Câu chuyện kinh doanh

Kinh doanh homestay trong thời điểm hiện nay rất phát triển và được nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Nếu những người mới có ý định kinh doanh loại hình này sẽ cần phải nắm bắt kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Và khi kinh doanh thì bạn cũng cần phải nắm bắt các rủi ro khi kinh doanh homestay. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc các rủi ro và cách khắc phục những rủi ro ấy.

Nắm bắt các rủi ro khi kinh doanh homestay và cách khắc phục

1. Homestay là gì? 

Homestay là loại hình lưu trú và khách du lịch sẽ nghỉ ngơi tại đó để trải nghiệm và khám phá. Loại hình này thường có bếp ăn, máy giặt,… nên bạn có thể nấu nướng và sinh hoạt như chính ngôi nhà của mình vậy. Loại hình lưu trú này được nhiều người lựa chọn nhờ tính tiện lợi. Loại hình này ngày càng phát triển tại Việt Nam. Hiện nay đã có không ít chủ đầu tư theo đuổi kinh doanh homestay.

2. Những rủi ro khi kinh doanh homestay và cách khắc phục 

Bên cạnh lợi nhuận hấp dẫn khi kinh doanh thì chủ kinh doanh cũng sẽ phải đối mặt với không ít rủi ro. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc các rủi ro kinh doanh homestay bạn có thể gặp phải và cách khắc phục:

2.1 Khách review sai sự thật về homestay 

Khách review sai sự thật về homestay là điều khiến ít chủ kinh doanh cảm thấy lo lắng và để giải quyết vấn đề này cũng không hề dễ dàng. Thường những khách hàng có ý định ở căn homestay nào đó sẽ tìm kiếm các review của các khách lưu trú đã ở homestay trước đó. Nếu có review tốt, đánh giá cao thì họ có thể sẽ cân nhắc lựa chọn. Tuy nhiên, chỉ cần 1 đánh giá xấu thì họ có thể loại bỏ homestay đó ra khỏi sự cân nhắc. 

 Khách review sai sự thật về homestay

Khách hàng review sai sự thật về homestay

Thông thường khách review sai sự thật, đưa thông tin không chính xác về homestay thường do đối thủ cạnh tranh cố tình chơi xấu. Cách thức thực hiện của họ đó là lập các tài khoản ảo và đăng tải nội dung xấu về chất lượng dịch vụ, giá phòng,… khiến những khách hàng định đặt phòng thay đổi quyết định. 

Để khắc phục tình trạng này diễn ra là bạn cần phải phản hồi và báo cáo trên các trang diễn đàn, hội nhóm và nhờ admin của trang gỡ các bài viết này xuống. Trong trường hợp review được đăng ngay trên kênh của bạn thì bạn hãy trực tiếp xóa hoặc ẩn review đó. 

2.2 Khách đặt phòng nghỉ rồi huỷ 

Rủi ro khi kinh doanh homestay bạn thường xuyên gặp phải đó là khách đặt phòng xong rồi lại huỷ. Đây là tình huống thường xuyên gặp phải có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của bạn. Không những vậy, nó còn khiến chủ kinh doanh tổn hại về thời gian cũng như công sức làm việc. 

Cách khắc phục tình trạng này đó là khách hàng cần phải đặt cọc một khoản phí khoảng 50% giá trị của phòng. Khi đã trả tiền cọc thì khách hàng sẽ phải có trách nhiệm hơn và điều này cũng giúp làm giảm thiểu những rủi ro có thể gặp phải trong khi kinh doanh. 

Tìm hiểu ngay: Chia sẻ "tuyệt chiêu" kinh doanh homestay ở Hà Nội hiệu quả

2.3 Khách thuê phòng có các hành vi trái pháp luật 

Kiểm soát khách lưu trú là một công việc không hề dễ dàng đối với các chủ kinh doanh. Có những khách thuê phòng lợi dụng nghỉ ngơi ở homestay để thực hiện các hành vi trái pháp luật như: sử dụng chất kích thích, mua bán hàng cấm,… 

Để tránh được khách có các hành vi trái pháp luật thì chủ kinh doanh cần yêu cầu xuất trình giấy tờ khi thuê phòng. Tiến hành khai báo tạm trú, tạm vắng đầy đủ. Nếu có phát hiện dấu hiệu khả nghi thì bạn cần kiểm tra hoặc thông báo tới cơ quan chức năng để giải quyết trong thời gian sớm nhất.

