Mở tiệm cắt tóc là xu hướng kinh doanh đầy tiềm năng và trở thành sự lựa chọn của không ít chủ kinh doanh hiện nay. Để kinh doanh ổn định và mang về lợi nhuận thì không phải ai cũng có kinh nghiệm, đặc biệt là những người mới bắt đầu kinh doanh. Trong bài viết này, POS365 sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm mở tiệm salon tóc đông khách, hãy tham khảo nhé.
1. Mở tiệm cắt tóc cần bao nhiêu vốn?
Câu hỏi của không ít người có ý định kinh doanh đó là mở tiệm cắt tóc cần bao nhiêu vốn? Bạn có thể tính toán ra số vốn mình cần phải bỏ ra khi mở tiệm cắt tóc dựa trên những yếu tố dưới đây.
1.1 Chi phí mặt bằng
Chi phí đầu tiên bạn cần phải chi trả đó là mặt bằng và tuỳ thuộc vào quy mô của salon tóc và khu vực đặt salon mà có mức giá khác nhau. Ở thành phố, đặc biệt là khu vực trung bình sẽ có chi phí mặt bằng cao từ 10 triệu đồng trở lên. Nếu bạn tìm được mặt bằng ở khu vực đông dân cư nhưng ở trong các con ngõ thì giá có thể rẻ hơn.
Chi phí mặt bằng
Còn nếu bạn có ý định kinh doanh ở các vùng quê thì chi phí này “hạt dẻ” hơn rất nhiều. Một mặt bằng có diện tích rộng chỉ khoảng 1.5 – 3 triệu đồng. Chúng ta không thể tính ra con số cụ thể đối với chi phí mặt bằng bởi mỗi chủ kinh doanh sẽ có quy mô, đối tượng khách hàng hướng tới, địa điểm kinh doanh khác nhau nên số tiền cần phải bỏ ra có sự khác nhau.
1.2 Chi phí thiết kế, trang trí
Khi mở tiệm làm tóc thì bạn cần chi trả chi phí thiết kế và trang trí không gian salon tóc. Phụ thuộc vào nguồn vốn của bạn để quyết định nên thiết kế và trang trí salon tóc kỹ lưỡng, tỉ mỉ hay chỉ thiết kế đơn giản nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.
Chi phí thiết kế, trang trí
Với những tiệm tóc có quy mô nhỏ, bạn chỉ cần trang trí tiệm tóc đơn giản, bố trí ít đồ nội thất nhằm đảm bảo không gian rộng rãi và thông thoáng. Còn đối với tiệm tóc có diện tích lớn, bạn có thể thiết kế theo phong cách mình yêu thích và trang trí không gian trang nhã, sang trọng tuỳ hoặc bất kỳ “style” nào theo đối tượng khách hàng hướng tới. Chi phí thiết kế và trang trí tiệm tóc rơi vào khoảng 20 triệu trở lên.
1.3 Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng
Khi mở một tiệm cắt tóc thì bạn cần trang bị các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ công việc làm tóc như: dụng cụ cắt tóc, dụng cụ làm tóc, ghế, bồn gội đầu, máy uốn, sấy, duỗi tóc,... Để phục vụ công việc kinh doanh trong thời gian dài bạn nên lựa chọn những sản phẩm chất lượng, uy tín từ các thương hiệu lớn trên thị trường.
Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng
Những sản phẩm làm tóc như: dầu gội, xả, thuốc nhuộm tóc,… cần phải hết sức chú ý, chọn sản phẩm uy tín để không ảnh hưởng tới tóc và da đầu của khách hàng. Có sự đầu tư kỹ lưỡng sẽ giúp khách hàng cảm thấy yên tâm hơn về dịch vụ và góp phần quyết định lựa chọn tiệm cắt tóc của bạn trong những lần tiếp theo. Chi phí bạn cần phải bỏ ra để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng có thể lên tới hàng chục triệu đồng.
1.4 Nhập các sản phẩm về tóc
Các sản phẩm chăm sóc tóc bạn nên lựa chọn sản phẩm hiện đang thịnh hành trên thị trường hiện nay. Thời gian đầu, bạn có thể lựa chọn những mặt hàng cần thiết trước như: dầu gội, xả, dưỡng tóc, thuốc nhuộm,… để tiết kiệm chi phí.
Chi phí nhập các sản phẩm về tóc khoảng 5 - 6 triệu đồng
Sau khi tiệm tóc đã kinh doanh ổn định hãy đầu tư thêm các sản phẩm khác theo nhu cầu của khách hàng. Chi phí nhập các sản phẩm về tóc khoảng 5 – 6 triệu. Trước khi nhập hàng, bạn nên chọn các thương hiệu uy tín và khảo trước giá. Khi đã có nhập hàng theo mối quen trong thời gian dài thì bạn sẽ được nhập với giá rẻ hơn.
