Quần áo thể thao là một trong những mặt hàng kinh doanh mang về lợi nhuận cao cho các chủ kinh doanh. Để mở shop quần áo thể thao đông khách cần phải làm những gì? Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tích luỹ những kiến thức hữu ích nhất.
1. Mở shop quần áo thể thao cần bao nhiêu vốn?
Vốn là một yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu bởi việc xác định vốn chuẩn không phải là điều dễ dàng. Vậy mở 1 cửa hàng quần áo cần bao nhiêu vốn? Để ước lượng số vốn cần chuẩn bị phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:
1.1 Thuê mặt bằng
Bạn hoàn toàn có thể mở shop quần áo thể thao ở cả khu vực thành phố lẫn nông thôn. Mặt hàng này hiện nay rất được ưa chuộng, đặc biệt là các bạn trẻ và dân văn phòng. Mặt bằng bạn nên lựa chọn ở khu vực đông dân cư, gần mặt đường lớn,… để dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng.
Thuê mặt bằng ở khu vực đông dân cư
Thuê mặt bằng ở khu vực thành phố giá giao động từ 10 – 30 triệu đồng và con số này còn có thể cao hơn tuỳ thuộc vào khu vực, diện tích kinh doanh. Ở khu vực nông thôn giá thuê mặt bằng sẽ rẻ hơn, chỉ từ 3 – 6 triệu đồng/tháng.
1.2 Thiết kế - trang trí
Khi đã lựa chọn được mặt bằng phù hợp thì chủ kinh doanh cần thực hiện thiết kế, trang trí shop quần áo. Bạn cần thiết kế mặt tiền sao cho thật thu hút, hấp dẫn, tạo ấn tượng cho khách hàng khi mua sắm. Quần áo thể thao không cầu bài trí quá cầu kì, bạn nên sắp xếp, bố trí thật khoa học, ngăn nắp và thuận tiện cho khách hàng lựa chọn. Chi phí thiết kế - trang trí shop quần áo thể thao không tốn quá nhiều. Tuỳ thuộc vào số vốn mà chi phí thiết kế giao động trong khoảng hàng chục triệu đồng.
1.3 Chi phí nhập hàng
Nhập hàng là công đoạn hết sức quan trọng nên chủ kinh doanh cần tính toán kỹ lưỡng khi mở shop quần áo thể thao. Nguồn hàng uy tín, giá cả cạnh tranh sẽ góp phần giúp shop của bạn tối đa hoá lợi nhuận. Chi phí nhập hàng giao động từ 50 – 150 triệu đồng tuỳ thuộc vào số vốn bạn bỏ ra.
1.4 Chi phí nhân sự
Còn tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng quần áo để quyết định có nên thuê thêm nhân viên hay không. Nếu quán không có quy mô lớn, số lượng khách hàng vừa phải thì bạn có thể tự bán hàng để tiết kiệm chi phí. Trong trường hợp cửa hàng đông khách, quy mô lớn thì bạn có thể thuê từ 1 – 2 nhân viên. Chi phí thuê nhân viên từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
Chi phí thuê nhân sự
Đọc thêm: Bật mí kinh nghiệm kinh doanh quần áo khách đông nườm nượp
2. Thủ tục mở shop quần áo thể thao
Đối với cửa hàng kinh doanh quần áo thể thao có số lượng nhân viên dưới 10 người thì chủ kinh doanh được quyền chọn đăng ký theo hình thức kinh doanh hộ gia đình. Chủ kinh doanh cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
-
Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân của chủ shop.
-
Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-
Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Sau khi đã chuẩn bị xong thì chủ kinh doanh mang hồ sơ lên nộp tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện tại nơi đặt địa bàn kinh doanh. Tính từ khi tiếp nhận hồ sơ và nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì trong thời gian 3 ngày chủ kinh doanh sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
3. Kinh nghiệm mở shop quần áo thể thao đông khách
Để mở cửa hàng quần áo thể thao thì các chủ kinh doanh sẽ cần phải có kinh nghiệm kinh doanh. Tuy nhiên nếu không có kinh nghiệm thì chủ kinh doanh cũng đừng vội lo lắng nhé. Bạn có thể tham khảo một số thông tin hữu ích chúng tôi chia sẻ ngay bên dưới đây:
3.1 Nghiên cứu thị trường
Việc xác định đối tượng khách hàng hướng tới là điều hết sức quan trọng. Bạn cần biết phân khúc khách hàng hướng tới là gì, họ là khách hàng nam hay nữ, độ tuổi bao nhiêu, mức thu nhập, sở thích mua sắm,… Thấu hiểu được khách hàng sẽ giúp bạn tìm kiếm nguồn hàng, địa điểm mở cửa hàng và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Không chỉ có nghiên cứu khách hàng mà chủ kinh doanh còn cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh. Trên địa bàn có bao nhiêu cửa hàng đang bán quần áo thể thao, số lượng khách hàng, cách tiếp thị của cửa hàng như thế nào,… Thế mạnh, điểm yếu của cửa hàng đó ra sao,… Nắm bắt được điều đó sẽ là lợi thế giúp bạn kinh doanh tốt hơn.
Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Mục đích của nghiên cứu thị trường
3.2 Xác định sản phẩm kinh doanh
Thêm một yếu tố cũng quan trọng không kém đó chính là sản phẩm kinh doanh. Khi xác định được đúng đối tượng khách hàng thì bạn cần xác định đúng sản phẩm mình muốn bán. Đó có thể là quần áo thể thao, giày, bóng, cầu lông, bóng rổ,… Bạn có thể kết hợp bán nhiều mặt hàng để khách hàng có thêm sự lựa chọn, đồng thời giúp gia tăng doanh số bán hàng.
Xác định sản phẩm kinh doanh
3.3 Lựa chọn địa điểm
Khi mở shop quần áo thể thao thì không thể nào bỏ qua việc lựa chọn địa điểm. Luôn luôn phải chọn mặt bằng ở khu vực đông dân cư. Trước khi quyết định thuê mặt bằng thì chủ kinh doanh cần nghiên cứu dân cư, địa hình,… ở khu vực đó. Cửa hàng có mặt bằng rộng, giao thông đi lại thuận lợi cũng là các yếu tố góp phần thu hút khách hàng.
3.4 Xây dựng các kênh bán hàng
Để thu hút thêm khách hàng và gia tăng doanh số cho shop thì chủ kinh doanh nên xây dựng thêm các kênh bán hàng online. Bạn có thể tham khảo các kênh có số lượng người dùng lớn như: zalo, tiktok, facebook, instagram,… Đồng thời kết hợp quảng cáo để có thể mở rộng độ phổ biến của thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.
3.5 Chú trọng chăm sóc khách hàng
Vấn đề chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán là điều chủ kinh doanh cần hết sức quan tâm. Khi bán hàng cần giữ thái độ vui vẻ, tận tình để tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng. Sau bán cần duy trì mối liên hệ với khách hàng để khách luôn nhớ tới thương hiệu. Vào dịp lễ tết, sinh nhật có thể gửi lời chúc mừng hoặc tặng voucher, tham gia các chương trình khuyến mãi,… để duy trì lòng trung thành của khách hàng.
3.6 Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Khi mở shop quần áo thể thao thì việc khiến các chủ kinh doanh rất đau đầu đó là kiểm kê hàng hoá. Số lượng hàng hoá lớn, đa dạng đòi hỏi chủ kinh doanh phải bao quát. Nếu sử dụng các cách lưu trữ thông tin hàng hoá thủ công rất dễ gây ra sai sót. Để tránh tình trạng này thì chủ kinh doanh nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Công cụ này sẽ giúp bạn quản lý mọi hoạt động của cửa hàng, lưu trữ, kiểm kê hàng hoá tốt hơn. Một trong những phần mềm chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc là POS365.
Một số tính năng của phần mềm quản lý bán hàng đó là:
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý cửa hàng
-
Phần mềm sử dụng công nghệ điện toán đám mây nên mọi cơ sở dữ liệu được lưu trữ rất an toàn. Người dùng có thể truy cập phần mềm bằng các thiết bị như: điện thoại, máy tính bảng, laptop,…
-
Phân loại, thêm mới, xoá khi xuất nhập hàng hoá.
-
Hỗ trợ quản lý qua tem mác, quét mã vạch QR.
-
Hiển thị chuẩn xác lượng hàng hoá còn tồn động, mới nhập chi tiết qua thông tin, phân loại.
-
Tổng kết cuối ngày, báo cáo trả hàng, báo cáo hoa hồng chi tiết, chuẩn xác.
-
Phân tích các mặt hàng bán chậm, bán chạy,… giúp chủ kinh doanh nắm bắt thông tin kịp thời và đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
-
Cho phép chủ kinh doanh quản lý mọi công việc của cửa hàng ở bất kỳ đâu mà không cần tới shop.
Tìm hiểu thêm: Cách kinh doanh quần áo hiệu quả cho người mới bắt đầu
3.7 Quản lý rủi ro
Mọi rủi ro có thể xảy đến khi mở cửa hàng quần áo thể thao. Bạn có thể ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro bằng cách đưa ra những rủi ro có thể xảy đến. Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục hoặc xây dựng chiến lược để rủi ro không ảnh hưởng tới công việc kinh doanh.
Bài viết POS365 chia sẻ ở trên đã cung cấp cho bạn đọc một vài kinh nghiệm mở shop quần áo thể thao. Bạn đọc có thể tham khảo và tích luỹ kinh nghiệm để quản lý công việc kinh doanh hiệu quả hơn. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho những bạn đọc khác.