Quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới vận hành doanh nghiệp. Quy trình quản lý hiệu quả, tối ưu giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, phát triển bền vững. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu Quản lý doanh nghiệp là gì, quy trình, phương pháp quản lý cụ thể.
1. Quản lý doanh nghiệp là gì?
Quản lý doanh nghiệp là gì? Là quy trình tổ chức, lập kế hoạch, điều hành và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp với mục đích đạt được mục tiêu và kết quả kinh doanh. Quản lý nhiều khía cạnh khác nhau và bao quát các lĩnh vực hoạt động trong kinh doanh, cụ thể:
-
Quản lý chiến lược: xác định mục tiêu chiến lược dài hạn của doanh nghiệp, xác định cơ hội và thách thức, phân tích môi trường cạnh tranh và xây dựng kế hoạch dài hạn.
-
Quản lý tài chính: quản lý tài sản, lập kế hoạch tài chính, quản lý nguồn vốn và kiểm soát chi phí nhằm đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thu về lợi nhuận.
Quản lý doanh nghiệp là quản lý nhân lực, tài chính, chiến lược, sản phẩm,...
-
Quản lý nguồn nhân lực: không thể không nói tới hoạt động quản lý nguồn nhân lực từ tuyển dụng, đào tạo, duy trì nhân sự, đánh giá, quản lý nguồn nhân lực với mục đích đảm bảo có đủ nhân lực để đáp ứng yêu cầu công việc, mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp.
-
Quản lý sản phẩm, dịch vụ marketing: hoạt động sản xuất, quảng bá thương hiệu, quảng bá dịch vụ/sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng và gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
-
Quản lý quá trình sản xuất, vận hành: lập kế hoạch, tối ưu quy trình sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, duy trì hệ thống vận hành.
Tìm hiểu thêm: Cách quản lý kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp hiện nay
2. Vì sao cần Quản lý doanh nghiệp?
Việc quản lý doanh nghiệp là rất quan trọng bởi nó chính là chìa khoá dẫn tới thành công của các doanh nghiệp. Đây chính là thời điểm để nhà lãnh đạo thể hiện khả năng quản lý. Doanh nghiệp có thể nhận được rất nhiều lợi ích nhờ quản lý hiệu quả. Đó là:
2.1 Đối với doanh nghiệp
-
Đảm bảo triển khai chiến lược, mục tiêu đúng theo lộ trình.
-
Đo lường, kiểm soát và cải thiện các rủi ro liên quan tới tài chính.
-
Quản lý và thống nhất được nguồn nhân lực.
2.2 Đối với nhà lãnh đạo
-
Giúp cho nhà lãnh đạo dễ dàng đánh giá kết quả chiến lược so với mục tiêu lúc ban đầu.
Nhà lãnh đạo cần nắm bắt dữ liệu để đưa ra các quyết định chính xác
-
Nắm bắt dữ liệu để đem tới các quyết định chính xác.
-
Có cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục hoạch định những chiến lược tiếp theo.
2.3 Đối với nhân viên
-
Nhân viên cần thực hiện các công việc theo quy định, giảm thiểu những sai sót có thể xảy ra và tối ưu năng suất lao động.
-
Nắm bắt được mục tiêu, lộ trình phát triển của doanh nghiệp và từ đó định hướng công việc của bản thân.
-
Phát huy khả năng, sở trường của bản thân vào công việc.
3. Quy trình quản lý doanh nghiệp tối ưu
Sau đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn đọc quy trình quản lý doanh nghiệp hiệu quả, tối ưu đó là:
3.1 Xác định tầm nhìn, sứ mệnh cho tổ chức
Tầm nhìn và sứ mệnh giúp tổ chức đi đúng hướng và khi đã có lộ trình rõ ràng sẽ dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu. Từ quy trình quản lý thì doanh nghiệp có thể lấy đó làm kim chỉ nam để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp sau này.
3.2 Xây dựng hệ thống mục tiêu, chiến lược
Xây dựng hệ thống mục tiêu, chiến lược là cơ sở để doanh nghiệp xác định đúng mục tiêu, phương hướng hướng tới. Từ đó, nhà quản lý mới đưa ra được những đánh giá chuẩn xác về quy trình vận hành, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng hệ thống mục tiêu, chiến lược
3.3 Xây dựng sơ đồ tổ chức
Xây dựng sơ đồ tổ chức giúp cho doanh nghiệp xây dựng bộ máy nhân sự hiệu quả. Từ đó có thể giao việc, chỉ tiêu đúng nhân sự. Thông qua đó việc đánh giá hiệu suất cũng dễ dàng hơn và đưa ra chế độ khen thưởng với nhân viên cho phù hợp.
