OEM là thuật ngữ xuất hiện nhiều khi người tiêu dùng mua các loại hàng hóa, đặc biệt là hàng điện tử. Nếu như khách hàng ít khi tiếp xúc với loại hàng hóa này thì OEM lại là một khái niệm hết sức mới mẻ.
Vậy OEM là gì? Đặc điểm, lợi ích và nó có khác gì so với ODM, OBM? Tất cả sẽ được POS365 giải thích trong nội dung dưới đây.
I. Thuật ngữ OEM là gì?
OEM là từ viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturer có nghĩa là Nhà sản xuất thiết bị gốc. Công ty OEM là những công ty sản xuất các bộ phận và thiết bị có thể được bán bởi nhà sản xuất khác.
FOXCONN là công ty OEM cung cấp linh kiện lắp ráp iPhone cho Apple
Hàng OEM là những sản phẩm được thiết kế bởi Nhà sản xuất phụ tùng gốc, sau đó các sản phẩm sẽ được phân phối với các nhà sản xuất tiếp theo để thực hiện công đoạn lắp ráp. Hàng OEM mang thương hiệu của nhà sản xuất lắp ráp chứ không phải của nhà sản xuất gốc.
Ví dụ: Foxconn là nhà sản xuất phụ kiện cho hãng công nghệ Apple để sản xuất iPhone. Apple lúc này đóng vai trò là khách hàng, đảm nhận việc thiết kế, nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm. Foxconn là Công ty OEM sẽ sản xuất sản phẩm và gửi đến cho Apple.
II. So sánh OEM, ODM, OBM
Trong ngành sản xuất thiết bị, các thuật ngữ OEM, ODM, OBM luôn có mối liên quan đến nhau và được sử dụng thông dụng. Vậy chúng khác nhau ở điểm nào, hãy cùng chúng tôi điểm qua ngay sau đây.
2.1. ODM là gì?
ODM là từ viết tắt của cụm từ Original Designed Manufacturer có nghĩa là nhà thiết kế sản phẩm gốc. Công ty ODM thực hiện các công việc liên quan đến thiết kế, tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Trường hợp các công ty khách hàng có ý tưởng nhưng gặp khó khăn trong việc tạo hình sản phẩm thì Công ty ODM sẽ giải quyết việc này.
ODM là nhà thiết kế sản phẩm gốc
2.2. OBM là gì?
OBM là viết tắt của cụm từ Original Brand Manufacturer có nghĩa là nhà sản xuất thương hiệu gốc. Công việc chính của các OBM là phát triển và duy trì thương hiệu cho công ty khách hàng.
OBM là nhà sản xuất thương hiệu gốc
2.3. Lợi ích mà OEM, ODM và OBM đem lại
-
Cả OEM, ODM và OBM đều giúp doanh nghiệp trong quá trình tạo ra sản phẩm một cách hiệu quả hơn. Cụ thể:
-
Sản xuất hoặc thiết kế: Công ty khác hàng có ý tưởng, các công ty OEM, ODM và OBM có thiết bị, máy móc, nguồn nhân lực giúp công ty khách hàng thực hiện hóa điều đó thành các sản phẩm, linh kiện như mong muốn.
-
Quảng bá thương hiệu: Các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn kể cả trong trường hợp không đủ điều kiện cạnh tranh trên thị trường.
-
-
Tiết kiệm chi phí: Việc này sẽ giúp các công ty có được các lựa chọn nhằm tối ưu chi phí khi họ không có quá nhiều vốn để thuê các bên khác. Ngoài ra các công ty này cón giảm bớt các vấn đề phát sinh.
OEM, ODM, OBM đều mang lại lợi ích và hạn chế cho doanh nghiệp
2.4. Những hạn chế của OEM, ODM, OBM
-
Đối với người tiêu dùng: Việc dùng một hay nhiều sản phẩm theo uy tín thị trường sẽ khiến cho nhọ dễ bị lợi dụng. Bởi có rất nhiều doanh nghiệp làm hàng kém chất lượng lợi dụng các thương hiệu có sẵn để làm nhái và lừa đảo khách hàng.
-
Đối với OBM:
-
Trường hợp cả hai bên không có những quy định rõ ràng trong hợp đồng thì sẽ có nhiều vấn đều xảy ra khiến uy tín doanh nghiệp bị giảm sút.
