Câu chuyện kinh doanh

Đối với những người làm kinh doanh thì việc thoả mãn yêu cầu của tất cả khách hàng là điều vô cùng khó khăn. Vậy nên việc tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể chính là một lựa chọn hoàn toàn thông minh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chiến lược STP trong marketing - chiến lược giúp tập trung định vị sản phẩm trong lòng khách hàng mục tiêu.

STP - Công cụ giúp doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ hiệu quả

I. Chiến lược STP là gì?

STP được viết tắt từ 3 chữ cái đầu tiên của Segmentation - Phân khúc thị trường, Targeting - Thị trường mục tiêu và Positioning - Định vị thương hiệu. Nói một cách khái quát hơn thì STP là phương pháp tiếp thị nhằm hỗ trợ doanh nghiệp của bạn có thể dễ dàng xác định chính xác phân khúc thị trường, đồng thời lựa chọn thị trường mục tiêu của lợi thế cạnh tranh nhất và từ đó định vị thương hiệu thành công.

Chiến lược STP là gì?

Chiến lược STP là gì?

Chiến lược STP đòi hỏi doanh nghiệp cần tập trung các nguồn lực của mình để có thể khai thác trọng tâm vào một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể có những đặc điểm giống nhau. Qua đó tạo ra chiến lược Marketing phù hợp với mục tiêu thị trường của doanh nghiệp cũng như xây dựng và phát triển thương hiệu cá nhân rõ ràng trong tâm trí khách hàng.

>> Xem thêm: Khách hàng mục tiêu là gì? Làm thế nào để xác định khách hàng mục tiêu?

II. Vai trò của chiến lược STP Marketing của doanh nghiệp

Chiến lược STP in marketing là một cách tiếp cận hiệu quả để tạo ra kế hoạch tiếp thị hướng tới mục tiêu đối tượng của doanh nghiệp. Có nhiều lợi ích mà chiến lược STP trong Marketing mang lại cho doanh nghiệp:

  • Hiểu rõ và phục vụ khách hàng tốt hơn: Phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp nhận biết sự đa dạng và đặc thù của khách hàng. Điều này cho phép doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu, sở thích và mong muốn của từng nh khách hàng, từ đó tạo ra sản phẩm và dịch vụ phù hợp và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

  • Tập trung tài nguyên và lợi nhuận: Chọn lựa mục tiêu giúp doanh nghiệp tập trung các tài nguyên như thời gian, nguồn lực và ngân sách vào nhóm khách hàng mang lại lợi nhuận cao nhất. Điều này giúp tăng khả năng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả hơn, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh.

  • Xây dựng vị thế nhất định: Qua việc xác định vị thế, doanh nghiệp có thể xây dựng một thông điệp riêng biệt và sáng tạo để tạo ra sự khác biệt với đối thủ, thu hút khách hàng và tạo dựng lòng tin với thương hiệu. Việc tạo dựng vị trí giúp doanh nghiệp thể hiện giá trị đặc biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ và tìm được vị trí độc nhất trên thị trường.

  • Đánh bại đối thủ cạnh tranh: Chiến lược STP giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh, từ đó thay đổi và cải thiện chiến lược tiếp thị của mình để đối mặt hiệu quả với sự cạnh tranh và giành lợi thế trên thị trường.

  • Tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng: STP giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng và tạo ra một trải nệm tiếp thị tốt hơn. Điều này giúp tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tăng khả năng khách hàng trung thành và tạo ra khuynh hướng mua hàng trở lại.

III. Phân tích chiến lược STP in marketing

Ngay sau đây cùng POS365 phân tích một chiến lược STP hiệu quả với doanh nghiệp như thế theo từng giai đoạn.