1.5 Thuê nhân viên
Sau chi phí mặt bằng thì khi mở tiệm cắt tóc bạn cần chi trả chi phí thuê nhân viên cũng là một khoản lớn bạn cần phải chi trả. Thuê nhân viên là khoản tiền chi trả đều đặn hàng tháng nên trước khi thuê, bạn cần cân nhắc xem với quy mô của tiệm cắt tóc thì cần bao nhiêu nhân viên là đủ.
Bạn cần bỏ chi phí thuê nhân viên
Với tiệm nhỏ, bạn chỉ cần thuê thêm một nhân viên, đó có thể là người chưa có nhiều kinh nghiệm. Như vậy có thể giúp bạn tiết kiệm khoản chi phí này, đồng thời trong thời gian làm việc, bạn hãy đào tạo họ tỉ mỉ để làm việc chuyên nghiệp hơn. Với tiệm tóc có quy mô lớn, bạn có thể thuê từ 2 – 3 nhân viên tuỳ vào nhu cầu. Thợ phú có chi phí thuê khoảng 4 – 6 triệu và thợ chính mức lương chi trả cao hơn giao động từ 8 – 10 triệu đồng.
1.6 Quảng bá thương hiệu
Lên kế hoạch, chiến lược quảng cáo để quảng bá thương hiệu là chi phí các chủ kinh doanh cần phải bỏ để nhiều khách hàng biết tới salon tóc. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì hoạt động này hết sức cần thiết.
Quảng bá thương hiệu
Bạn có thể quảng bá thương hiệu bằng nhiều các như: tiếp thị online hoặc offline. Đối với online, bạn có thể chọn quảng cáo trên facebook, google, youtube,… lập fanpage trên facebook, instagram,… tạo website chia sẻ thông tin hữu ích về ngành tóc,….
Tuỳ thuộc vào nhu cầu, đối tượng khách hàng để chọn ra kênh quảng bá phù hợp. Còn đối với tiếp thị offline, chủ kinh doanh có thể chọn phương thức truyền thống như: banner, treo băng rôn, phát tờ rơi,… Chi phí quảng bá không có con số cụ thể và nó còn tùy thuộc vào hình thức tiếp thị do bạn lựa chọn.
1.7 Các chi phí khác
Ngoài những chi phí kể trên, bạn cần tính toán các chi phí khác cần phải bỏ ra hàng tháng như: tiền điện nước, giấy phép đăng ký kinh doanh, một số chi phí phát sinh khác,…. Con số này giao động từ 3 – 5 triệu và có thể hơn như thế.
Xem thêm: Mở salon tóc cần bao nhiêu vốn? Cần chuẩn bị những chi phí gì?
2. Mở quán cắt tóc cần đăng ký kinh doanh không?
Không chỉ băn khoăn về vốn, các chủ kinh doanh còn có thêm câu hỏi đó là mở tiệm cắt tóc có cần đăng ký kinh doanh hay không? Để có được câu trả lời, bạn đọc hãy cùng tiếp tục tìm hiểu các thông tin dưới đây.
2.1 Quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cắt tóc
Thủ tục đăng ký kinh doanh khi mở tiệm cắt tóc bạn cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và sau khi đã chuẩn bị hồ sơ hoàn tất thì bạn cần nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đối với quy trình chuẩn bị hồ sơ bạn cần có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể, mở tiệm cắt tóc. Trong giấy này cần có nội dung:
-
Thông tin của chủ cửa hàng đó là: họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, số căn cước công dân, hồ sơ đăng ký kinh doanh.
-
Ngành nghề kinh doanh.
-
Thông tin về vốn và địa chỉ kinh doanh.
-
Tên cửa hàng.
-
Bản sao công chứng căn cước hoặc hộ chiếu.
-
Hợp đồng thuê cửa hàng hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mở quán cắt tóc cần đăng ký kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ bạn cần tới sở kế hoạch đầu tư để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tiệm cắt tóc. Khi đã có giấy chứng nhận, bạn cần chú ý nộp thuế đầy đủ gồm:
-
Thuế giá trị gia tăng
-
Thuế thu nhập cá nhân
-
Lệ phí môn bài.
2.2 Những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo luật
Mở tiệm cắt tóc thuộc vào trường hợp cần phải có đăng ký kinh doanh theo luật. Và chỉ có những trường hợp dưới đây luật pháp không yêu cần có đăng ký đó là:
-
Buôn bán rong không có địa điểm cố định.
-
Buôn bán vặt nhỏ lẻ không có địa điểm buôn bán cố định.
