Kinh doanh nhà hàng - cafe

Quản lý nhà hàng là người chịu trách nhiệm điều hành và tổ chức mọi hoạt động diễn ra trong một nhà hàng. Là người giữ vai trò trung tâm trong việc điều hành và phát triển một nhà hàng thành công. Họ cần có nhiều kỹ năng khác nhau để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trơn tru và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn đang có mong muốn với vị trí này thì đừng bỏ qua bản mô tả công việc quản lý nhà hàng chi tiết trong bài viết này nhé!

Bản mô tả công việc quản lý nhà hàng chi tiết đầy đủ nhất

1. Chức vụ quản lý nhà hàng là gì?

Chức vụ quản lý nhà hàng là vai trò quan trọng trong kinh doanh nhà hàng. Người quản lý nhà hàng không chỉ đảm bảo chất lượng món ăn và dịch vụ mà còn phải quản lý đội ngũ nhân viên, tài chính, và các hoạt động marketing của nhà hàng. Họ đóng vai trò như một nhà lãnh đạo, điều phối và giải quyết các vấn đề phát sinh để đảm bảo nhà hàng hoạt động trơn tru và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Chức vụ quản lý nhà hàng là gì?

Chức vụ quản lý nhà hàng là gì?

>>Xem thêm: Quản lý kinh doanh là gì? Mô tả công việc quản lý kinh doanh

2. Bản mô tả công việc của quản lý nhà hàng

Thông thường một bản mô tả công việc của quản lý nhà hàng sẽ bao gồm những đầu mục sau đây.

2.1. Quản lý nhân viên

Công việc quản lý nhân viên bao gồm nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm nhằm đảm bảo rằng nhân viên làm việc hiệu quả, hài lòng và đóng góp tích cực vào sự thành công của nhà hàng. Dưới đây là các công việc chính của quản lý nhân viên:

Quản lý nhân viên

Quản lý nhân viên

  • Tuyển dụng: Tìm kiếm ứng viên cho các vị trí cần thiết. Và thực hiện các buổi phỏng vấn để đánh giá kỹ năng và phù hợp văn hóa của ứng viên.

  • Đào tạo: Tổ chức các buổi đào tạo định kỳ để nâng cao kỹ năng của nhân viên.

  • Phát triển nghề nghiệp: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học hoặc chương trình đào tạo chuyên sâu.

  • Lập lịch làm việc: Tạo lịch làm việc phù hợp cho từng nhân viên, đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi.

  • Phân công nhiệm vụ: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm của họ.

  • Giám sát hiệu suất: Theo dõi và giám sát hiệu suất làm việc của nhân viên hàng ngày.

2.2. Quản lý tài sản, hàng hóa

Quản lý tài sản, hàng hóa

Quản lý tài sản, hàng hóa

  • Kiểm kê hàng hóa: Thực hiện kiểm kê định kỳ để xác định số lượng hàng hóa tồn kho.

  • Theo dõi mức tồn kho: Giám sát mức tồn kho hàng ngày để đảm bảo không bị thiếu hụt hoặc dư thừa.

  • Sắp xếp kho bãi: Tổ chức và sắp xếp hàng hóa trong kho một cách khoa học, dễ tìm kiếm và quản lý.

  • Lập phiếu hủy cho tài sản bị hư.

  • Làm phiếu transfer khi nhận được yêu cầu.

  • Phối hợp với bếp trưởng xử lý các món ăn bị hư hỏng.

2.3. Giải quyết sự cố và khiếu nại của khách

Giải quyết sự cố và khiếu nại của khách

Giải quyết sự cố và khiếu nại của khách

  • Giải quyết các khiếu nại liên quan đến đồ ăn.

  • Theo dõi, đánh giá sự hài lòng của khách theo quy trình công ty.

  • Đào tạo cho nhân viên cách tiếp cận khách hàng. Và báo cáo ngay cho quản lý khi có vấn đề phát sinh.

  • Báo cáo kết quả đến Giám đốc điều hành. Để đưa ra hướng giải quyết.

2.4. Quản lý bàn

Quản lý bàn

Quản lý bàn

  • Kiểm tra, theo dõi lượng khách và khâu chuẩn bị thực phẩm.

  • Kiểm tra và xác nhận thực đơn hàng ngày cùng bếp trưởng.

  • Set up và ghi lại bàn đặt.

2.5. Điều hành công việc

Điều hành công việc

Điều hành công việc

  • Đưa ra biện pháp xử lý các tình huống phát sinh.

  • Điều động, sắp xếp nhân viên thực hiện công việc phát sinh trong ngày.

