Kinh doanh khách sạn hiện nay đang là một trong những ngành dịch vụ đầu tư bền vững, mang lại lợi nhuận ổn định được nhiều đơn vị tổ chức và cá nhân lựa chọn. Cùng POS365 tìm hiểu TOP 5 mô hình kinh doanh khách sạn phổ biến tại Việt Nam hiện nay nhé!
I. Các khái niệm xung quanh mô hình kinh doanh khách sạn
Để biết được có các loại mô hình kinh doanh khách sạn nào phổ biến tại Việt Nam thì trước tiên bạn phải nắm rõ được các khái niệm xung quanh mô hình này.
1.1. Khách sạn là gì?
Khách sạn được hiểu là một công trình kiến trúc cao cấp gồm có nhiều tầng, nhiều phòng. Trong khách sạn sẽ được trang bị đầy đủ các thiết bị, vật dụng nội thất và có thiết kế tiện nghi, sang trọng.
Ý tưởng kinh doanh khách sạn nhằm mục đích phát triển việc kinh doanh dịch vụ lưu trú. Nói chung, khách sạn là một loại hình doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật của nước sở tại nhằm mục đích kinh tế, sinh lợi nhuận.
Khái niệm khách sạn là gì?
1.2. Hình thức kinh doanh khách sạn ra sao?
Kinh doanh khách sạn là hình thức kinh doanh lưu trú phổ biến không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Một khách sạn phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản như: Đáp ứng nhu cầu lưu trú, sinh hoạt cơ bản, nhu cầu nghỉ ngơi. Tùy vào từng địa phương và quy mô khách sạn mà chủ kinh doanh sẽ kết hợp với nhiều dịch vụ giải trí đa dạng, hấp dẫn để thu hút nhiều khách hàng hơn.
Hình thức kinh doanh khách sạn như thế nào?
II. Hoạt động kinh doanh khách sạn như thế nào?
Hoạt động kinh doanh khách sạn chủ yếu tập trung vào dịch vụ lưu trú. Cuộc sống ngày càng phát triển, con người cũng chú trọng hơn vào việc đi du lịch, nghỉ ngơi, thư giãn. Chính vì vậy mà ngành du lịch đang trên đà phát triển, kéo theo là các ngành kinh doanh khách sạn, spa, khu vui chơi,... cũng phát triển theo.
Bên cạnh hoạt động chính là dịch vụ lưu trú thì chủ khách sạn còn tích hợp nhiều chức năng khác nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Với những khách sạn sang trọng còn thiết kế khu vực spa nghỉ dưỡng cùng không gian phòng ốc sang trọng, đầy đủ tiện nghi. Kết hợp khu vui chơi bao gồm bể bơi 4 mùa, tắm suối nóng, sân tennis, phòng tập Gym, phòng chức năng thể thao,...
Hoạt động kinh doanh khách sạn chủ yếu tập trung vào dịch vụ lưu trú
Để tăng thêm nguồn doanh thu thì hiện nay các chủ khách sạn còn kết hợp với các đơn vị du lịch lữ hành nhằm mở rộng dịch vụ khách sạn đa dạng hơn. Giúp các khách hàng có thêm trải nghiệm hoạt động ngoài trời, khám phá văn hóa bản địa,...
Tham khảo thêm: Xu hướng kinh doanh khách sạn ở Việt Nam thịnh hành nhất [Update 2022]
III. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn
Một cơ sở được xem là khách sạn phải đảm bảo đầy đủ các nhu cầu sinh hoạt cơ bản cho khách hàng. Trong một phòng khách sạn phải bao gồm các tiện nghi cơ bản: Một giường ngủ, một bàn trang điểm nhỏ, một phòng tắm. Tùy vào mỗi quy mô khách sạn thì chủ kinh doanh có thể chia thành nhiều loại phòng khác nhau:
-
Phòng Standard (STD): Đây là phòng tiêu chuẩn của khách sạn có các trang thiết bị tối thiểu đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của khách hàng. Hạng phòng này cũng có mức giá thấp nhất trong khách sạn.
-
Phòng Superior (SUP): Đây là hạng phòng cao cấp hơn phòng tiêu chuẩn, có trang thiết bị hiện đại. Mức giá phòng cũng sẽ cao hơn phòng tiêu chuẩn.
-
Phòng Suite (SUT): Đây là hạng phòng cao cấp của khách sạn, thường có vị trí ở trên tầng cao, được trang bị các thiết bị cao cấp có thiết kế ấn tượng và kèm theo đó là các dịch vụ tiện ích. Không gian phòng Suite sẽ có phòng khách, phòng ngủ riêng biệt, có ban công và cảnh view đắt giá. Một số tên gọi khác của hạng phòng này là President Room (Phòng Tổng Thống), Royal Suite Room (Phòng Hoàng Gia),...
-
Phòng Connecting Room: Đây là loại phòng cao cấp đặc biệt chủ yếu dành cho đối tượng khách hàng là gia đình hoặc nhóm nhỏ. Phòng khách sạn này có thiết kế 2 phòng riêng biệt và có cửa liên thông với nhau.
Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn
Đọc thêm: Top 10 Phần mềm quản lý khách sạn đáng dùng nhất hiện nay
IV. Các loại hình kinh doanh khách sạn tại Việt Nam
Dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân chia thành những mô hình kinh doanh khách sạn có tính chất khác biệt. Mỗi mô hình sẽ có mục tiêu kinh doanh và đối tượng sử dụng khác nhau. Dưới đây là 5 mô hình kinh doanh khách sạn phổ biến tại Việt Nam để bạn tham khảo:
4.1. Mô hình kinh doanh khách sạn theo quy mô
Hiện nay, mô hình kinh doanh khách sạn theo quy mô (được hiểu là theo số lượng phòng) chiếm ¾ tổng số khách sạn đang hoạt động tại Việt Nam. Khách sạn sẽ được chia ra thành các loại:
-
Khách sạn có quy mô nhỏ: Số lượng phòng từ 1 - 150 phòng.