-
Bán quà vặt không có địa điểm buôn bán cố định.
-
Buôn chuyến hoặc bán lẻ hàng hoá từ nơi khác về theo từng chuyến.
-
Đánh giày, sửa chữa khóa, trông xe, rửa xe,… không có địa điểm kinh doanh cố định.
3. Kinh nghiệm mở tiệm cắt tóc hút khách
Không phải ai cũng biết mở tiệm tóc làm sao để thu hút thật đông khách hàng tới làm tóc và sinh ra lợi nhuận, nhất là những người mới, người chưa có kinh nghiệm. Thấu hiểu được điều đó nên chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm mở salon tóc cực kỳ hút khách dưới đây.
3.1 Thấu hiểu khách hàng và phục vụ chu đáo
Tâm lý khách hàng là điều hết sức quan trọng mà bạn cần phải nắm bắt. Yếu tố tâm lý quyết định hành vi sử dụng dịch vụ khách hàng. Nếu bạn làm hài lòng họ, chắc rằng phải tới 90% khách hàng sẽ quay trở lại với bạn ở những lần làm tóc tiếp theo.
Thấu hiểu khách hàng
Những người có kinh nghiệm chỉ cần nhìn mặt hoặc tiếp xúc qua một chút sẽ biết cách làm khách hàng cảm thấy hài lòng. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên đặt một số câu hỏi để khai thác nhu cầu, vấn đề của họ. Từ đó tư vấn sử dụng sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Bạn không cần quá vội vàng, hãy mỉm cười, nhẹ nhàng bắt chuyển và đưa ra câu hỏi. Sau khi đã nắm được thông tin cốt lõi bạn hãy cố gắng phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, chu đáo và tận tình để khách hàng cảm thấy hài lòng.
3.2 Cập nhật xu hướng tóc mới nhất
Khách hàng tới làm tóc hiện nay đa số là khách hàng trẻ nên việc cập nhật xu hướng tóc là điều hết sức cần thiết. Những mẫu tóc mới, thời thượng được mọi người ưa chuộng. Dù bạn mở tiệm cắt tóc nam hay nữ cần phải cập nhật thường xuyên. Các kiểu tóc nam được ưa chuộng nhất năm nay đó là: undercut, mohican, tóc uốn, layer kết hợp Quiff, húi cua,…
Liên tục cập nhật xu hướng tóc mới nhất
Kiểu tóc nữ xu hướng nhất hiện nay đó là: layer nữ, tóc xoăn sóng, kiểu tóc uốn đẹp, nhuộm tóc màu khói, tóc bob ngắn, tóc duỗi thẳng,… Bạn có thể cập nhật xu hướng tóc trong nước và thế giới nhanh nhất thông qua mạng xã hội: facebook, instagram,… hoặc đọc tin tức báo chí, tạp chí thời trang, truyền hình,…
Đọc thêm: Top 20+ kiểu tóc xoăn trẻ đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay
3.3 Chọn vị trí kinh doanh phù hợp
Vị trí kinh doanh góp phần quyết định việc kinh doanh của bạn có thành công hay không. Chính vì thế, bạn cần chọn những địa điểm đông người sinh sống, qua lại, dễ thấy. Nếu bạn định mở tiệm cắt tóc ở thành phố và có nhiều vốn hãy chọn mặt bằng trung tâm, gần những nơi đông người như: trường học, khu chung cư, văn phòng làm việc,…. Bạn có thể cung cấp đa dạng các dịch vụ như: gội, hấp, dưỡng tóc,…
Chọn vị trí kinh doanh ở nơi đông dân cư sinh sống
Trong trường hợp nguồn vốn hạn hẹp, bạn có thể chọn mặt bằng ở trong các con ngõ có đông sinh viên, người đi làm,… Như vậy bạn vừa tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo tiếp cận được nhiều lượt khách hàng. Khi mở tiệm tóc ở khu vực nông thôn thì bạn cũng cần phải chọn mặt bằng ở gần đường quốc lộ, nơi tập trung đông dân cư, đông người qua lại như: chợ, trường học, uỷ ban, ngã ba, ngã tư,…
3.4 Xác định quy mô trước khi mở tiệm tóc
Các chủ kinh doanh cũng cần phải xác định quy mô tiệm tóc trước khi mở cửa. Quy mô phụ thuộc vào nguồn vốn và khách hàng mục tiêu. Nếu vốn nhỏ và bạn chỉ tập trung vào những người có mức thu nhập trung bình như: sinh viên, người lao động,… thì bạn chỉ cần mở tiệm tóc với quy mô nhỏ hoặc vừa phải.
