Mở một spa thành công cần tập trung lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm vị trí phù hợp, thiết kế không gian, tuyển dụng nhân viên, mua sắm trang thiết bị và sản phẩm. Đồng thời đẩy mạnh quảng bá và tiếp thị, cũng như quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết mở spa cần những giấy tờ gì. Cùng POS365 tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh spa
Spa có thể cung cấp một loạt các dịch vụ khác nhau, bao gồm massage, chăm sóc da, làm móng, tẩy lông, liệu pháp thải độc, xông hơi, và nhiều hơn nữa. Một số spa cũng có thể cung cấp các dịch vụ thêm như yoga, tư vấn dinh dưỡng, và phương pháp thể chất thư giãn khác.
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh spa
Mở một spa yêu cầu sự đầu tư về thời gian, công sức và tài chính, nhưng cũng mang lại tiềm năng lợi nhuận cao nếu được điều hành hiệu quả. Điều quan trọng là phải tạo ra một môi trường thoải mái, thư giãn và chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khỏe.
>>Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm kinh doanh mô hình spa tại nhà chỉ với 100 triệu
2. Mở spa cần những giấy tờ gì?
Mở spa cần những giấy tờ gì? Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi các cá nhân muốn tiến hành hoạt động kinh doanh spa cần những loại giấy phép sau đây:
-
Xin giấy phép đăng ký hoạt động cơ sở kinh doanh;
-
Xin giấy phép hoạt động kinh doanh spa.
Mở spa cần những giấy tờ gì?
Theo quy định của pháp luật, các loại hình sau đây được đăng ký giấy phép kinh doanh spa:
-
Spa đông y;
-
Spa chăm sóc da;
-
Spa massage;
-
Spa phun xăm.
Theo Điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP: Khi bắt đầu tham gia vào kinh doanh lĩnh vực thẩm mỹ spa, điều kiện cần thiết bắt buộc phải có trước khi hoạt động kinh doanh hợp pháp đó là phải có chứng chỉ hành nghề spa hoặc chứng nhận do cơ sở đào tạo dạy nghề hợp pháp cấp.
>>Xem thêm: Chia sẻ bí quyết kinh doanh spa mini chi tiết từ A - Z
3. Điều kiện kinh doanh ngành nghề spa theo mô hình kinh doanh
Nếu các bạn có kế hoạch khởi nghiệp trong lĩnh vực ngành nghề spa thì lưu ý các loại giấy tờ cần thiết theo mô hình kinh doanh như sau:
3.1. Đối với chủ sở hữu cá nhân
Chủ spa cần tiến hành đăng ký kinh doanh spa và chuẩn bị các giấy tờ sau:
-
Thông tin họ & tên chủ sở hữu, bản sao giấy chứng minh nhân dân.
-
Chứng chỉ hành nghề spa.
-
Bằng cấp của những khóa học đào tạo spa chuyên sâu và toàn diện.
Điều kiện kinh doanh ngành nghề spa theo mô hình kinh doanh
3.2. Đối với kinh doanh spa theo hộ gia đình
Thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện ở các cơ quan thuộc UBND Quận/Huyện, hồ sơ thông thường bao gồm:
-
Thông tin cá nhân: Họ & tên, bản sao CMND, Hộ khẩu (có công chứng).
-
Bản sao chứng chỉ hành nghề spa (có công chứng).
-
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh spa hộ gia đình (đối với cá nhân). Còn đối với nhóm người sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân trên, cùng với địa chỉ cư trú và chữ ký của tất cả thành viên.
-
Và hợp đồng thuê mặt bằng, có chữ ký rõ ràng giữa hộ kinh doanh và với chủ sở đất có địa chỉ thường trú hoặc hộ khẩu tại đó
>>Xem thêm: Gợi ý 15 mô hình kinh doanh spa độc đáo, hút khách nhất
3.3. Đối với mô hình kinh doanh theo công ty, doanh nghiệp
Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị khi muốn đăng ký kinh doanh spa theo mô hình công ty, doanh nghiệp:
-
Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
-
Danh sách cổ đông hoặc thành viên góp vốn (tùy loại hình doanh nghiệp đăng ký);
-
Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của cổ đông, thành viên góp vốn, chủ doanh nghiệp, người đại diện và người ủy quyền đăng ký giấy phép;
-
Điều lệ công ty.