  • Tổ chức buổi họp đầu ca để truyền đạt, hướng dẫn thông tin cho nhân viên.

  • Tổ chức thực hiện theo các chỉ thị, yêu cầu của giám đốc.

  • Xây dựng kế hoạch hoạt động ngày, tuần, tháng cho bộ phận nhà hàng. Và thực hiện tổ chức.

  • Cùng các bộ phận liên quan thực hiện công việc.

2.6. Quản lý tiêu chuẩn phục vụ

Quản lý tiêu chuẩn phục vụ

Quản lý tiêu chuẩn phục vụ

  • Trực tiếp giám sát và tổ chức cơ chế giám sát việc thực hiện theo quy trình, tiêu chuẩn của nhà hàng.

  • Hàng ngày báo cáo kết quả các sự nghiệp cho giám đốc.

  • Đề xuất các hoạt động cải tiến nhà hàng.

>>Xem thêm: Lập bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng mẫu chi tiết từ A đến Z

3. Yêu cầu đối với quản lý nhà hàng

Để trở thành một quản lý nhà hàng thành công, bạn cần đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau, từ chuyên môn đến kỹ năng mềm. Dưới đây là một số yêu cầu quan trọng:

3.1. Kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn

  • Hiểu biết về ẩm thực: Có kiến thức sâu rộng về các loại thực phẩm, cách chế biến, kết hợp các món ăn.

  • Quản lý nhà hàng: Nắm vững các nguyên tắc quản lý nhà hàng, từ việc lập kế hoạch đến kiểm soát chi phí.

  • An toàn vệ sinh thực phẩm: Đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Marketing và bán hàng: Hiểu biết về các chiến lược marketing để thu hút khách hàng.

3.2. Kỹ năng mềm

 Kỹ năng mềm

 Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả với khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp.

  • Kỹ năng lãnh đạo: Lãnh đạo đội ngũ nhân viên, truyền cảm hứng và động viên.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

  • Kỹ năng làm việc nhóm: Làm việc tốt trong môi trường nhóm, phối hợp với các bộ phận khác.

  • Khả năng chịu áp lực: Làm việc tốt trong môi trường làm việc nhanh và căng thẳng.

3.4. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm

  • Kinh nghiệm làm việc trong nhà hàng: Hiểu rõ quy trình hoạt động của nhà hàng.

  • Kinh nghiệm quản lý: Có kinh nghiệm quản lý đội ngũ nhân viên.

  • Khả năng làm việc độc lập: Có thể tự mình giải quyết các vấn đề.

  • Khả năng chịu trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình và của đội ngũ.

  • Khả năng thích nghi: Thích nghi với những thay đổi trong môi trường làm việc.

Một số yêu cầu trên có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô và loại hình của nhà hàng.

>>Xem thêm: Tổng hợp những rủi ro trong kinh doanh nhà hàng cần lưu ý

4. Mức lương của quản lý nhà hàng

Mức lương của quản lý nhà hàng rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

Mức lương của quản lý nhà hàng

Mức lương của quản lý nhà hàng

  • Quy mô và loại hình nhà hàng: Nhà hàng lớn, nhà hàng cao cấp thường có mức lương cao hơn so với các nhà hàng nhỏ, nhà hàng bình dân.

  • Kinh nghiệm: Số năm kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn càng cao thì mức lương càng hấp dẫn.

  • Vị trí địa lý: Các thành phố lớn, khu vực du lịch thường có mức lương cao hơn so với các tỉnh thành khác.

  • Hiệu quả công việc: Khả năng quản lý, kinh doanh, khả năng giải quyết vấn đề và đóng góp vào doanh thu của nhà hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương.

  • Chế độ đãi ngộ: Ngoài lương cơ bản, nhiều nhà hàng còn cung cấp các chế độ đãi ngộ khác như thưởng, bảo hiểm, ăn ở,...

Thực tế, rất khó để đưa ra một con số chính xác về mức lương trung bình của quản lý nhà hàng vì nó thay đổi liên tục và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, theo khảo sát của một số nguồn tin, mức lương trung bình của quản lý nhà hàng tại Việt Nam hiện nay dao động từ 15 - 45 triệu đồng/tháng.

>>Xem thêm: Mở 1 nhà hàng cần bao nhiêu vốn? Danh sách chi phí cần thiết kinh doanh nhà hàng

Trên đây là những thông tin chi tiết về bản mô tả công việc quản lý nhà hàng mà POS365 muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ phần nào về vị trí này. Chúc các bạn thành công với hướng đi mình đã chọn.