng
Hầu hết trong chúng ta đều mong muốn nhu cầu của cá nhân sẽ tăng tiến đi từ chân tháp lên đỉnh. Thế nhưng từ đầu đến cuối lại không theo quy trình như vậy. Việc này xảy ra có thể do các yếu tố ngoại cảnh hoặc họ gặp phải biến cố cuộc sống như ly hôn, tai nạn, nợ nần… Sau khi gặp phải những sự việc này, tháp nhu cầu sẽ được xây dựng lại chứ không phát triển thêm.
3.3. Nhu cầu mới sẽ xuất hiện kể cả nhu cầu cũ không đạt 100%
Theo như Maslow, ông đề cập tới việc nhu cầu mới sẽ xuất hiện dù nhu cầu cũ chưa đáp ứng đủ 100%. Vì vậy những nhu cầu trong tháp chỉ cần đáp ứng được ở mức độ nhất định thì nhu cầu mới có thể xuất hiện.
3.4. Tháp nhu cầu Maslow mở rộng
Thời đại ngày càng phát triển kéo theo đó là nhu cầu của con người ngày càng gia tăng. Thế nên tháp nhu cầu Maslow mở rộng thêm 3 cấp độ khác. Cụ thể:
-
Nhu cầu nhận thức (Cognitive): nhu cầu về học hỏi, kiến thức
-
Nhu cầu thẩm mỹ (Aesthetic): nhu cầu về đánh giá, tìm kiếm vẻ đẹp về hình thức.
-
Nhu cầu về tự tôn bản ngã (Self- Transcendence): nhu cầu được thúc đẩy bởi các giá trị vượt ra ngoài bản thân như trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái.
IV. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh
Tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp doanh nghiệp xác định định được chân dung khách hàng. Cụ thể bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
-
Họ thuộc nhóm nhu cầu nào trong tháp nhu cầu Maslow?
-
Họ có số lượng phổ biến hay ở mức nhỏ?
-
Họ mong muốn gì ở sản phẩm của bạn?
Ví dụ: Các App hẹn hò hiện nay sẽ nhắm đến những người trong cấp độ thứ 3 trong tháp nhu cầu Maslow. Nhóm đối tượng này sẽ có nhu cầu kết bạn, yêu đương.
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh
>>> Tìm hiểu thêm: Hiệu ứng chim mồi - Bí kíp bán hàng cực đỉnh trong Marketing
V. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow Marketing
Marketing cũng là một phần quan trọng trong chiến dịch kinh doanh của doanh nghiệp. Những người tiếp thị đều biết răng mình cần lên bản kế hoạch tiếp thị bài bản dựa vào khách hàng. Họ cần phải nắm rõ ai là khách hàng mục tiêu của mình, họ mong muốn điều gì. Khi đã hoàn thành công đoạn này, Marketers có thể đưa ra các chiến lược tiếp thị phù hợp.
Mục đích áp dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing như sau:
-
Xác định khách hàng mục tiêu thuộc phân khúc nào: Từng nhóm khách hàng sẽ có nhu cầu sử dụng sản phẩm theo mục đích khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn có các cách tiếp thị phù hợp nhất cho mỗi khách hàng
-
Truyền tải thông điệp sau khi nghiên cứu hành vi khách hàng: Việc này sẽ giúp bạn tìm ra chìa khóa tác động tới hành vi mua của khách hàng. Họ sẽ xem xét các yếu tố liên quan đến giá cả, sở thích, tính tiện dụng,... Sau khi nghiên cứu, bạn hoàn toàn có thể truyền tải thông điệp phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow Marketing
VI. Tổng kết
Tháp nhu cầu Maslow được tạo ra nhằm mục đích nghiên cứu tâm lý con người. Phương pháp này hiện nay được áp dụng khá nhiều trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như giáo dục, quản trị nhân lực... Hy vọng câu trả lời cho câu hỏi Tháp nhu cầu Maslow là gì? của chúng tôi đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích mới. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!