3.1 Segmentation

Tại giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường bao gồm: nhu cầu mua hàng của người mua, đặc điểm hành vi… Sau đó mới phân loại các sản phẩm đang kinh doanh để đánh vào tệp khách hàng tiềm năng. Lý do trong quá trình phân tích chiến lược STP phải thực hiện phân đoạn thị trường đầu tiên bởi thị trường là vô cùng đa dạng. Ngoài ra với nguồn lực giới hạn thì doanh nghiệp không thể đáp ứng hết nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

 Segmentation trong chiến lược STP

Segmentation trong chiến lược STP

Có nhiều tiêu chí giúp phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp có thể tham khảo như:

  • Phân đoạn theo vị trí địa lý

  • Phân đoạn theo độ tuổi, giới tính

  • Theo đặc điểm hành vi tiêu dùng

  • Theo tầng lớp xã hội

Quá trình phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực hiệu quả để tập trung đầu tư vào sản phẩm cốt lõi và thu được lợi nhuận cao nhất cũng như gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

>> Xem thêm: Phân khúc thị trường là gì? 5 bước xác định phân khúc thị trường hiệu quả

3.2 Targeting

Sau giai đoạn nghiên cứu, đánh giá cũng như phân khúc thị trường, doanh nghiệp của bạn cần tiếp tục lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm của mình. Quá trình lựa chọn đúng thị trường mục tiêu hướng đến giúp doanh nghiệp đề ra các chiến lược marketing phù hợp và có thể đạt được kết quả tốt nhất.

Đây không chỉ là thị trường lớn mà còn là các thị trường ngách đang cần được khám phá. Việc vận dụng khe hở của thị trường nhằm tạo ra nhu cầu mới chính là mục tiêu doanh nghiệp cần hướng tới.

 Targeting trong chiến lược STP

Targeting trong chiến lược STP

Ngay sau đây cùng chúng tôi gợi ý với bạn 6 bước chi tiết để nhắm đúng thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn nên lựa chọn.

Bước 1: Thu thập các thông tin về thị trường ngách

Bước 2: Tìm hiểu về các khách hàng hiện tại bao gồm nhu cầu và đặc điểm hành vi 

Bước 3: Phân tích các số liệu thu thập được.

Bước 4: Tìm hiểu và nghiên cứu đối thủ

Bước 5: Hiểu rõ về tính năng cũng như các công cụ của các sản phẩm

Bước 6: Đánh giá hiệu quả công việc

3.3 Positioning

Khi doanh nghiệp của bạn đã quyết định thâm nhập vào một thị trường, doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm cũng như tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Chìa khoá ở đây chính là định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Vì trong trường hợp định vị được thương hiệu của sản phẩm trên thị trường sẽ khiến người tiêu dùng biết đến là sử dụng sản phẩm qua đó đem lại doanh thu cho doanh nghiệp thi đó mới chính là mục tiêu quan trọng nhất. Nếu không làm được điều đó thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ sớm bị đào thải và tất nhiên để khách hàng lựa chọn mua và tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp thay vì sản phẩm của các đối thủ khác là một điều không hề dễ.

Positioning trong chiến lược STP

Positioning trong chiến lược STP

IV. Ví dụ thực tế về chiến lược STP hiệu quả trong marketing

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về một số chiến lược tập trung vào khách hàng mục tiêu trong marketing của một số doanh nghiệp lớn.

4.1 Starbucks

Chiến lược STP của Starbucks là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò trong thành công của thương hiệu này trên toàn cầu. Dưới đây là chiến lược STP cụ thể của Starbucks:

StarbucksChiến lược STP của Starbucks

Chiến lược STP của Starbucks

4.1.1 Phân đoạn thị trường (Segmentation):

  • Starbucks phân chia thị trường thành nhiều phân khúc khách hàng, bao gồm giới trẻ, doanh nhân, sinh viên, công nhân văn phòng, v.v. Mỗi phân khúc này có nhu cầu và ưu tiên khác nhau về sản phẩm cũng như trải nghiệm khách hàng.

  • Starbucks hiểu rõ và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Ví dụ: chương trình thành viên Starbucks Rewards dành cho đối tượng thường xuyên ghé quán, sự lựa chọn đa dạng về cà phê và thức uống không cà phê, v.v.