-
Khách sạn quy mô vừa: Số lượng phòng từ 151 - 400 phòng.
-
Khách sạn quy mô lớn: Số lượng phòng từ 401 - 1500 phòng.
-
Khách sạn Mega: Số lượng phòng có trên 1500 phòng.
Mô hình kinh doanh khách sạn theo quy mô
4.2. Mô hình kinh doanh khách sạn theo tính chất đặc thù
Dưới đây là những loại hình kinh doanh khách sạn trên thị trường phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng để bạn tham khảo:
-
Khách sạn thương mại (Commercial Hotel): Đối tượng khách hàng chủ yếu là doanh nhân đi công tác.
-
Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort Hotel): Phục vụ chủ yếu nhóm khách hàng có nhu cầu đi nghỉ ngơi, thư giãn.
-
Khách sạn sân bay (Airport Hotel): Loại khách sạn này xây dựng gần sân bay, phục vụ chủ yếu đối tượng khách hàng là phi công, tiếp viên hàng không hoặc khách quá cảnh chờ chuyến bay với thời gian lưu trú ngắn.
-
Khách sạn sòng bạc (Casino Hotel): Loại khách sạn này thường được đầu tư nội thất cao cấp và trang thiết bị hiện đại. Khách hàng chủ yếu là những người đến casino vui chơi, giải trí,...
-
Khách sạn bình dân (Hostel): Thường có vị trí gần nhà ga, bến xe,... phục vụ chủ yếu đối tượng khách hàng là dân phượt du lịch hoặc những người có nhu cầu nghỉ qua đêm.
-
Nhà nghỉ (Motel): Chủ yếu dành cho đối tượng khách hàng muốn dừng chân nghỉ ngơi qua đêm.
-
Khách sạn nổi (Floating Hotel): Đây là loại hình khách sạn được xây dựng trên những con tàu lớn, không cố định một chỗ mà có thể di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác.
-
Khách sạn căn hộ (Condotel/ Residences/ Serviced Apartment): Là dạng căn hộ bao gồm đầy đủ các phòng chức năng như phòng khách, phòng ngủ, khu vực bếp,... Đối tượng khách hàng chủ yếu là gia đình, nhóm bạn bè hoặc khách có nhu cầu lưu trú dài hạn.
-
Khách sạn con nhộng (Pod Hotel): Là loại hình kết hợp giữa hostel và homestay, bao gồm nhiều phòng ngủ nhỏ trong một diện tích nhất định.
Mô hình kinh doanh khách sạn theo tính chất đặc thù
4.3. Mô hình kinh doanh khách sạn theo chất lượng
Kinh doanh khách sạn theo chất lượng là mô hình được nhiều người biết đến hiện nay. Khi nói đến số sao của khách sạn, khách hàng sẽ có thể hình dung ra được vị trí, mức độ tiện nghi, thiết kế nội ngoại thất, và chất lượng dịch vụ đi kèm tại khách sạn đó. Có thể kể đến các mô hình sau:
-
Khách sạn 1 sao (*)
-
Khách sạn 2 sao (**)
-
Khách sạn 3 sao (***)
-
Khách sạn 4 sao (****)
-
Khách sạn 5 sao (*****)
Mô hình kinh doanh khách sạn theo chất lượng
4.4. Mô hình kinh doanh khách sạn theo khả năng cung cấp dịch vụ
Mô hình kinh doanh theo khả năng cung cấp dịch vụ sẽ mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn cho không gian lưu trú của mình, cụ thể như:
-
Khách sạn cao cấp (Luxury Hotel).
-
Khách sạn cung cấp đầy đủ tiện nghi (Full Service Hotel).
-
Khách sạn cung cấp số lượng các dịch vụ có sự hạn chế (Limited Service Hotel).
-
Khách sạn bình dân (Economy Hotel).
Mô hình kinh doanh khách sạn theo khả năng cung cấp dịch vụ
4.5. Mô hình kinh doanh khách sạn theo mức độ liên kết
Mô hình kinh doanh này được phân chia thành 2 dạng:
-
Khách sạn độc lập: Do một cá nhân hoặc một tổ chức thành lập, tự đăng ký kinh doanh như một mô hình kinh doanh độc lập.
-
Khách sạn liên kết (Tập đoàn): Là dạng mô hình kinh doanh được tập đoàn đảm nhận vai trò quản lý. Tập đoàn ở đây có thể là một thương hiệu chuyên kinh doanh mô hình khách sạn, nhà nghỉ theo chuỗi cùng các dịch vụ liên quan. Hoặc kinh doanh ở một lĩnh vực khác như xây dựng hay bất động sản và chọn khách sạn như một nhánh kinh doanh trong hệ sinh thái của tập đoàn.
Mô hình kinh doanh theo mức độ liên kết
Ý tưởng kinh doanh khách sạn hứa hẹn là ngành dịch vụ sẽ ngày càng phát triển trong tương lai. Muốn khởi nghiệp thành công, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường và các kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin về TOP 5 mô hình kinh doanh khách sạn phổ biến tại Việt Nam sẽ mang lại hữu ích cho bạn, giúp bạn lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất nhé!
Nội dung liên quan: Hướng dẫn chi tiết kinh doanh khách sạn hiệu quả [Update 2022]