3.4 Thiết lập quy trình, quy định và hướng dẫn
Xây dựng quy trình, quy định, hướng dẫn giúp doanh nghiệp vận hành mượt mà, trơn tru, hiệu quả. Qua đó việc quản lý công ty, doanh nghiệp hiệu quả hơn, chuyên nghiệp, góp phần tiết kiệm thời gian làm việc.
4. Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả
Để quản lý doanh nghiệp hiệu quả cần nắm bắt phương pháp quản lý. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ cho bạn đọc một số phương pháp đó là:
4.1 Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là phương pháp cần được thực hiện đầu tiên. Đây là thời điểm nhà lãnh đạo phải xác định doanh nghiệp cần làm gì, triển khai thế nào,…. Phương pháp này có tác dụng thúc đẩy quá trình thực hiện dự án. Cùng với đó là đưa ra tiêu chí để tạo động lực cho nhân viên làm việc thống nhất, hiệu quả.
Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp chi tiết
4.2 Phân công công việc
Các chiến lược, mục tiêu triển khai hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải có năng lực. Người quản lý cần phân công công việc cho nhân viên, phòng ban phù hợp. Phương pháp này đòi hỏi nhà quản lý cần thấu hiểu nhân viên, nắm bắt được năng lực, ưu và nhược điểm của nhân viên để phân công công việc phù hợp.
Phân công công việc cho nhân viên, phòng ban phù hợp
Đồng thời nhà quản lý có thể kiểm tra, quản lý nhân viên có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không. Nhà quản lý có năng lực, có khả năng quản lý nhân lực giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chí và nâng cao năng suất.
4.3 Tổ chức, phân tầng hệ thống nhân viên
Phân tầng nhân viên để phân chia công việc, trao quyền cho người khác điều phối công việc. Phương pháp này đòi hỏi nhà quản lý phải có khả năng giao tiếp, thấu hiểu nhân viên, tương tác và khả năng hướng dẫn nhân viên. Việc khuyến khích, động viên nhân viên đưa ra những sáng kiến hay và khi nhân viên làm việc không hiệu quả thì nhà quản lý cũng cần chỉ ra điểm chưa tốt, cách khắc phục.
4.4 Đo lường, kiểm soát dữ liệu
Doanh nghiệp nào cũng có rất nhiều thông tin, dữ liệu quan trọng. Người quản lý cần có các hoạt động cụ thể để kiểm soát dữ liệu tránh tình trạng rò rỉ, đánh cắp thông tin. Phương pháp này giúp kiểm soát các vấn đề đó là:
Quản lý dòng tiền
Quản lý dòng tiền thuận lợi, thông suốt và cách quản lý hiệu quả đó là:
-
Lên kế hoạch giám sát
-
Quản lý các khoản thu chi chặt chẽ
Lên kế hoạch quản lý dòng tiền
-
Tối ưu quy trình quản lý thành phẩm, hàng tồn kho.
-
Lựa chọn khách hàng, đối tác thích hợp.
Theo dõi lượng hàng hoá bán ra tăng hay giảm
Lượng hàng hoá bán ra là yếu tố phản ánh khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp. Không những vậy nó còn phản ánh cơ chế của thị trường trong một thời điểm. Theo dõi hàng hóa bán ra nếu lượng hàng hoá bán ra thấp cần có phương án giải quyết kịp thời.
Kiểm soát hàng tồn kho
Hàng tồn kho thiếu hoặc dư thừa quá nhiều có thể khiến doanh nghiệp vận hành thiếu ổn định. Chính vì thế, người quản lý cần kiểm soát hàng trong kho tối ưu gồm các thông tin: số lượng, mẫu mã, hạn sử dụng,… để tránh việc tiêu huy hàng hóa do quá hạn sử dụng.
Kiểm soát năng suất của nhân viên
Theo dõi, đánh giá KPI, đánh giá năng suất làm việc góp phần giúp nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc thực hiện quyết định khen thưởng hay kỷ luật. Yếu tố năng suất của nhân viên có thể ảnh hưởng tới khả năng vận hành của doanh nghiệp nên nhà quản lý cần đặc biệt chú ý.
Bài viết trên của POS365 đã chia sẻ cho bạn đọc quản lý doanh nghiệp là gì? Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này.