Việc xây dựng một quy trình bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động bài bản và có định hướng. Trong bài viết này, POS365 sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình bán hàng là gì và hệ thống 7 bước xây dựng sơ đồ quy trình bán hàng chuyên nghiệp
Quy trình bán hàng
I. Quy trình bán hàng là gì?
Quy trình bán hàng là hệ thống toàn bộ các bước bán hàng của một doanh nghiệp, bao gồm những hoạt động trước bán cho tới hậu mãi (sau bán) và chăm sóc khách hàng. Theo một cách đơn giản hơn thì quy trình bán hàng nhằm đưa khách hàng từ lúc ban đầu cho đến khi là khách hàng cuối cùng.
Tại các doanh nghiệp lớn, quy trình bán hàng được thiết kế khoa học và nhờ đó việc bán hàng được tối ưu hóa, mang lại hiệu quả kinh doanh. Nó được thực hiện theo quy trình đã được quy định, những nguyên tắc được tạo ra theo mỗi chuỗi hoạt động do doanh nghiệp đề ra. Việc xây dựng quy trình bán hàng nhằm đạt được mục tiêu cụ thể cho các chiến lược kinh doanh bán hàng.
. Thực hiện quy trình bán hàng chỉn chu, chuyên nghiệp sẽ khiến cho việc thực hiện bán hàng có hiệu quả.
II. TOP những sai lầm dễ mắc khi xây dựng quy trình bán hàng
Quy trình bán hàng gặp những sai sót khiến cho việc kinh doanh không được thuận lợi là điều rất hay gặp phải trong quá trình kinh doanh. Nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và sau đây là các nguyên nhân sai lầm cơ bản khi xây dựng quy trình bán hàng.
1. Thiếu linh hoạt trong quy trình bán hàng
Có rất nhiều phương pháp bán hàng khác nhau tùy vào từng trường hợp và từng đối tượng khách hàng sẽ có những cách xử lý khác nhau. Cho dù doanh nghiệp lựa chọn quy trình kinh doanh nào là chính thì những phương pháp kinh doanh cũng nên được cập nhật mới, để có thể phù hợp với xã hội cũng như nhu cầu của thay đổi của khách hàng. Tốc độ phát triển của xã hội ngày nhanh, nếu bạn không cập nhật để bắt kịp với những thay đổi mới thì sẽ rất dễ bị tụt về phía sau.
2. Tự sáng tạo thêm vào quy trình bán hàng
Khi xây dựng chiến lược kinh doanh thì kế hoạch bán hàng đã được đưa ra một cách cụ thể tuy nhiên, có nhiều trường hợp không tuân thủ đúng những bước trong quy trình bán hàng dẫn đến những sự cố ngoài ý muốn. Quy trình bán hàng không rõ ràng sẽ khiến cho việc kinh doanh gặp khó khăn, khi những trường hợp phát sinh trong quá trình bán hàng, nhân viên bán hàng phải tự biên tự diễn, khi đó sự thấu hiểu khách hàng cũng như sự chuyên nghiệp sẽ không có. Từ đó mà sự đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp cũng đi xuống.
3. Không có công cụ đo lường hiệu quả bán hàng
Dù bạn có xây dựng chiến lược bán hàng có chi tiết và tốt đến bao nhiêu thì cũng sẽ có những tình huống phát sinh mà bạn không lường tới. Bên cạnh đó, qua thời gian hay những thay đổi từ môi trường sẽ khiến cho những kế hoạch đó không còn khả thi nữa. Vì vậy bạn phải thường xuyên cập nhật, nâng cấp những quy trình mới. Thường xuyên đo lường mức độ hiệu quả, đưa ra những đánh giá để tìm ra vấn đề và hướng giải quyết.
4. Không ứng dụng phần mềm thông minh vào bán hàng
Những phần mềm quản lý bán hàng thông minh hỗ trợ cho việc quản lý bán hàng được nhanh chóng và tiện lợi nhất. Trong quá trình bán hàng, sử dụng phần mềm thông như sẽ giúp việc phân loại sản phẩm, quy trình chọn món hay thanh toán được tiện lợi. Tạo những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức cho chính người quản lý.
Hiện nay, trên thị trường phần mềm quản lý bán hàng POS365 đang được rất nhiều người lựa chọn cho chiến lược bán hàng của mình.
III. 7 bước xây dựng quy trình bán hàng chuẩn cho mọi doanh nghiệp
Các bước xây dựng quy trình bán hàng
1. Chuẩn bị và lập kế hoạch bán hàng
Để có một kế hoạch bán hàng có hiệu quả nhất thì khâu chuẩn bị vô cùng cần thiết. Doanh nghiệp cần phải chú trọng cũng như cẩn thận trong những giai đoạn đầu tiên như:
-
Chú trọng về chất lượng sản phần và dịch vụ. Để tồn tại lâu dài trên thị trường thì phải đầu tư vào sản phẩm bao gồm cả hình thức, bao bì..
-
Lên danh sách khách hàng mục tiêu, xác định rõ những đối tượng muốn nhắm tới.
