Câu chuyện kinh doanh

Quản lý chất lượng là gì? Quản lý chất lượng có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp và quy trình quản lý chất lượng gồm những bước nào? Tham khảo ngay để có câu trả lời chính xác và chi tiết nhất nhé!

Quản lý chất lượng là gì? Vai trò và nguyên tắc quản lý chất lượng

I. Quản lý chất lượng là gì? 

Quản lý chất lượng hay tên tiếng anh là Quality Management (QM) là hành động giám sát các hoạt động, nhiệm vụ khác nhau của một tổ chức nhằm đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ đạt chất lượng mà tổ chức mong muốn. 

Quản lý chất lượng bao gồm việc xác định các chính sách chất lượng, lập và thực hiện kế hoạch, đảm bảo chất lượng, kiểm soát và cải tiến chất lượng. Nhìn chung, hoạt động quản lý chất lượng sẽ tập trung vào những mục tiêu được xem là dài hạn. 

Quản lý chất lượng (QM) là gì?

Quản lý chất lượng (QM) là gì?

Vậy vai trò và quy trình quản lý chất lượng là gì? Hãy cùng POS365 tìm hiểu những thông tin hữu ích này ngay dưới đây nhé! 

II. Vai trò của quản trị chất lượng đối với doanh nghiệp 

Quản lý chất lượng không chỉ được áp dụng trong sản xuất mà còn được ứng dụng trong mọi lĩnh vực và trong mọi loại hình tổ chức ở tất cả các quy mô. Như vậy, có thể thấy quản lý chất lượng đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, cụ thể: 

Vai trò của quản trị chất lượng đối với doanh nghiệp

Vai trò của quản trị chất lượng đối với doanh nghiệp

  • Nâng cao uy tín, định vị thương hiệu cho doanh nghiệp 

  • Gia tăng sự trung thành của khách hàng và thu hút khách hàng mới 

  • Mở rộng thị trường, tăng cường vị thế của doanh nghiệp trên thị trường 

  • Giảm thiểu rủi ro trách nhiệm pháp lý 

  • Xác định chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp. 

>> Xem ngay: Quản lý là gì? Công việc, vai trò và chức năng của quản lý

III. 7 nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 

Sau khi đã tìm hiểu quản lý chất lượng là gì hãy cùng theo dõi 7 nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 được quy định cụ thể như sau: 

Nguyên tắc 1: Hướng đến khách hàng 

Chất lượng chính là sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Do đó, hoạt động quản lý chất lượng cần phải hướng tới khách hàng. Nhà quản trị phải liên tục tìm hiểu về mong muốn, nhu cầu của khách hàng để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tối ưu. 

Nguyên tắc 2: Vai trò lãnh đạo 

Lãnh đạo trong tổ chức phải có sự thống nhất về các mục tiêu cũng như môi trường nội bộ trong công ty. Huy động nguồn lực để đạt được những mục ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. 

Nguyên tắc 2: Vai trò lãnh đạo

Nguyên tắc 2: Vai trò lãnh đạo

Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người 

Con người là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. Theo ISO 9001:2015, quá trình quản lý và cải tiến chất lượng cần có sự tham gia của tất cả các thành viên ở mọi cấp bậc trong doanh nghiệp. Nhân sự cần được nhìn nhận đúng về năng lực và trao quyền quyết định để làm việc năng suất hơn. 

Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quy trình 

Chất lượng cần được quản lý theo một quy trình khoa học và chuyên nghiệp. Doanh nghiệp cần tối ưu quy trình quản lý chất lượng từ khâu đầu vào, các công đoạn đến đầu ra sản phẩm. Đảm bảo chất lượng nhất quán trong mỗi quy trình, đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh. 

Nguyên tắc 5: Liên tục cải tiến 

Nhu cầu khách hàng luôn thay đổi, do đó chất lượng cũng luôn cần được đổi mới để đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu khách hàng. Muốn có sự đổi mới và nâng cao chất lượng thì phải thực hiện cải tiến liên tục, không ngừng nghỉ. 

Nguyên tắc 5: Liên tục cải tiến

Nguyên tắc 5: Liên tục cải tiến

Nguyên tắc 6: Quyết định dựa trên dữ liệu 

Mọi quyết định và hành động quản lý muốn đạt hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. 

