Nhân viên kinh doanh là vị trí công việc rất quan trọng trong bất kỳ ngành nghề nào. Vậy bạn có biết nhân viên kinh doanh khách sạn phải đảm nhận những công việc gì và cần có những kỹ năng gì? Nội dung bài viết dưới đây của POS365 sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc này.
I. Nhân viên kinh doanh khách sạn là gì?
Nhân viên kinh doanh khách sạn (Hotel Sales Staff) có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chăm sóc khách hàng. Công việc chủ yếu của họ là lập và triển khai các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và phối hợp các bộ phận để duy trì chất lượng dịch vụ.
Ngoài ra, nhân viên kinh doanh khách sạn còn lên kế hoạch thăm hỏi, tặng quả, kết hợp với bộ phận marketing xây dựng các chương trình khuyến mãi đặc biệt cho các đối tác quan trọng.
Nhân viên kinh doanh khách sạn là gì?
II. Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh khách sạn
Dưới đây là bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh khách sạn, tùy vào quy mô của từng khách sạn lớn hay nhỏ mà bộ phận nhân viên kinh doanh sẽ có công việc cụ thể:
1. Lên kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng
-
Có trách nhiệm thực hiện việc lên kế hoạch kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau.
-
Tìm kiếm và khai thác các nguồn khách đoàn cho khách sạn.
-
Sử dụng nhiều kênh bán phòng khác nhau để tìm kiếm và tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng.
-
Trao đổi, đàm phán các điều khoản trong hợp đồng và thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng.
Công việc của nhân viên kinh doanh khách sạn
2. Chăm sóc khách hàng
-
Nhân viên kinh doanh khách sạn có trách nhiệm giám sát chất lượng dịch vụ, chủ động liên hệ hỏi thăm khách hàng.
-
Giải quyết những vấn đề, sự cố phát sinh trong thời gian triển khai hợp đồng.
-
Phối hợp cùng bộ phận marketing lên kế hoạch và triển khai tặng quà, ưu đãi với khách hàng trong những dịp Lễ, Tết đặc biệt là các đối tác quan trọng.
Chăm sóc khách hàng
3. Triển khai các chiến dịch kinh doanh, quảng cáo
-
Phối hợp các nhân viên trong bộ phận kinh doanh và các bộ phận liên quan khác để lên kế hoạch tổ chức những chiến dịch kinh doanh, quảng cáo cho khách sạn.
-
Phối hợp triển khai các chiến dịch kinh doanh, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của khách sạn.
-
Theo dõi quá trình triển khai thực hiện và đánh giá hiệu quả.
Triển khai các chiến dịch kinh doanh, quảng cáo
4. Phát triển thị trường
Nhân viên kinh doanh khách sạn cũng có trách nhiệm phối hợp với bộ phận lên kế hoạch phát triển thị trường cho khách sạn với mục đích: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tìm ra giá trị sử dụng mới của sản phẩm/dịch vụ, triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển thị trường,...
Các công việc của nhân viên kinh doanh khách sạn
5. Các công việc khác
-
Thiết lập và lưu trữ dữ liệu thông tin khách hàng.
-
Thường xuyên cập nhật những nhu cầu mới của khách hàng và chủ động đề xuất những ý tưởng mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho khách sạn.
-
Hỗ trợ các bộ phận liên quan triển khai thực hiện các chương trình truyền thông và quảng bá cho khách sạn.
-
Cùng tham gia các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ và nghiệp vụ khi khách sạn tạo điều kiện.
-
Báo cáo công việc theo định kỳ và tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận, khách sạn.
-
Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên giao.
Bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh khách sạn
Xem thêm: Tổng hợp các thông tin về quản lý khách sạn mà bạn nên biết
III. Các yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh khách sạn
Để có thể phục vụ tốt cho công việc thì nhân viên kinh doanh khách sạn cần phải có những yêu cầu nào? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Có kiến thức chuyên môn vững và khả năng ngoại ngữ tốt
Một trong những yêu cầu quan trọng đối với nhân viên kinh doanh khách sạn là phải có kiến thức chuyên môn vững chắc và khả năng ngoại ngữ tốt. Đây là những tiêu chí để có thể chinh phục được các nhà tuyển dụng bằng kiến thức chuyên sâu, am hiểu về yêu cầu và điều kiện trong công việc.
Làm một nhân viên kinh doanh khách sạn, bạn phải luôn củng cố và cập nhật thêm những kiến thức mới về văn hóa, kỹ năng và nghiệp vụ cơ bản. Việc này sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng phục vụ nhằm mang lại sự hài lòng cũng như nhận được niềm tin từ khách hàng và cấp trên.
Có kiến thưc chuyên môn vững vàng và khả năng ngoại ngữ tốt
Trong suốt quá trình gắn bó với vị trí nhân viên kinh doanh, bạn phải luôn củng cố cho mình những kiến thức cần thiết về văn hóa, kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản. Khi đó, bạn sẽ nâng cao được chất lượng phục vụ, đem lại sự hài lòng cũng như nhận được niềm tin từ khách hàng và các cấp lãnh đạo.
