Có lượng hàng hóa tồn kho cao là điều lo lắng đối với những chủ cửa hàng. Ngoài việc chiếm không gian lưu trữ lớn, nó còn khiến cho doanh số bị sụt giảm nghiêm trọng nếu không được giải quyết kịp thời. Cách thanh lý hàng tồn kho sẽ được POS365 nêu ra trong bài viết này ngay sau đây:
I. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng tồn kho
Trong kinh doanh hàng tồn kho là sản phẩm không bán ra dù đã được sản xuất hoặc nhập về trong một khoảng thời gian nhất định. Việc kiểm soát hàng tồn kho rất quan trọng, vì nếu hàng tồn quá nhiều không xử lý được thì doanh thu sẽ bị sụt giảm, không thu lại được tiền vốn đã bỏ trước đó. Không những thế, cửa hàng còn tốn cả chi phí lưu kho, tốn diện tích lưu trữ, chi phí quản lý.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng tồn kho:
-
Sản phẩm không thu hút đúng đối tượng khách hàng.
-
Chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
-
Bán không đúng dịp khách hàng có nhu cầu mua.
-
Chiến lược kinh doanh không hiệu quả.
-
Cách quản lý kho hàng không hiệu quả, để xảy ra sai sót nên sản phẩm không được trưng bày.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng tồn kho
Ví dụ đối với mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, danh mục mặt hàng sản phẩm cần bán rất nhiều. Để có thể tiêu thụ hết mọi sản phẩm nhập vào là việc không hề dễ dàng. Những mặt hàng như giấy vệ sinh, bỉm, vật dụng cá nhân,... không có hạn sử dụng thì có thể bán lâu dài. Nhưng đối với những mặt hàng thực phẩm như bánh kẹo, gia vị, đường sữa, nhất là thực phẩm tươi thì hạn sử dụng rất ngắn. Vì vậy, chủ cửa hàng phải biết cách thanh lý hàng hiệu quả để kéo lại doanh thu.
II. Cách thanh lý hàng tồn kho hiệu quả
Làm thế nào để thanh lý hàng tồn kho nhanh mà hiệu quả là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn. Dưới đây sẽ là những cách thức thanh lý hàng để các chủ cửa hàng có thể áp dụng:
2.1. Làm mới, quảng cáo và bán lại hàng hóa
Khi một mặt hàng không bán được, vấn đề có thể không nhất thiết là do sản phẩm đó. Trong một số trường hợp, vấn đề có thể nằm ở cách bạn tiếp thị hoặc định vị hàng hóa.
Một điều bạn có thể thử là định vị lại chúng trong cửa hàng của bạn. Đặt hàng tồn kho ở khu vực khác trong cửa hàng hoặc sắp xếp lại chúng. Các chuyên gia cho rằng đây có thể là một cách tuyệt vời để làm mới hàng hóa của bạn.
Làm mới bảng giá và cái nhìn về sản phẩm. Bạn có thể thay đổi bảng hiệu, thay thế bằng những màu sắc rực rỡ, thay thế những bảng giá đã bị cũ. Làm mới sẽ giúp cho những khách hàng không nhìn thấy ở vị trí đặt trước đó được thu hút và tìm hiểu.
Xem thêm: 10 ý tưởng Kinh doanh không có hàng tồn kho để bắt đầu
2.2. Áp dụng khuyến mại tặng kèm hàng tồn kho cũ
Cách thanh lý hàng tồn kho này là bạn sẽ bán và áp dụng các chính sách, mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1,...
Theo đó, những đơn hàng hay sản phẩm bán chậm có thể thực hiện mẹo thanh lý này. Bạn có thể tính toán thu nhập và chấp nhận lãi thấp/ hòa vốn để có thể thanh lý được hàng hóa tồn kho, không có tiềm năng bán.
Hãy chú ý đến khu vực khách hàng hay lui tới và thiết lập chương trình khuyến mãi tại đó để đạt được hiệu quả cao nhất.
Áp dụng khuyến mại tặng kèm hàng tồn kho cũ
2.3. Giảm giá các mặt hàng (nhưng phải có chiến lược)
Nếu quảng cáo hay bán lại không hiệu quả, hãy xem xét giảm giá cho hàng tồn kho của bạn.