-
Nếu như khách hàng cảm thấy không thể tin tưởng với các OBM thì việc họ không muốn hợp tác cùng là điều hiển nhiên
-
-
Đối với ODM/OEM: Trường hợp các công ty nào muốn tự sản xuất tự đẩy thương hiệu của mình lên thì việc hợp tác với ODM hay OEM lại khiến cho công ty đó không thu lại được mức lợi nhuận tối đa mà họ tạo ra.
III. Đặc điểm của OEM
Giá thành rẻ: Các hàng hóa được cung cấp có giá thành rẻ hơn giá sỉ bình thường. Lý do bởi các sản phẩm được sản xuất từ chính nhà cung cấp. Hiện nay mô hình công ty cung cấp hàng hóa theo hình thức OEM khá phổ biến và xuất hiện trên nhiều quốc gia.
Hàng OEM có sự liên quan và góp mặt của hai thành phần tham gia đó chính là:
-
Công ty cung cấp nguồn của các mặt hàng sản phẩm
-
Công ty đặt hàng sản xuất các hàng hóa sản phẩm
Thế nên, do nhu cầu thị trường, việc kết nối các bên cung cấp cùng bên thực hiện đặt hàng trở nên phổ biến. Điều này thúc đẩy quá trình OEM được lưu thông và diễn ra mạnh mẽ.
Cũng chính vì yêu cầu của thị trường mà một bên tiến hành cung cấp và một bên thực hiện đặt hàng, làm quá trình OEM được lưu thông và diễn ra rất mạnh mẽ.
Một vài ví dụ cụ thể về OEM:
-
Phụ tùng ô tô: Công ty Robert Bosch là một nhà cung cấp phần lớn nhất đối với ô tô châu Âu, cung cấp phụ tùng OE cho gần như tất cả các nhà sản xuất xe hơi trên toàn thế giới.
-
Phần mềm máy tính: Microsoft là công ty phát hành phần mềm OEM cho các hệ điều hành Windows của mình.
-
Phụ tùng điện tử: Foxconn, một công ty sản xuất hợp đồng điện tử của Đài Loan, chuyên sản xuất nhiều bộ phận và thiết bị cho các công ty như Apple Inc., Dell, Google, Huawei, Nintendo, Xiaomi,...
IV. Tại sao hàng OEM lại quan trọng?
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều liên kết với các Công ty OEM sản xuất các phụ kiện cho sản phẩm của mình. Sau đây là những lý do khiến hàng OEM lại quan trọng với các doanh nghiệp.
4.1. Chất lượng tốt
Hiện nay có rất nhiều công ty chỉ sử dụng một nhãn hiệu OEM cho những sản phẩm của mình. Điều này chứng tỏ các công ty sản xuất gốc luôn thực hiện quy trình kèm các nguyên liệu sản xuất chuyên nghiệp khiến cho các công ty đối tác luôn cảm thấy yên tâm. Có thể kể đến các chiến điện thoại iPhone của Apple được lắp ráp linh kiện của công ty Foxconn.
Hàng OEM luôn đem lại chất lượng tốt cho doanh nghiệp
4.2. Độ bền cao
Những sản phẩm OEM vừa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà lại có chất lượng tốt và cực kỳ bền. Có thể bạn có thể thấy lốp xe ô tô của Yokohama hay Michelin đã được rất nhiều hãng xe nổi tiếng sử dụng. Đơn giản những chiếc lốp đều có chất lượng cao. Thế nên giá trị tuổi thọ cũng không là vấn đề lớn đối với các khách hàng.
4.3. Bảo hành
Nếu như đã liên kết với các nhà sản xuất sản phẩm gốc thì bạn hoàn toàn không phải lo vấn đề bảo hành. Mỗi sản phẩm nếu có hỏng hóc hay lỗi trong thời hạn bảo hành, bạn có thể liên hệ với nhà sản xuất để sửa chữa nhanh chóng.
Hàng OEM luôn được các nhà sản xuất sản phẩm gốc có chính sách bảo hành
4.4. Giá cả cạnh tranh
Một trong những lợi ích khi mua hàng OEM đó là bạn sẽ không bao giờ lo lắng về giá cả. Tất cả sản phẩm của họ đều được bán ở mức giá thấp hơn giá sỉ lẻ. Thế nhưng để có thể nhập hàng, bạn cần có hợp đồng liên kết với họ. Ngoài ra hiện nay có rất nhiều Nhà sản xuất sản phẩm gốc, chính vì thế giá cả khá cạnh tranh, người hưởng lợi chính là những doanh nghiệp khách hàng.