2.4 Cố tình làm hư hỏng đồ của homestay 

Không phải khách hàng nào cũng có ý thức và trách nhiệm. Thật không may mắn khi kinh doanh bạn có thể gặp phải những khách hàng có những hành vi “khó coi” đó là cố tình làm hư hỏng đồ của homestay. Một số tình huống tồi tệ hơn đó là khách làm hỏng đồ nhưng không chịu bồi thường thiệt hại. Để giữ uy tín thì một số homestay đã phải chấp nhận thiệt hại. 

 rủi ro khi kinh doanh homestay

Khách cố tình làm hư hỏng đồ khi sử dụng phòng

Cách khắc phục đó là ngay từ đầu homestay cần đưa ra quy định, thoả thuận hoặc cam kết giữa bên thuê và bên cho thuê. Nếu họ làm hỏng đồ đạc sẽ phải bồi thường thiệt hại. Khi đã có cam kết thì nếu có thiệt hại xảy ra rất dễ dàng để giải quyết.

2.5 Lừa đảo, quỵt tiền 

Một số homestay có thể rơi vào tình huống dở khóc dở cười đó là khách chỉ đặt 2 người nhưng đi nhóm 4 người hoặc khách đặt 5 nhưng ở 10 người. Điều này có thể khiến homestay chịu tổn thất về doanh thu. Nói một cách nặng nề hơn thì đây là một chiêu “lừa dối” của khách hàng để không phải chi trả nhiều chi phí phòng hơn. 

Cách giải quyết vấn đề đó là thắt chặt thanh toán, cọc phòng. Trước khi chốt phòng cho khách cần kiểm tra số lượng khách ở phòng, đưa ra các quy định, phụ phí đối với khách ở thêm số lượng khách cho phép trong một phòng. Điều này có thể giúp cho bạn tránh được những chiêu lừa dối của khách hàng. 

2.6 Thiếu các giấy phép đăng ký kinh doanh 

Để kinh doanh thuận lợi thì đòi hỏi các chủ kinh doanh phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Hãy chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để kinh doanh thuận lợi. Nếu không bạn có thể bị cơ quan chức năng kiểm tra bất cứ lúc nào và nếu phát hiện sai phạm thì bạn có thể bị phạt tiền hoặc chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

Đọc thêm: Cách để xây dựng và kinh doanh homestay Đà Lạt hiệu quả

2.7 Rủi ro về dịch bệnh, thiên tai, bão lũ khi kinh doanh homestay

Đối với các homestay gần khu vực đồi núi, sông hồ hoặc biển có thể xảy ra các rủi ro liên quan tới thiên tai, bão lũ. Hoặc trong thời buổi nhiều dịch bệnh xảy ra như đại dịch COVID có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Đối với những vấn đề này thì chủ kinh doanh cần lên kế hoạch chi tiết để tránh các rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Và cần chuẩn bị vốn dự phòng để sửa chữa, duy trì hoạt động homestay trong khoảng thời gian nhất định để vượt qua dịch bệnh. 

rủi ro kinh doanh homestay

Rủi ro về thiên tai, dịch bệnh

2.8 Rủi ro về tài chính

Không phải homestay nào cũng thuận lợi thu về doanh thu cao trong khoảng thời gian dài. Chủ đầu tư cần phải chuẩn bị cho rủi ro khi kinh doanh homestay liên quan tới tài chính. Các trường kinh doanh thua lỗ có thể xảy ra do một số nguyên nhân như: không có khách tới thuê, chi phí đầu tư quá cao, nhân viên gian lận về tài chính,…

Để tránh tình huống này xảy ra thì chủ kinh doanh nên xây dựng chỉ số KPI cho homestay để đảm bảo doanh thu mục tiêu đặt ra. Đồng thời cần theo dõi hạn trả nợ để tránh không bị phạt chậm nộp. Chưa dừng lại ở đó, cần phải quản lý nhân viên chặt chẽ tránh tình trạng gian lận tài chính. Để tránh tình huống hoạt động kinh doanh bị gián đoạn thì chủ đầu tư cần có nguồn vốn dự phòng.

Đọc thêm: Chia sẻ cách kinh doanh homestay chung cư hiệu quả nhất hiện nay

Bài viết trên của POS365 đã chia sẻ cho bạn đọc các rủi ro khi kinh doanh homestay và cách khắc phục. Nếu có ý định kinh doanh loại hình này thì đừng nên bỏ qua bạn nhé. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết. Nếu cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới. 

Tổng hợp 10+ ý tưởng kinh doanh homestay độc đáo, mới lạ: https://www.pos365.vn/y-tuong-kinh-doanh-homestay-6634.html