Câu chuyện kinh doanh

Hơn 80% doanh nghiệp thành công nhờ bộ phận phòng kinh doanh hoạt động hiệu quả và có chiến lược thương mại rõ ràng. Hiểu đúng về phòng kinh doanh là gì, nhiệm vụ và các vị trí chủ chốt sẽ giúp doanh nghiệp vận hành đúng quy trình, đồng thời có chiến lược kinh doanh phù hợp giúp tổ chức tăng trưởng bứt phá.

1. Khái niệm phòng kinh doanh là gì? 

Phòng kinh doanh là bộ phận chịu trách nhiệm cho việc phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả để thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp. Đặc biệt, tuỳ vào mô hình, quy mô của doanh nghiệp mà cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh có những đặc trưng riêng.

Khái niệm phòng kinh doanh là gì

Khái niệm phòng kinh doanh là gì

2. Những chức năng chính của phòng kinh doanh

Bên cạnh việc tìm hiểu phòng kinh doanh là gì thì nắm rõ chức năng chủ chốt của phòng ban này sẽ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và tối ưu doanh thu. 

2.1. Tham mưu chiến lược và tư vấn giải pháp

Phòng ban kinh doanh có nhiệm vụ đưa ra ý kiến, đề xuất các ý tưởng chiến lược bán hàng nhằm định hướng phát triển doanh nghiệp. Bằng cách thu thập dữ liệu thực tế, bộ phận này sẽ phân tích thị trường, đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu suất kinh doanh, cải thiện quy trình làm việc và đảm bảo doanh thu ổn định, bền vững.

2.2. Định hướng, hỗ trợ và nâng cao chuyên môn

Bộ phận này phối hợp với các phòng ban liên quan như nghiên cứu và phát triển (R&D), marketing và sản xuất để xác định xu hướng tiêu dùng, đánh giá tiềm năng của sản phẩm mới và đề xuất cải tiến các sản phẩm. Đồng thời, phòng còn hỗ trợ nhân viên trong quá trình tiếp cận khách hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh. 

Phòng kinh doanh kết hợp linh hoạt với phòng ban khác

Phòng kinh doanh kết hợp linh hoạt với phòng ban khác

2.3. Mở rộng và duy trì tệp khách hàng

Bằng cách nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng mục tiêu và triển khai các chiến dịch thu hút khách hàng, phòng kinh doanh sẽ mở rộng tệp khách hàng tiềm năng. Các hoạt động như quảng cáo, tiếp thị và chăm sóc khách hàng đa kênh đều góp phần gia tăng lượng khách hàng mới. 

Bên cạnh đó, bộ phận này cũng có nhiệm vụ duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện có. Điều này sẽ giúp nâng cao mức độ hài lòng và duy trì tệp khách hàng, tạo điều kiện để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường.

2.4. Theo dõi, kiểm soát và báo cáo kết quả

Phòng kinh doanh có trách nhiệm giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo mọi hoạt động đều vận hành hiệu quả và đúng hướng. Định kỳ mỗi tháng, bộ phận này sẽ lập báo cáo theo quy định để cung cấp thông tin chi tiết về tình hình kinh doanh, doanh thu, hiệu quả bán hàng cũng như các khó khăn, thách thức đang gặp phải.

>> Xem ngay: Phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ phòng kinh doanh kiểm soát và minh bạch doanh số

2.5. Đẩy mạnh hiệu quả bán hàng và tiêu thụ sản phẩm

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ phối hợp với bộ phận tài chính và đối tác chiến lược để triển khai các hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, họ sẽ phối hợp với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để xây dựng chương trình hỗ trợ tài chính, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phòng ban này sẽ tiến hành xây dựng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, nhà phân phối và đối tác để mở rộng mạng lưới khách hàng.

Tăng mức độ tiêu thụ sản phẩm

Tăng mức độ tiêu thụ sản phẩm

3. Nhiệm vụ then chốt của phòng kinh doanh là gì?

Phòng kinh doanh đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của phòng ban này được thể hiện qua 3 khía cạnh sau đây:

- Nhiệm vụ tổng thể: Bao gồm xây dựng quy trình kinh doanh từ tiếp cận khách hàng, chốt đơn và chăm sóc sau bán hàng. Bên cạnh đó, phòng kinh doanh còn hỗ trợ bộ phận Marketing đề xuất chiến lược tiếp thị phù hợp với từng thời điểm, từng nhóm đối tượng khách hàng.

