Bún chả là món ăn đặc sản của người Hà Thành, hương vị đậm đà, dễ ăn nên có không ít người yêu thích. Mở quán bún chả trở thành một trong những sự lựa chọn của những người có ý định kinh doanh. Vậy để mở quán hút khách, lợi nhuận cao cần phải làm như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Tiềm năng của kinh doanh quán bún chả
Người dân Hà Nội chắc chắn không ai là không biết tới món bún chả. Đây là món ăn đã có lịch sử lâu đời. Cách chế biến công phu tạo ra món ăn thơm ngon, đậm đà khó quên. Bún chả phù hợp ăn vào tất cả các bữa trong ngày.
Món ăn này khá dễ chế biến, hương vị thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của nhiều đối tượng khách hàng, từ người lớn cho tới trẻ nhỏ. Tệp khách hàng lớn nên chủ kinh doanh hoàn toàn có thể mở quán bún chả tại vùng thành phố hoặc nông thôn.
2. Mở quán bún chả cần bao nhiêu vốn?
Mở quán bún chả cần bao nhiêu vốn là câu hỏi của không ít người khi có ý định kinh doanh. Để biết cần phải bỏ bao nhiêu chi phí thì bạn cần xét một số yếu tố dưới đây:
2.1 Chi phí mặt bằng
Chi phí cần chi trả đều đặn mỗi tháng đó là chi phí mặt bằng. Chi phí này cần chi trả thường xuyên nên trước khi thuê mặt bằng chủ kinh doanh phải cân nhắc kỹ lưỡng. Giá thuê mặt bằng ở thành phố cao hơn so với vùng nông thôn. Bạn cần lưu ý chi phí thuê mặt bằng chỉ nên chiếm 10% trên tổng số vốn bỏ ra. Nên thuê mặt bằng ở những nơi đông người, gần khu dân cư, gần ngã ba ngã tư,… Những địa điểm này sẽ dễ thu hút khách hàng hơn.
Chi phí mặt bằng
2.2 Chi phí thiết kế - trang trí
Bạn cần bỏ một khoản chi phí để thiết kế, sửa sang, trang trí quán. Quán bún chả không cần quá cầu kỳ về trang trí quá, mà điều quan trọng là quán phải thật sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Bạn chỉ cần thiết kế, bố trí bàn ghế, các vật dụng thật phù hợp để tối ưu diện tích. Chi phí thiết kế - trang trí chiếm 10% trên tổng số vốn phải bỏ ra.
2.3 Nhập hàng
Chi phí tiếp theo bạn cần phải bỏ ra đó là chi phí nhập hàng. Bạn có thể ước lượng số khách đến với quán để nhập số lượng hàng phù hợp. Cũng giống với chi phí mặt bằng thì chi phí nhập hàng cũng chỉ chiếm 10% trên tổng số vốn bỏ ra. Bạn cần phải lựa chọn nguồn nhập hàng uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.4 Mua trang thiết bị
Khi mở cửa hàng bạn cần phải mua sắm bàn ghế, tủ, bát đũa, cốc,…. Chi phí mua sắm trang thiết bị không quá cao. Bạn nên mua các sản phẩm chất lượng để sử dụng trong thời gian dài. Chi phí mua trang thiết bị nên chiếm 10% trên tổng số vốn bỏ ra.
Tham khảo: Hướng dẫn lựa chọn bàn ghế nhà hàng quán ăn đẹp, giá rẻ
2.5 Thuê nhân viên
Cuối cùng nếu quán ăn của bạn có quy mô lớn, số lượng khách hàng đông thì bạn nên thuê từ 1 – 2 nhân viên. Bạn nên lựa chọn nhân viên có kinh nghiệm phục vụ, tương tác với khách hàng. Nếu chưa có kinh nghiệm có thể hướng dẫn trong thời gian làm việc. Chi phí thuê nhân viên rơi vào khoảng 4 – 6 triệu đồng/người.
3. Mở quán bún chả cần những gì?
Để mở quán bún chả Hà Nội cần rất nhiều điều kiện về vốn, kiến thức kinh doanh, kinh nghiệm,… Để biết cần những gì hãy tiếp tục theo dõi các thông tin dưới đây của chúng tôi.
3.1 Kế hoạch sử dụng vốn
Sử dụng vốn hợp lý là điều hết sức cần thiết và không phải cá nhân nào cũng biết cách sử dụng vốn phù hợp. Bạn sẽ cần phải chi trả rất nhiều chi phí và nếu bạn không tính toán một cách phù hợp thì rất dễ rơi vào tình trạng hao tiền tốn của. Trước khi chi tiền bạn nên lên danh sách các công việc cần phải thực hiện như: tiền thuê mặt bằng, sửa sang quán, mua sắm trang thiết bị, nhập nguyên liệu,… Lên danh sách càng chi tiết thì bạn mới có thể tối ưu chi phí.