Các chuyên gia khuyên bạn nên tổ chức sự kiện lớn và có tác động cao để thu hút khách hàng. Sự kiện càng lớn càng tốt, bởi khách hàng khi nhìn thấy đám đông sẽ sinh ra tâm lý lớn khi mua. Họ sẽ nghĩ rằng nếu họ không mua thì người khác sẽ mua chúng.
Tạo ra sự kiện sẽ thu hút khách hàng hơn là giảm giá. Ngoài ra, nếu bạn thực hiện đúng, bạn sẽ có thêm được những khách hàng mới trong tương lai.
Điều thú vị về cách thanh lý hàng hóa tồn kho này là chúng không chỉ tiêu thụ hàng hóa ế như mong muốn mà còn dẫn đến tăng trưởng trong cơ sở khách hàng và thu hút người tiêu dùng mới vào doanh nghiệp của bạn.
Giảm giá các loại mặt hàng cần thanh lý
2.4. Bán theo gói
Hãy xem xét và gộp vài sản phẩm lại với nhau và thay đổi giá của chúng thấp hơn khi mua riêng. Điều này cho phép bạn bán được số lượng hàng hóa lớn mà không mất đi khoản lợi nhuận của mình.
Gói khuyến mại cùng một mặt hàng: Ví dụ, bạn đang muốn thanh lý hàng hóa có nhiều màu, hãy kết hợp với nhau xem chúng bán có nhanh hơn không.
Gói khuyến mại bổ sung: Hàng hóa tồn kho có đang thừa những mặt hàng khác nhau hay không. Bạn có thể bổ sung một mặt hàng được khách hàng ưa chuộng kèm theo sản phẩm tồn kho và hạ thấp giá của chúng khi mua lẻ. Điều này có thể kích thích khách hàng mua được nhiều hơn, bạn cũng có thể thanh lý được hàng hóa tồn kho mà vẫn có lãi.
2.5. Sử dụng hàng tồn kho như quà tặng kèm hay ưu đãi
Chiến thuật này sử dụng tốt nhất đối với những sản phẩm có chi phí thấp. Nếu một sản phẩm khó bán hay thanh lý quá, thay vào đó hãy sử dụng nó như một món quà hay ưu đãi kèm theo. Bạn cũng có thể thực hiện những cách thanh lý hàng tồn kho đối với các mặt hàng. Ví dụ như: Bạn sẽ được tặng một chiếc túi miễn phí đối với những hóa đơn trên 250k.
Hoặc với việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng và tồn kho POS365, bạn có thể theo dõi những khách hàng có hóa đơn cao, bằng việc khích lệ họ mua thêm, hoặc đơn giản là trao những món quà free cho các khách hàng thân thiết.
Ngay khi những hàng tồn kho này được tặng free, bạn sẽ nhận được một lượng lớn sự tương tác từ khách hàng, email, đăng ký nhận sản phẩm free từ các khách hàng,... Chính vì vậy, bạn không nên quá lo lắng khi biết một vài mặt hàng vẫn còn tồn kho. Việc quan trọng là bạn cần biết được nó tồn kho bao nhiêu và có được phương pháp, kế hoạch xử lý kịp thời.
III. Một số giải pháp hạn chế hàng tồn kho
Muốn hạn chế số lượng hàng tồn kho bạn cần phải có chiến lược sản xuất hoặc nhập hàng phù hợp ngay từ đầu. Theo đó thì việc nghiên cứu thị trường là rất quan trọng. Bên cạnh đó, chủ cửa hàng cũng cần:
-
Theo dõi sát sao doanh số bán theo ngày, theo tháng của từng sản phẩm để có kế hoạch nhập hàng, lưu kho và xử lý hàng tồn kho hợp lý.
-
Những sản phẩm có hạn sử dụng càng ngắn thì càng không nên ôm đồm nhập quá nhiều.
-
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi hạn sử dụng của sản phẩm.
Giải pháp thanh lý hàng tồn kho
Kết luận:
Kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào thì việc tồn kho là không thể tránh khỏi. Vì vậy, chủ cửa hàng cần lên kế hoạch cụ thể trước khi sản xuất/ nhập hàng để hạn chế nhất tình trạng này. Nếu sản phẩm lưu trữ quá lâu thì phải xây dựng chương trình thanh lý hàng tồn kho hiệu quả để có thể thu hồi lại vốn. Lượng hàng tồn quá lớn sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến việc kinh doanh thất bại.