- Tư vấn tài chính: Bộ phận kinh doanh có nhiệm vụ phối hợp với phòng tài chính tối ưu chi phí bán hàng, giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, đồng thời giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh không đáng có.

- Sáng tạo và nâng cao giá trị sản phẩm: Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng kết hợp cùng các nghiên cứu nhu cầu thị trường từ phòng ban khác, phòng kinh doanh sẽ đề xuất giải pháp cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm mới giải quyết nỗi đau của khách hàng mục tiêu.

Xây dựng quy trình kinh doanh cho doanh nghiệp

Xây dựng quy trình kinh doanh cho doanh nghiệp

4. Tìm hiểu các vị trí chính trong bộ phận kinh doanh

Vậy các bộ phận trong phòng kinh doanh là gì? Theo đó, bộ phận kinh doanh gồm nhiều vị trí chủ chốt, mỗi vị trí đều góp phần thúc đẩy doanh số và phát triển doanh nghiệp.

4.1. Giám đốc kinh doanh: Người dẫn dắt đường lối và chiến lược

Giám đốc kinh doanh là người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc cho việc định hướng và phát triển các hoạt động kinh doanh. Họ sẽ xây dựng và đề xuất các kế hoạch, chiến lược bán hàng nhằm đảm bảo đạt được doanh thu theo kế hoạch đề ra, đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, họ cũng theo dõi sát sao tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh và xu hướng tiêu dùng để điều chỉnh chiến lược, giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

4.2. Trưởng phòng kinh doanh: Kết nối và tổ chức đội ngũ

Trưởng phòng kinh doanh giữ vai trò quan trọng trong việc giám sát, quản lý và đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ phận. Họ sẽ điều phối công việc được triển khai từ giám đốc kinh doanh, sau đó theo dõi tiến độ và báo cáo kết quả cho Ban giám đốc. 

Ngoài ra, trưởng phòng kinh doanh còn trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự. Giúp đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên nghiệp hơn, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc và thúc đẩy doanh thu.

Vị trí trưởng phòng kinh doanh

Vị trí trưởng phòng kinh doanh

4.3. Trưởng nhóm kinh doanh – Đầu tàu triển khai kế hoạch

Trưởng nhóm kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, điều phối và giám sát hoạt động của đội nhóm. Họ có nhiệm vụ phân công việc hợp lý cho từng thành viên và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc nhằm hoàn thành các kế hoạch do cấp trên đề ra. Họ cũng chịu trách nhiệm đánh giá hiệu suất làm việc, báo cáo định kỳ với cấp trên nhằm tối ưu chiến lược phát triển.

4.4. Nhân viên kinh doanh – Lực lượng nòng cốt thúc đẩy doanh số

Nhân viên kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng mới, đề xuất chiến lược gia tăng doanh số và lợi nhuận. Họ sẽ chủ động tiếp cận khách hàng mục tiêu, tư vấn sản phẩm/dịch vụ và xây dựng mối quan hệ lâu dài. 

Để làm được điều này, nhân viên kinh doanh sẽ thường xuyên theo dõi xu hướng thị trường, phân tích hoạt động của đối thủ và linh hoạt điều chỉnh phương án kinh doanh phù hợp hơn.

4.5. Nhân viên Telesales – Cầu nối trực tiếp với khách hàng

Nhân viên Telesales là người chịu trách nhiệm tư vấn và chốt đơn qua điện thoại, đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Telesales sẽ tìm kiếm và xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời giới thiệu sản phẩm để đảm bảo khách hàng hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ của công ty.

Nhân viên Telesales cầu nối trực tiếp với khách hàng

Nhân viên Telesales cầu nối trực tiếp với khách hàng

4.6. Nhân viên chăm sóc khách hàng: Gia tăng mức độ hài lòng

Nhân viên CSKH là người trực tiếp tiếp nhận và giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. Bên cạnh đó, họ sẽ giới thiệu các chương trình khuyến mãi, sự kiện của doanh nghiệp nhằm duy trì sự quan tâm của khách hàng, bảo lưu tệp khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ phòng kinh doanh là gì, có nhiệm vụ vai trò và những vị trí chủ chốt nào. Nếu muốn cải thiện hiệu suất kinh doanh bán hàng, đừng quên liên hệ với POS365 qua Hotline 1900 4515. Chúng tôi sẽ giúp bạn tối ưu quy trình bán hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng và gia tăng doanh thu hiệu quả nhờ các phần mềm quản lý bán hàng thông minh dựa trên nền tảng số.