Doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp các sản phẩm/dịch vụ có sức hấp dẫn lớn, nhưng không phải ai cũng muốn mua hoặc cần sản phẩm của bạn. Để giúp các chủ doanh nghiệp, POS365 hướng dẫn bạn xác định thị trường mục tiêu, tìm hiểu và khoanh vùng những người có thể sẵn sàng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Thị trường mục tiêu là gì?
Một thị trường mục tiêu là một nhóm người mua tiềm năng cụ thể mà doanh nghiệp định vị sản phẩm và dịch vụ của mình. Hay nói một cách đơn giản hơn, đó là những nhóm người có khả năng mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn nhất.
Xác định thị trường mục tiêu đúng cách
Quá nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh tại nhà không dành thời gian để xác định và tìm kiếm thị trường mục tiêu của họ. Điều đó có nghĩa là họ đang lãng phí thời gian và tiền bạc khi kinh doanh. Một số chủ kinh doanh ở nhà xác định thị trường mục tiêu của họ là "tất cả mọi người". Nhưng trên thực tế, mỗi người thường có những đặc điểm và sở thích khi lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ của bạn nói riêng.
Biết thị trường mục tiêu cho phép bạn thực hiện các chiến dịch của mình ở nơi thị trường của bạn hoạt động. Hoặc sử dụng các từ ngữ phù hợp, các lời dụ dỗ để nói lên nhu cầu của họ. Khi đã xác định được thị trường mục tiêu đúng đắn, việc thực hiện trở nên dễ dàng hơn. Phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp POS365 đưa ra phân khúc thị trường mà bạn có thể hướng đến.
Phân khúc thị trường
Về cơ bản, thị trường hiện nay chia thành những nhóm nhỏ. Ví dụ, nếu thị trường mục tiêu của bạn là các bà mẹ muốn giảm cân, các phân khúc nhỏ hơn của thị trường có thể bao gồm các bà mẹ làm việc, các bà mẹ ở nhà hay sống ở những thành phố lớn.
Bốn phân khúc thị trường phổ biến bao gồm:
-
Phân khúc vị trí, chẳng hạn như địa chỉ, thành phố, vùng miền.
-
Phân khúc nhân khẩu học tập trung vào những tính năng như giới tính, chủng tộc, tuổi tác.
-
Phân khúc hành vi tập trung vào lợi ích khách hàng nhận được và cách họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
-
Phân khúc tâm lý xem xét những thuộc tính liên quan đến tính cách, giá trị, thái độ, sở thích hoặc lối sống.
Để xác định những phân khúc thị trường này, bạn có thể tìm kiếm chúng thông qua các công cụ SEO như Analytics. Để xác định được thị trường mục tiêu qua các phân khúc, bạn cần trả lời các câu hỏi:
-
Khách hàng tiềm năng của bạn bao nhiêu tuổi
-
Họ kiếm được bao nhiêu tiền
-
Sản phẩm/dịch vụ của bạn phù hợp nhất cho nam giới, phụ nữ, trẻ em
-
Cửa hàng thị trường mục tiêu của bạn ở đâu
-
Khách hàng sống ở đâu
-
Trình độ học vấn của họ như thế nào
-
Những vấn đề, nhu cầu, mong muốn của họ mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể đáp ứng.
Tiếp thị, marketing phù hợp
Bạn càng hiểu biết người mua của mình, các chiến dịch tiếp thị của bạn sẽ càng hiệu quả hơn. Bạn sẽ biết nơi để tìm khách hàng của mình, bạn có thể đề cập thông tin của mình trước mặt khách hàng. Ngoài ra, nhờ vào việc xác định thị trường mục tiêu, bạn cũng có thể nắm bắt được những thói quen sử dụng của họ, ví dụ họ sử dụng nhiều điện thoại để tìm kiếm tin tức, mua hàng hơn là sử dụng máy tính chẳng hạn.
Nói chung, việc nhắm vào đúng khách hàng tiềm năng hay khía cạnh của phân khúc thị trường giúp bạn giảm được thời gian, chi phí tiền bạc vào những khách hàng không có nhu cầu. Từ đó, tăng hiệu quả cao nhất của chiến dịch quảng cáo.
Nhờ vào những công cụ quảng cáo hiện nay, người dùng dễ dàng lựa chọn được những thị trường mục tiêu ngay trên google, facebook, zalo,.... bạn cũng có thể sử dụng các chiến dịch song song với từng nhóm đối tượng khác nhau để tìm được thị trường khách hàng hiệu quả nhất cho mô hình kinh doanh của mình.
Thị trường mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh
Có một thị trường mục tiêu được xác định rõ là điều cần thiết trong giai đoạn lập kế hoạch kinh doanh của bạn. Cùng POS365 xem xét năm lĩnh vực lập kế hoạch trong đó thị trường mục tiêu là nền tảng của nghiên cứu:
-
Nghiên cứu tính khả thi: Trước khi bạn bắt đầu kinh doanh, hãy chắc chắn rằng đó là một ý tưởng tốt thông qua một nghiên cứu khả thi. Đánh giá nhanh ý tưởng kinh doanh của bạn đối với thị trường mục tiêu. Chẳng hạn, bạn đang bán đồ trẻ em cho nam sinh viên đại học 24 tuổi, việc kinh doanh của bạn chắc chắn sẽ thất bại. Để xác định liệu ý tưởng kinh doanh của bạn có hoạt động hay không, một thị trường mục tiêu phải được xác định.
-
Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường phù hợp bao gồm 5 lĩnh vực xung quanh doanh nghiệp của bạn (nhu cầu, quy mô thị trường, chỉ tiêu kinh tế, địa điểm, giá cả hay bão hòa thị trường). Dành thời gian để tiến hành nghiên cứu xác định thị trường mục tiêu giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
-
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa đối với mô hình kinh doanh của bạn. Nó bao gồm mọi thứ xung quanh thị trường mục tiêu của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn có một sản phẩm liên quan đến sức khỏe nhắm vào nam giới ở độ tuổi 55-70 tuổi, mối đe dọa đối với thị trường mục tiêu của bạn có thể là mức thu nhập của họ bị giảm khi độ tuổi nghỉ hưu là 65.
-
Kế hoạch kinh doanh: Một kế hoạch kinh doanh tốt vạch ra tầm nhìn và hướng dẫn để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Kế hoạch có nhiều khía cạnh, nhưng về cơ bản, nó được viết xung quanh hai lĩnh vực chính là sản phẩm và thị trường mục tiêu. Nếu không có một sự hiểu biết rõ ràng về thị trường mục tiêu, thói quen mua hàng, hành vi và sở thích của khách hàng sẽ khiến bạn có một kế hoạch kinh doanh không chắc chắn. Một kế hoạch kinh doanh không bền vững sẽ khó có được tài trợ, nhà đầu tư.
-
Tiếp thị: Thị trường mục tiêu giúp cho các thông điệp, chiến dịch được truyền tải đúng cách, giảm chi phí quảng cáo vào việc nhắm sai đối tượng.
Hãy bắt đầu ngay với việc xác định thị trường mục tiêu của bạn. Với những gì mà POS365 mang lại, mong rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn nhiều về khía cạnh này trong kinh doanh.