Đối với mô hình kinh doanh theo công ty, doanh nghiệp
Cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến tên và địa chỉ công ty, người đại diện pháp lý hợp pháp, tình trạng thành lập, và cụ thể hơn theo Điều 27 Luật Doanh Nghiệp cần thực hiện các bước sau:
-
Bước 1: Tiến hành lập hồ sơ đăng ký kinh doanh theo loại hình công ty, doanh nghiệp
-
Bước 2: Tiếp theo nộp hồ sơ vừa đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền
-
Bước 3: Hồ sơ của bạn sẽ được xem xét trong vòng 3 ngày, nếu hợp lệ sẽ được cấp phép giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
>>Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh Spa chi tiết từ A đến Z
4. Điều kiện mở spa theo loại hình dịch vụ
Ngoài ra đối với mỗi loại hình dịch vụ lại có những điều kiện kinh doanh khác nhau. Chủ kinh doanh cần phải lưu ý sau đây.
4.1. Đối với spa chăm sóc da
-
Chứng chỉ đăng ký kinh doanh và chứng chỉ chăm sóc da.
-
Nếu có sử dụng công nghệ phun xăm, lăn kim trong làm đẹp, cần thêm chứng chỉ phòng chống lây nhiễm.
4.2. Đối với spa điều trị da
-
Chứng chỉ về điều trị da liễu.
-
Nếu có sử dụng máy thẩm mỹ công nghệ cao cần có thêm bằng cấp, chứng chỉ: laser, tiêm botox, filler,...
Điều kiện mở spa theo loại hình dịch vụ
4.3. Đối với thẩm mỹ viện
-
Kinh doanh đầy đủ các dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ cần có bác sĩ đứng tên.
-
Bác sĩ phải có bằng cấp về phẫu thuật tạo hình (phải là bác sĩ làm về phẫu thuật tạo hình và hành nghề ít nhất 36 tháng) và bằng cấp về điều trị da.
-
Thẩm mỹ viện chỉ làm các cuộc tiểu phẫu, với đại phẫu nâng ngực, nâng mông, chỉ bệnh viện thẩm mỹ mới được thực hiện.
>>Xem thêm: Bí quyết kinh doanh spa dưỡng sinh “hái ra tiền” bạn đã biết?
5. Điều kiện cơ sở kinh doanh spa đi vào hoạt động
Theo các quy định pháp luật hiện hành, cơ sở kinh doanh spa muốn đi vào hoạt động cần đáp ứng các yêu cầu như sau.
5.1. Loại hình thành lập cơ sở kinh doanh
Đối với loại ngành nghề này, các chủ kinh doanh có thể lựa chọn đăng ký 1 trong 2 loại hình sau:
-
Đăng ký theo loại hình hộ kinh doanh;
-
Đăng ký theo loại hình doanh nghiệp.
Loại hình thành lập cơ sở kinh doanh
>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở spa tại chung cư ít vốn lời nhiều
5.2. Điều kiện về nhân viên, chuyên viên
Đối với các điều kiện liên quan đến nhân viên, chuyên viên, cơ sở spa phải đáp ứng đầy đủ các vấn đề sau:
-
Trang phục của các nhân viên massage phải gọn gàng, lịch sự, có thẻ nhân viên thể hiện rõ tên cơ sở, tên nhân viên và hình thẻ nhân viên;
-
Các chuyên viên massage, chuyên viên thực hiện các động tác vật lý trị liệu phải là kỹ thuật viên, bác sĩ, y sĩ thuộc các chuyên ngành vật lý trị liệu, y học cổ truyền, phục hồi chức năng hoặc phải được đào tạo và có chứng chỉ liên quan đến các chuyên ngành trên;
-
Phải khám sức khỏe định kỳ từ từ 3-6 tháng một lần và có giấy xác nhận sức khỏe của các cơ sở y tế cấp huyện, quận.
Điều kiện về nhân viên, chuyên viên
>>Xem thêm: Bỏ túi 20 bí quyết kinh doanh spa, thẩm mỹ thành công
5.3. Điều kiện cơ sở vật chất
-
Đảm bảo an toàn vệ sinh;
-
Có bảng quy định chung, quy định thực hiện và phải được dán ở những nơi dễ quan sát;
-
Trang bị đầy đủ tủ thuốc, dụng cụ y tế để sử dụng trong những tình huống cấp thiết;
-
Các phòng trị liệu phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về không gian và diện tích.
Điều kiện cơ sở vật chất
5.4. Các loại bằng cấp
-
Hộ kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề spa.
-
Doanh nghiệp: Khi đăng ký kinh doanh sẽ không yêu cầu chứng chỉ, nhưng khi làm thủ tục xin giấy phép con, chủ doanh nghiệp sẽ phải xuất trình giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật đối với các lĩnh vực như: Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền… Trong trường hợp có chỉ định dùng thuốc thì người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ có bằng cấp thuộc các chuyên ngành được nêu trên.
Các loại bằng cấp
Như vậy, POS365 vừa cùng các bạn tìm hiểu kinh nghiệm mở spa cần những giấy tờ gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích góp phần thành công trong quá trình khởi nghiệp của mình.