Lên kế hoạch sử dụng vốn phù hợp
3.2 Khảo sát và nghiên cứu thị trường trước khi mở quán bún chả
Trước khi mở quán bún chả thì bạn nên dành thời gian để khảo sát, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh. Bước đi này vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp bạn thấu hiểu khách hàng và cả đối thủ. Khách hàng thuộc nhóm đối tượng nào, độ tuổi bao nhiêu, mức thu nhập, sở thích ăn uống, khả năng chi trả,….
Đồng thời bạn cần phải nghiên cứu xem trên địa bàn có bao nhiêu quán ăn bán bún chả, quán có đông khách không, cách thức bán hàng, menu quán,… Nắm bắt điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để học hỏi, phát huy những điểm tốt và hạn chế mắc phải những điểm yếu.
3.3 Kế hoạch quảng bá, định vị thương hiệu
Khách hàng cần biết tới thương hiệu của bạn và càng nhiều khách hàng biết tới là rất tốt. Hãy thực hiện các chiến dịch quảng bá như: treo băng rôn, biển hiệu, kết hợp quảng bá trực tuyến thông qua: fanpage facebook, đăng bài trên hội nhóm, trang cá nhân, chạy quảng cáo,…
3.4 Làm thủ tục pháp lý kinh doanh quán bún chả
Khi mở quán ăn thì bạn cần tiến hành xin giấy phép kinh doanh. Bạn cần đáp ứng các điều kiện đó là: giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh quán bún chả, giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Và hồ sơ xin giấy phép kinh doanh, bao gồm:
Thủ tục đăng ký kinh doanh
-
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
-
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
-
Bản thuyết minh trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh.
-
Giấy xác nhận sức khoẻ của người trực tiếp kinh doanh.
-
Danh sách người kinh doanh đã tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Sau khi chuẩn bị các giấy tờ kể trên thì bạn hãy nộp tại cơ quan có thẩm quyền nơi đặt mặt bằng kinh doanh. Trong thời gian từ 5 – 7 ngày nếu hồ sơ bạn đủ điều kiện sẽ được cấp giấy phép.
Đọc thêm: Muốn mở quán ăn cần những gì để kinh doanh hiệu quả nhất
3.5 Học cách làm bún chả ngon
Công đoạn cuối cùng đó chính là học cách làm bún chả ngon. Điều quan trọng để thu hút khách hàng đó chính là hương vị của món bún chả. Bạn nên tìm tòi, học hỏi cách chế biến, trang trí món ăn sao cho sạch sẽ, đẹp mặt và có hương vị thơm ngon.
Để làm được món bún chả tương đối dễ dàng, nguyên liệu quen thuộc, dễ mua. Bạn cần chú ý chọn thịt chất lượng, nướng miếng chả làm sao vừa ngon, vừa dai, thơm nồng. Nước chấm bún ăn vừa miệng.
4. Kinh nghiệm mở quán bún chả X2 lợi nhuận
Kinh nghiệm mở quán bún chả Hà Nội không phải ai cũng có, đặc biệt là đối với những người mới. Bạn hãy nắm bắt một số kinh nghiệm dưới đây để mở quán bún chả thuận lợi, thành công.
4.1 Đa dạng menu phục vụ cho quán bún chả
Bạn có thể thiết kế menu thật hấp dẫn bằng cách đa dạng các món ăn. Bên cạnh bún chả bạn có thể bán thêm bún riêu, bún mọc, bún cá,… để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn. Bạn cũng nên bán thêm đồ uống như: trà chanh, trà đá, nước ngọt,… để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Lên thực đơn cho quán bún chả thật đa dạng
4.2 Chú trọng chất lượng phục vụ
Dù là quán ăn nhỏ hay lớn, danh tiếng hay không thì cái tâm của người kinh doanh luôn phải đặt lên hàng đầu. Chất lượng phục vụ phải thật chuyên nghiệp, thái độ vui vẻ để gây ấn tượng với khách hàng. Đây cũng là cách để duy trì lòng trung thành của khách hàng với quán ăn. Và nếu nhân viên chưa làm tốt điều này thì bạn cần dành thời gian để đào tạo, và học cách quản lý nhân viên nhà hàng.
4.3 Đầu tư vào thị trường online
Hiện nay công nghệ rất phát triển nên bạn có thể tham khảo bán bún chả online. Dân văn phòng, công chức không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi nên họ thường lựa chọn đặt hàng. Bạn có thể gia tăng lợi nhuận bán hàng bằng cách đăng bài trên trang cá nhân, fanpage hoặc liên kết với các ứng dụng đặt đồ ăn.
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm mở quán bún chả tới đây là kết thúc. POS365 tin rằng với những thông tin hữu ích kể trên thì bạn sẽ có thêm thật nhiều tin tức để hỗ trợ cho công việc kinh doanh của mình. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này.
Xem thêm: Những kinh nghiệm bạn nhất định phải biết khi mở quán bún cá