Hàng OEM rất rẻ
4.5. Sản xuất nhanh
Hầu hết các Công ty OEM đều được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại cùng nguồn nhân lực đều chất lượng. Chính vì thế khi doanh nghiệp khách hàng có ý tưởng, Công Ty OEM sẽ biến ý tưởng đó thành sản phẩm cho họ. Mọi công đoạn đều được tiến hành một cách nhanh chóng và đảm bảo chất lượng đầu ra cho mỗi sản phẩm.
Máy móc, thiết bị và nhân công tại công ty OEM luôn đảm bảo sản phẩm được sản xuất nhanh nhất có thể
V. Các tính năng chính hỗ trợ OEM hiệu quả
Để có thể vận hành một công ty OEM, thì người làm chủ cần có một quy trình cụ thể và Logic. Để làm được việc này, dưới đây là các tính năng sẽ hỗ trợ việc vận hành OEM hiệu quả.
5.1. Sử dụng Blockchain trong việc vận hành OEM
-
Lịch sử giao dịch hàng hóa minh bạch: Dữ liệu trên Blockchain thường không thể thay đổi mà chỉ có thể cập nhật. Thế nên dữ liệu giao dịch Blockchain sẽ chính xác, nhất quán và minh bạch.
-
Theo dõi hoạt động trong sản xuất dễ dàng: Công nghệ Blockchain cho phép công ty trao đổi dữ liệu, hiển thị nguồn thông tin gốc chính xác kèm với tiến trình hoạt động.
-
Bảo vệ tài sản trí tuệ: Blockchain giúp công ty OEM thiết lập kênh an toàn, bảo mật hồ sơ, bằng chứng trong việc chia sẻ các ý tưởng và sản phẩm trí tuệ.
-
Thủ tục bảo vệ, kiểm tra chất lượng đơn giản: Blockchain tạo ra tài liệu bất biến về kiểm tra chất lượng và dữ liệu quy trình sản xuất.
-
Bảo trì được kiểm soát bởi máy móc: Blockchain hỗ trợ doanh nghiệp các phương pháp bảo trì mới và tiết kiệm thời gian hơn.
Sử dụng Blockchain trong việc vận hành OEM
5.2. Công nghệ AR
Công nghệ hỗ trợ Công ty OEM những công đoạn sau:
-
Vận hành: Quá trình vận hành được phân rõ từng bước, đặc biệt là lắp ráp, lắp đặt và thay thế bộ phận máy móc
-
Bảo trì và Hỗ trợ từ xa: Công nghệ AR giúp tiết kiệm thời gian bảo trì, hạn chế tối đa lỗi xảy ra và gửi thông số tới quản lý
-
Đào tạo: Hỗ trợ siêu hữu ích trong việc đào tạo cho các kỹ sư.
-
Quản lý chất lượng: Kiểm tra chất lượng của sản phẩm
-
Quản lý an toàn lao động: Công nghệ AR hỗ trợ các kỹ sư trong quá trình vận hành máy móc giúp gia tăng khả năng an toàn lao động.
Sửng dụng công nghệ AR trong sản xuất hàng OEM
5.3. Phân tích dự đoán
Phân tích dự đoán đảm bảo việc các nguồn lực trong chuỗi cung ứng được sử dụng tối ưu. Bên cạnh đó các hoạt động quản lý tồn kho được dự đoán chính xác trong quá trình vận hành.
Phân tích dự đoán đảm bảo việc các nguồn lực trong chuỗi cung ứng được sử dụng tối ưu
Việc áp dụng phân tích dự đoán nhằm làm sạch và tối ưu hóa chất lượng dữ liệu đầu vào. Nhờ vậy hoạt động của hệ thống có thể nhập nhiều dữ liệu nhiều dữ liệu để đảm bảo dự đoán chính xác hơn.
VI. Câu hỏi thường gặp
Sau đây là những câu hỏi thường gặp liên quan đến thuật ngữ OEM là gì
VII. Tổng kết
Các nhà sản xuất sản phẩm gốc đang đóng vai trò quan trọng việc phân phối sản phẩm công nghệ, linh kiện điện tử hiện nay. Hi vọng các thông tin về OEM là gì? mà chúng tôi gửi đến đã giúp bạn đọc nắm bắt được thuật ngữ trên. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!