Xác định quy mô tiệm tóc
Còn nếu bạn có nguồn vốn dồi dào và đối tượng khách hàng hướng tới là những người có mức thu nhập cao thì hãy đầu tư mặt bằng diện tích lớn, thiết kế và trang trí theo phong cách sang trọng để thu hút đối tượng khách hàng này.
3.5 Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Đối tượng khách hàng mục tiêu hướng tới góp phần quyết định doanh thu của tiệm cắt tóc. Chính vì vậy bạn cần xác định thật chuẩn xác và bạn cần xác định khách hàng là nam hay nữ, bạn có thể tìm hiểu mức thu nhập, ngành nghề làm việc, nhu cầu, thị hiếu,… của khách hàng để tìm ra đối tượng phù hợp.
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Đọc ngay: 17 cách tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất 2023
3.6 Tuyển chọn nhân viên
Thêm một điểm bạn cần phải lưu ý khi mở tiệm cắt tóc đó chính là tuyển chọn nhân viên. Bạn nên lựa chọn nhân viên chăm chỉ, năng động, không cần có kinh nghiệm cắt tóc hay làm tóc nhưng thái độ rất quan trọng. Trong thời gian làm việc bạn có thể đào tạo họ về chuyên môn lẫn phong cách phục vụ khách hàng làm sao để cho họ hài lòng nhất. Nhân viên thân thiện, dễ gần, phục vụ chu đáo giúp cho khách hàng có trải nghiệm tốt. Tâm lý tốt làm gia tăng sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Chọn nhân viên chăm chỉ và phục vụ khách chu đáo
3.7 Quảng bá tiệm cắt tóc
Hiện nay có rất nhiều các để marketing ngành tóc, trong đó có tiếp thị trực tuyến. Nhiều phương thức được sử dụng hiện nay đó là: quảng cáo facebook, lập fan page, tạo kênh tik tok,… Đây là những cách góp phần gia tăng mức độ phổ biến của tiệm cắt tóc và giúp nhiều khách hàng biết tới tiệm tóc của bạn.
Quảng bá tiệm tóc bằng nhiều phương thức khác nhau
3.8 Kinh doanh thêm các sản phẩm liên quan
Bạn đừng quên kinh doanh thêm các sản phẩm tóc có liên quan để nâng cao doanh số nhé. Bạn là người làm trong ngành tóc, có kinh nghiệm nên khách hàng sẽ tin tưởng hơn trong quá trình tư vấn. Hãy tư vấn thật chu đáo, giới thiệu đầy đủ các sản phẩm và nếu họ không mua vẫn tư vấn thật tận tình và mỉm cười thật tươi bạn nhé.
Xem ngay: Kinh nghiệm mở tiệm làm tóc nhỏ thu về lợi nhuận cao
3.9 Quản lý tiệm cắt tóc chuyên nghiệp bằng phần mềm quản lý bán hàng
Sử dụng phần mềm quản lý tiệm cắt tóc để quản lý tiệm tóc bạn chuyên nghiệp, giúp tiết kiệm tối đa thời gian. Hiện nay đã có không ít salon tóc ứng dụng phần mềm và đánh giá nó thực sự rất hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm, tuy nhiên không phải phần mềm nào cũng tối ưu và dễ sử dụng. Nếu bạn chưa biết nên chọn phần mềm nào hãy tham khảo phần mềm quản lý bán hàng của POS365. Phần mềm sở hữu nhiều tính năng nổi bật đó là:
Giải pháp quản lý tiệm cắt tóc hiệu quả
-
Phần mềm giúp chủ kinh doanh theo dõi, kiểm soát, thay đổi hoạt động kinh doanh nhanh chóng và chuẩn xác.
-
Dù chủ kinh doanh không có mặt tại cửa hàng vẫn có thể kiểm soát mọi hoạt động từ xa thông qua phần mềm.
-
Phần mềm hỗ trợ chủ tiệm cắt tóc các hoạt động: quản lý nhân sự, theo dõi hoạt động kinh doanh, báo cáo bán hàng, quản lý sản phẩm, dịch vụ khách hàng sau bán,….
-
Tính tiền nhanh chóng và chuẩn xác, giúp giảm thiểu tối đa thất thoát tiền bạc.
-
Tương thích với nhiều thiết bị khác nhau như: máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,…
-
Tích điểm và tạo chương trình khuyến mãi cho khách hàng giúp họ trung thành với thương hiệu.
Mở tiệm cắt tóc hiệu quả và thu hút đông khách hàng là điều không hề khó nếu bạn biết cách vận dụng những kinh nghiệm chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Hãy tham khảo bài viết thật kỹ lưỡng và mong rằng hoạt động kinh doanh của bạn sẽ thành công.
Tham khảo thêm: Top 12 phần mềm quản lý tiệm tóc chuyên nghiệp nhất 2022