4.1.2 Chọn mục tiêu (Targeting):

  • Thương hiệu này hướng đến việc tạo ra một không gian thân thiện và chỗ ngồi thoải mái để khách hàng trẻ có thể làm việc hoặc trò chuyện cùng bạn bè.

  • Starbucks dành nhiều thời gian và công sức để tạo ra một môi trường hấp dẫn cho khách hàng tìm kiếm trải nghiệm và giao tiếp xã hội. Quán cà phê được thiết kế sang trọng, âm nhạc nhẹ nhàng, không gian lý tưởng để làm việc hoặc gặp gỡ bạn bè.

4.1.3 Vị trí thương hiệu (Positioning):

  • Starbucks đã xây dựng một vị trí thương hiệu hàng đầu về cà phê và không gian tụ tập. Họ thúc đẩy việc sử dụng nguồn cà phê chất lượng cao và góp phần vào việc phát triển công nghệ nguồn cung.

  • Starbucks cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bao gồm cà phê nóng, lạnh, thức uống không cà phê, đồ ăn nhẹ và bánh kẹo. Họ luôn chú trọng đến việc tạo ra một trải nghiệm độc đáo và tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng.

Như vậy, chiến lược STP của Starbucks giúp thương hiệu tập trung vào các phân khúc khách hàng cụ thể, nhằm tạo ra các sản phẩm và trải nghiệm phù hợp với từng nhóm khách hàng. Điều này giúp xây dựng và duy trì vị thế mạnh của Starbucks trong ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. 

4.2 Apple

Chiến lược STP (Segmentation, Targeting, Positioning) của Apple là một phần quan trọng trong việc xác định và gây dựng vị trí của thương hiệu này trên thị trường. Dưới đây là các yếu tố trong chiến lược STP của Apple:

Chiến lược STP của Apple

Chiến lược STP của Apple

4.2.1 Phân đoạn thị trường (Segmentation):

  • Apple phân chia thị trường thành nhiều phân khúc khách hàng dựa trên các yếu tố như độ tuổi, thu nhập, sở thí và cầu. Ví dụ: khách hàng trung niên, khách hàng trẻ tuổi, doanh nhân, với nhóm này có yêu cầu và mong mu riêng về công nghệ và trải nghiệm.
  •  Đồng thời tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Ví dụ: iPhone dành cho người dùng cá nhân, iPad và MacBook dành cho doanh nhân và sinh viên.

4.2.2 Chọn mục tiêu (Targeting):

  • Doanh nghiệp này tập trung vào mục tiêu là khách hàng yêu công nghệ và mong muốn sở hữu các sản phẩm cao cấp. Thương hiệu này hướng đến việc tạo ra những sản phẩm và trải nghiệm độc đáo và sáng tạo.
  • Apple cũng tạo ra các dịch vụ kết hợp và hệ sinh thái công nghệ, như iCloud, AirPods, Apple Music, v.v. để cung cấp trải nghiệm toàn diện và tận hưởng tốt nhất cho khách hàng

4.2.3 Vị trí thương hiệu (Positioning):

  • Chiến lược stp của Apple đã xây dựng một vị trí thương hiệu hàng đầu về công nghệ và sự đổi mới. Thương hiệu này được nhận biết là tập trung vào chất lượng sản phẩm, thiết kế đẹp và sự dễ sử dụng.
  • Luôn chú trọng vào việc tạo ra một trải nghiệm người dùng tốt nhất thông qua việc tí hợp phần mềm và phần cứng, giao diện đơn giản và hệ sinh thái sản phẩm liên kết với nhau.

Như vậy, chiến lược STP của Apple giúp thương hiệu này tập trung vào các phân khúc khách hàng cụ thể để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp và tạo nên một vị trí độc đáo và sáng tạo trên thị trường công nghệ. 

Khi doanh nghiệp hiểu được chiến lược STP là gì thì họ có thể dễ dàng xác định được phân khúc khách hàng có giá trị nhất. Từ đó bạn có thể tạo ra những sản phẩm truyền thông tiếp thị hoàn toàn phù hợp nhắm đến những khách hàng tiềm năng nhất.