2. Tác phong chuyên nghiệp
Nhân viên kinh doanh sẽ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên tác phong chuyên nghiệp, trang phục chỉn chu, lịch sự sẽ giúp bạn xử lý tốt các vấn đề và để lại ấn tượng tốt với khách hàng.
Tác phong chuyên nghiệp trong công việc không chỉ xuất phát từ cách ăn mặc mà còn là cử chỉ, phong thái khi gặp gỡ khách hàng. Những khách sạn có quy mô càng lớn thì yêu cầu về tác phong của nhân viên càng cao.
Nhân viên kinh doanh khách sạn cần phải có tác phong chuyên nghiệp
3. Kỹ năng xử lý tình huống
Trong ngành dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh khách sạn thì sẽ gặp rất nhiều vấn đề phát sinh, đòi hỏi nhân viên kinh doanh phải có kỹ năng xử lý tình huống hợp lý để không mất lòng khách.
Bên cạnh đó cần phải biết quan sát, phán đoán tốt những sự việc có thể xảy ra để kịp thời xử lý vấn đề phát sinh nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn.
Kỹ năng xử lý tình huống
4. Tự tin và mạnh dạn
Tự tin và mạnh dạn là những tố chất quan trọng không thể thiếu trong công việc. Bởi làm nhân viên kinh doanh sẽ gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nếu có sự tự tin, mạnh dạn thì bạn sẽ tạo cho khách hàng sự thoải mái và làm họ hài lòng. Những tố chất này sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ cũng như dễ dàng thăng tiến trong công việc.
Tự tin và mạnh dạn là những tố chất cần có của nhân viên kinh doanh khách sạn
Tham khảo thêm: Top 10 phần mềm quản lý khách sạn đáng dùng nhất hiện nay
5. Có khả năng chịu được áp lực trong công việc
Nhân viên kinh doanh là bộ phận quan trọng giúp mang lại doanh thu cho khách sạn, vì vậy họ phải có khả năng chịu được áp lực cao trong công việc. Nếu không đạt được số lượng khách đặt phòng và thuê các dịch vụ trong khách sạn thì có thể sẽ bị khiển trách và có thể sẽ không đạt được mức lương mong muốn.
Doanh số mang về cũng chính là thước đo năng lực, trình độ của nhân viên kinh doanh. Càng chịu được áp lực cao thì mới có thể làm tốt được công việc này.
Có khả năng chịu được áp lực công việc
6. Năng động có tính kiên nhẫn
Nếu làm nhân viên kinh doanh khách sạn hoặc nhà hàng thì công việc của bạn đòi hỏi bạn phải tiếp cận, trực tiếp thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ. Bên cạnh yếu tố năng động thì phải có tính kiên trì, nhẫn nại để chinh phục được những đối tượng khách hàng khó tính nhất.
Năng động và có tính kiên nhẫn
7. Khả năng giao tiếp tốt và xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Để có thể phát triển trong công việc thì phải có kỹ năng giao tiếp tốt và xây dựng mối quan hệ với khách hàng dù bạn làm bất kỳ công việc nào. Giao tiếp tự tin sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng với mọi đối tượng khách hàng.
Để có kỹ năng giao tiếp tốt thì bạn cần tập trung vào nhu cầu thực tiễn, điều kiện kinh tế của khách hàng. Từ đó đưa ra cho khách hàng lời khuyên sử dụng dịch vụ hợp lý. Xây dựng các mối quan hệ tốt với khách hàng sẽ giúp tăng uy tín và sự hợp tác lâu dài giữa nhân viên kinh doanh và khách hàng.
Khả năng giao tiếp tốt và xây dựng mối quan hệ với khách hàng
8. Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán hợp đồng là tố chất mà nhân viên kinh doanh nào cũng phải có. Kỹ năng này sẽ giúp bạn đưa ra những điều khoản hợp lý, giao kèo phù hợp với nhu cầu của cả hai bên đảm bảo lợi nhuận của khách sạn mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của khách sạn.
Kỹ năng đàm phán
9. Sự tận tâm và nhiệt huyết với nghề
Dù làm bất cứ một ngành nghề kinh doanh nào thì bạn phải có sự tận tâm và nhiệt huyết với nghề. Bởi nếu bạn không có sự đam mê, nhiệt huyết với nghề thì bạn sẽ không bao giờ có thể gắn bó với sự nghiệp làm một nhân viên khách sạn trong thời gian dài.
Sự tận tâm và nhiệt huyết với nghề
IV. Thu nhập của nhân viên kinh doanh khách sạn
Theo khảo sát trên thị trường thì thấy thu nhập của nhân viên kinh doanh khách sạn giao động từ 8 - 20 triệu đồng/ tháng. Mức lương này sẽ còn phụ thuộc vào quy mô khách sạn và yêu cầu công việc cụ thể.
Trên đây là nội dung chia sẻ về công việc và kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh khách sạn để bạn tham khảo. Hy vọng với những thông tin này bạn đã hiểu rõ hơn về các công việc và những yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh khách sạn.
Tham khảo thêm: Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini "1 vốn 4 lời"