Nguyên tắc 7: Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng 

Doanh nghiệp và nhà cung cấp phụ thuộc lẫn nhau, mối quan hệ tương hỗ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị. 

>> Bạn đã biết? Quản lý sản xuất là gì? Quy trình và công việc của quản lý sản xuất

IV. Quy trình quản lý chất lượng doanh nghiệp cần biết 

Quản lý chất lượng là gì và quy trình quản lý chất lượng tại doanh nghiệp như thế nào? Câu trả lời sẽ được bật mí chi tiết như sau: 

Bước 1: Hoạch định chất lượng (QP - Quality Planning)

Là hoạt động xác định mục tiêu, phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu về chất lượng sản phẩm. Hoạt động hoạch định chất lượng được chú trọng đặc biệt trong các giai đoạn tiền sản xuất. Trong giai đoạn này, chi phí loại bỏ các sai sót đó bằng một phần nhỏ so với chi phí loại bỏ lỗi phát sinh trong hoặc sau quá trình sản xuất. 

Bước 1: Hoạch định chất lượng (QP - Quality Planning)

Bước 1: Hoạch định chất lượng (QP - Quality Planning)

Bước 2: Đảm bảo chất lượng (QA - Quality Assurance) 

Hệ thống các công việc tập trung vào nhiệm vụ giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng của quy trình sản xuất của công ty theo chuẩn mực chất lượng. QA sẽ quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng trong tất cả các giai đoạn từ khâu nghiên cứu thị trường cho đến khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng và bán hàng, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. 

Bước 3: Kiểm soát chất lượng (QC - Quality Control) 

Hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện dưới các cuộc kiểm tra và thử nghiệm nhằm kiểm tra sản phẩm có đáp ứng được các đặc điểm kỹ thuật hay các yêu cầu đã đặt ra hay không. 

Bước 3: Kiểm soát chất lượng (QC - Quality Control)

Bước 3: Kiểm soát chất lượng (QC - Quality Control)

Bước 4: Cải tiến chất lượng (QI - Quality Improvement)

Là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong dài hạn. Để hoạt động quản lý chất lượng có hiệu quả, cần nghiên cứu xem xét mối tương quan và tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. 

V. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm doanh nghiệp 

Chất lượng sản phẩm được tạo nên từ nhiều yếu tố và điều kiện trong chu kỳ sống của sản phẩm. Hãy cùng tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và quản lý chất lượng là gì ngay dưới đây nhé. 

Nhóm yếu tố bên trong nội tại doanh nghiệp:

  • Men - Con người 

  • Methods - Phương pháp 

  • Machines - Trang thiết bị 

  • Materials - Nguyên vật liệu 

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm doanh nghiệp

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm doanh nghiệp

Nhóm yếu tố bên ngoài: 

  • Chính sách kinh tế 

  • Điều kiện kinh tế xã hội 

  • Những yêu cầu của thị trường 

  • Sự phát triển khoa học công nghệ 

  • Hiệu lực của cơ chế quản lý 

>> Tham khảo thêm: Tiêu chí đánh giá, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

VI. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 

ISO 9001:2015 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng bao gồm những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản tập trung vào việc nâng cao hiệu quả chất lượng để đáp ứng, thỏa mãn các yêu cầu cùng mong đợi của khách hàng. 

Với hơn 1.1 triệu chứng chỉ được cấp trên toàn cầu, ISO 9001 giúp các doanh nghiệp chứng minh với khách hàng rằng họ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn và được chứng nhận. 

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

Quy trình thực hiện ISO trong doanh nghiệp sẽ bao gồm các bước sau: 

  • Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 9001

  • Bước 2: Đánh giá thực trạng doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn

  • Bước 3: Thiết lập hệ thống tổ chức chỉ đạo cho việc áp dụng ISO 9001:2015

  • Bước 4: Thiết lập quy trình và xây dựng văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9001: 2015

  • Bước 5: Triển khai áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9001: 2015

  • Bước 6: Đánh giá nội bộ

  • Bước 7: Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận

  • Bước 8: Tiến hành đánh giá chứng nhận

  • Bước 9: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận

Trên đây là toàn bộ thông tin về quản lý chất lượng là gì cũng như quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2015 mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng rằng sẽ hữu ích và giúp bạn có cho mình những kiến thức bổ ích.