-
Xây dựng các chính sách về giá, khuyến mãi, ngân sách, quảng cáo… đầy đủ
2. Tìm kiếm khách hàng mục tiêu
Bắt tay vào kế hoạch bán hàng là chúng ta phải tìm kiếm được khách hàng mục tiêu của mình là ai. Những khách hàng tiềm năng này sẽ là người người đang trong giai đoạn đầu tiêu của kế hoạch bán hàng. Chúng ta có thể tìm kiếm lượng khách hàng này qua nhiều nguồn như mạng xã hội, từ các chương trình quảng cáo, từ các sự kiện, hội thảo. Hay đơn giản là những mối quan hệ bên ngoài của chúng ta, cũng có khách hàng tìm đến trực tiếp doanh nghiệp để mua hàng…
3. Tiếp cận khách hàng mục tiêu
Khi đã xác định được khách hàng mục tiêu của mình rồi thì hãy tiếp cận với khách hàng. Có thể nói đây là điểm tiếp xúc của người bán và người mua. Bước tiếp xúc đầu tiên tốt sẽ bước đệm tốt cho việc bán hàng thành công. Hãy tiếp cận với khách hàng một cách chuyên nghiệp, tự tin và thể hiện điểm nhấn riêng của bạn. Để có thể tiếp cận khách hàng một cách thành công nhất thì bạn hãy tìm hiểu thông tin về khách hàng thật kỹ, nắm bắt tốt nhu cầu của khách, đồng thời hiểu rõ về sản phẩm của mình.
4. Giới thiệu sản phẩm
Để khơi gợi nhu cầu của khách hàng cũng như cho khách hàng biết sản phẩm của bạn là gì, thì bạn cần giới thiệu chi tiết cũng như đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ của mình. Để gây được nhiều ấn tượng cho khách hàng thì bạn phải nói sâu vào những vấn đề trọng tâm, vấn đề mà khách hàng đang quan tâm, tránh giới thiệu lan man. Việc giới thiệu sản phẩm cũng phải tùy chỉnh theo từng đối tượng khách hàng. Mỗi khách hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau về sản phẩm, chúng ta phải biết linh hoạt theo từng nhu cầu hướng đến của khách hàng.
5. Thuyết phục khách hàng
Khách hàng có nhiều sự lựa chọn vì vậy, người bán hàng phải thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì đối thủ. Việc kế nối được với khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Ở đây, không phải chỉ là bạn giới thiệu một cách chi tiết về sản phẩm mà còn đòi hỏi bạn biết lắng nghe và giải quyết những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Thuyết phục khách hàng
Việc có thể thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn không phải là chuyện đơn giản, nó yêu cầu bạn phải có những kỹ năng cũng như kiến thức hiểu biết tốt. Việc bán hàng không đơn giản chỉ là giới thiệu về sản phẩm của bạn mà còn là phân tích những điểm khác biệt của bạn với đối thủ, điểm khác biệt cạnh tranh và đưa ra lý do tại sao khách hàng nên lựa chọn bạn thay vì đối thủ. Một thái độ làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp nâng cao khả năng chốt đơn của bạn.
6. Thỏa thuận, đàm phán và chốt sale
Sau khi đã thuyết phục được khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình thì việc bạn cần làm là thống nhất thỏa thuận và chốt đơn hàng cho khách. Bước này quyết định bạn có thành công với đơn hàng đó hay không, vì vậy bạn phải có cái nhìn tổng quát , sử dụng những ngôn từ, và những xử lý không ngôn, tránh trường hợp khách thay đổi ý kiến.
7. Chăm sóc khách hàng sau bán
Đây có thể là bước thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như quan tâm đến khách hàng của doanh nghiệp. Việc chăm sóc lại khách hàng cũ đơn giản hơn việc bạn tìm kiếm khách hàng mới. Với những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn, việc bạn thuyết phục họ trở thành khách hàng trung thành sẽ đơn giản hơn. Vì vậy, việc chăm sóc khách hàng sau mua là điều vô cùng cần thiết.
Để có thể quản lý được lượng khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm cũng như chăm sóc họ thường xuyên thì bạn nên sử dụng những phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp để hỗ trợ cho bạn. Những chức năng như tự động gửi tin nhắn, tự động báo các chương trình khuyến mãi đến cho khách hàng sẽ được tích hợp sẵn trên phần mềm.
Chăm sóc khách hàng sau bán
IV. Bật mí bí quyết quản lý và chăm sóc khách hàng hiệu quả
Việc bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng là điều mà doanh nghiệp nào muốn bán được hàng đều cần phải thực hiện.
-
Sử dụng công nghệ số vào việc quản lý đơn hàng và chăm sóc khách hàng. Việc lưu lại thông tin của khách hàng và chăm sóc khách hàng lần sau sẽ đơn giản hơn nếu có sự hỗ trợ của những phần mềm thông minh. Bạn có thể tận dụng những tính năng như đồng bộ hóa trên CRM để giúp cho việc quản lý trở nên chuyên nghiệp hơn. Với tính năng CRM ưu Việt bạn có thể dễ dàng theo dõi, đánh giá cũng như điều chỉnh những chiến dịch marketing của mình sao cho phù hợp.
-
Định kỳ chăm sóc lại khách hàng cũ. Có thể thông qua quá trình chăm sóc thì khách hàng có thể tiếp tục mua sản phẩm của bạn.
V. Kết luận
Với việc xây dựng kế hoạch chi tiết phù hợp thì bạn có thể có được kết quả kinh doanh theo ý muốn. Đồng thời, thể hiện được tác phong làm việc chuyên nghiệp, tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Một điều quan trọng mà bạn cần phải nắm vững xuyên suốt quá trình kinh doanh của mình là thấu hiểu khách hàng, đồng thời cải tiến sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó mà việc kinh doanh mới phát triển và thuận lợi.