Câu chuyện kinh doanh

Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện nay có nhiều thay đổi. Các cá nhân và tổ chức được quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Nhưng vì một số lý do như an ninh quốc phòng, sức khoẻ của cộng đồng mà pháp luật quy định một số ngành nghề kinh doanh phải có những điều kiện bắt buộc. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngay sau đây.

Tìm hiểu quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

I. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định trong văn bản nào?

Hiện nay ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại điều 7 cũng như ban hành kèm theo Phụ lục 4 trong Luật Đầu tư năm 2014. Nhưng một số ngành nghề trong điều 7 đã được sửa đổi chuyển thành ngành nghề cấm kinh doanh thuộc điều 6 theo quy định tại Luật đầu tư sửa đổi và bổ sung năm 2016.

Bên cạnh quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tuỳ vào từng lĩnh vực kinh doanh và từng chủ thể kinh doanh, hình thức kinh doanh khác nhau mà tương ứng với đó sẽ có các văn bản chuyên ngành riêng quy định, hướng dẫn các điều kiện cần và đủ cho một ngành nghề kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định trong văn bản nào?

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định trong văn bản nào?

Ví dụ như:

  • Lĩnh vực an ninh quốc phòng gồm có 11 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và được quy định rải rác trong các văn bản như Luật An ninh thông tin mạng; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định 104/2007/NĐ-CP; Nghị định 96 ngành nghề kinh doanh có điều kiện năm 2016; Nghị định 66/2017/ NĐ-CP; Nghị định 79/2014/ NĐ-CP; Nghị định 78/2018/ NĐ-CP.

  • Với lĩnh vực tư pháp gồm 7 ngành nghề  kinh doanh có điều kiện được quy định trong các văn bản như Luật luật sư năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung luật luật sư năm 2012; Luật giám định tư pháp năm 2012; Luật trong tài thương mại 2010; Luật phá sản 2014; Luật công chứng năm 2014; Luật đấu giá tài sản năm 2016; Nghị định 85/2013/ NĐ-CP; Nghị định 62/2016/ NĐ-CP;…

  • Trong lĩnh vực y tế bao gồm 16 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật sau: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009; Luật dược 2005; Nghị định 79/2006/ NĐ-CP; Nghị định 87/2011/ NĐ-CP; Thông tư 14/2013/ TT-BYT; Thông tư liên tịch 08/2007/ TTLT-BYT BNV; Quyết định 2271/2002/ QĐ-BYT;…

  • Trong lĩnh vực Lao động, thương binh và xã hội bao gồm 9 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014; Nghị định 143/2016/ NĐ-CP; Nghị định 140/2018/ NĐ- CP; Nghị định 49/2018/ NĐ-CP; Nghị định 52/2014/ NĐ-CP.

>> Xem thêm: Cập nhật kiến thức cơ bản về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

II. Ví dụ về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Dưới đây POS365 sẽ giới thiệu với bạn một số ví dụ về quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

Ví dụ về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ví dụ về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

  • Ngành bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm cần phải đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của cơ quan quản lý như Bộ Tài chính để được cấp phép hoạt động.

  • Ngành dược phẩm: Các nhà sản xuất dược phẩm và nhà phân phối cần phải tuân thủ các quy định và yêu cầu của Cục Quản lý Dược và Thực phẩm để được phép sản xuất và kinh doanh dược phẩm.

  • Ngành hàng không: Các hãng hàng không cần phải đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn an toàn, hiệu suất và quản lý được đề ra bởi cơ quan quản lý hàng không như Bộ Giao thông Vận tải.

  • Ngành xây dựng: Các công ty xây dựng phải có đủ các chứng chỉ và giấy phép để tham gia vào các dự án xây dựng, và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường.

  • Ngành dịch vụ tài chính: Các công ty tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán hoặc công ty tư vấn tài chính phải tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để được hoạt động và cung cấp dịch vụ tài chính pháp lý.

Đây chỉ là một số ví dụ, và tổ chức hoặc ngành nghề cụ thể trong từng quốc gia có thể có cá   c quy định và điều kiện riêng.     

>> Xem thêm: Mã ngành nghề kinh doanh và những điều bạn cần lưu ý

III. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết và đầy đủ tài liệu giấy tờ để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể như sau:

Bước 1: Bạn cần chuẩn bị thông tin liên quan đến thành lập Doanh nghiệp như sau:

  • Lựa chọn các loại hình phù hợp với định hướng sau này của doanh nghiệp

  • Đặt tên công ty

  • Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công ty

  • Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh

  • Xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật của công ty

  • Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

  • Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên hay cổ đông.

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Bước 2: Chuẩn bị các tài liệu để soạn thảo hồ sơ

Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh là sở kế hoạch đầu tư hoặc nộp hồ sơ thông qua cổng thông tin điện tử. Hồ sơ soạn thảo của doanh nghiệp sẽ có phần khác nhau tùy vào loại hình doanh nghiệp khách hàng dự định thành lập.

Bước 3: Nộp hồ sơ và tiến hành xử lý hồ sơ

Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy xác nhận việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ ràng nội dung cần sửa đổi và bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trong trường hợp quá thời hạn mà bạn không nhận được giấy chứng nhận về việc thay đổi nội dung hoặc không thay đổi được nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi thì người chủ doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Bước 4: Xin cấp giấy phép hoạt động với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Sau khi làm xong thủ tục xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp phép hoạt động đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp đã xin phép.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp một số kiến thức về quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong thời gian tới.