Kinh doanh bán lẻ

Mở cửa hàng sữa ở nông thôn đang là mô hình kinh doanh được nhiều người lựa chọn hiện nay. Với thế mạnh là chi phí mặt bằng thấp, ít cạnh tranh hơn so với khu vực thành phố và nhanh chóng thu hồi lại vốn.

Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa ở nông thôn chi tiết từ A-Z

I. Kinh doanh cửa hàng sữa ở nông thôn có lời không?

Nhu cầu sử dụng sữa ngày càng lớn không chỉ ở thành thị mà còn cả ở nông thôn. Bởi người tiêu dùng đã quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình. Số lượng tiêu thụ sữa vẫn đang tiếp tục gia tăng qua từng năm và có tiềm năng tiếp tục tăng trong tương lai.

Mở cửa hàng sữa ở nông thôn có lời không?

Mở cửa hàng sữa ở nông thôn sẽ có nhiều thuận lợi, ít bị cạnh tranh do không có nhiều cửa hàng bán sữa như tại khu vực thành thị. Vì vậy, muốn mở cửa hàng sữa ở các khu vực nông thôn thì chủ kinh doanh cần phải tìm hiểu kỹ về đối tượng khách hàng mục tiêu để lựa chọn bán mặt hàng phù hợp.

II. Các mô hình kinh doanh sữa phổ biến hiện nay

Dưới đây là 3 mô hình kinh doanh sữa phổ biến hiện nay để những ai đang có ý định mở cửa hàng sữa tham khảo:

1. Mô hình cửa hàng sữa bột

Một trong những mô hình kinh doanh sữa phổ biến hiện nay đó là mở cửa hàng bán sữa bột nguyên chất, có thể là sữa bột trong nước và sữa nhập khẩu. Diện tích mở cửa hàng kinh doanh bán sữa bột không cần quá rộng, với diện tích chỉ cần khoảng 25 - 40 m2 và số vốn hơn 200 triệu là bạn có thể mở được một cửa hàng bán sữa.

Mô hình cửa hàng sữa bột

Nếu bạn có nguồn kinh phí ổn định thì bạn có thể mở cửa hàng kinh doanh có quy mô lớn. Những cửa hàng sữa bột có quy mô lớn thường sẽ được hưởng những chính sách tốt nhất của các hãng sữa như hỗ trợ PG, tiền sự kiện marketing, tiền trưng bày sản phẩm tại cửa hàng, tiền tích lũy,...

2. Mô hình cửa hàng sữa bỉm

Mô hình kinh doanh cửa hàng sữa bỉm cũng có một số điểm tương đồng với mô hình kinh doanh sữa bột. Mô hình này kết hợp bán các sản phẩm sữa và các loại bỉm phù hợp với đối tượng khách hàng là những gia đình mới sinh em bé hoặc có con nhỏ. 

Mô hình cửa hàng sữa bỉm

Vấn đề ở đây đó là tã bỉm sẽ đắt hơn sữa bột nên nếu ai đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng này thì phải có một số vốn nhất định. Nhưng lợi nhuận sẽ thu lại rất nhanh, bởi khách hàng đến cửa hàng mua sữa sẽ mua luôn cả bỉm cho con để đỡ mất thời gian tìm kiếm. 

3. Mô hình cửa hàng mẹ và bé

Thêm một mô hình kinh doanh ở nông thôn hiện nay để bạn tham khảo đó là mô hình cửa hàng mẹ và bé. Được đánh giá là mô hình kinh doanh hiệu quả vì có đa dạng các loại sản phẩm, mặt hàng khác nhau để khách hàng lựa chọn. Giúp khách hàng có thêm nhiều trải nghiệm mua sắm thú vị. 

Mô hình cửa hàng mẹ và bé

Với mô hình cửa hàng mẹ và bé này bạn có thể bán các sản phẩm sữa, bỉm tã, quần áo sơ sinh cho trẻ em, đồ chơi trẻ em, quần áo cho mẹ bỉm,... Tuy nhiên, bạn cần phải có một số vốn lớn để mở cửa hàng và nhập nhiều hàng về. 

III. Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa ở nông thôn

Theo nghiên cứu và khảo sát trên thị trường thì nội dung dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn kinh nghiệm mở cửa hàng sữa ở nông thôn: 

1. Vốn mở cửa hàng sữa

Số vốn bỏ ra để mở cửa hàng sữa sẽ còn phụ thuộc vào vị trí khu vực thị trường mà bạn muốn kinh doanh. Theo khảo sát, mở cửa hàng sữa bán lẻ tại nông thôn thì số vốn dao động trên dưới 100 triệu. Trong đó, chi phí nhập khẩu sẽ chiếm một nửa giá thành. Còn lại là sẽ đầu tư vào mặt bằng kinh doanh, trang thiết bị và cơ sở vật chất, chi phí duy trì hoạt động kinh doanh,...

Vốn mở cửa hàng sữa

Còn nếu bạn muốn mở cửa hàng sữa trẻ em với quy mô lớn thì số vốn bỏ ra có thể sẽ lên đến vài tỷ đồng. Dưới đây sẽ là một số chi phí cần thiết phải bỏ ra khi mở cửa hàng bán sữa:

1.1. Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh cửa hàng sữa thông thường sẽ bao gồm những khoản sau: Tiền đặt cọc và trả góp đợt đầu (3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm) do sự đồng ý của cả bên cho thuê và bên thuê mặt bằng.

1.2. Chi phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất

Những hạng mục trang thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết khi mở cửa hàng sữa là:

  • Chi phí cải tạo lại mặt bằng.

  • Chi phí tiền internet, wifi, điện nước,...

  • Chi phí mua tủ đông và tủ lạnh

  • Chi phí mua giá kệ để đồ

  • Chi phí mua các thiết bị bán hàng bao gồm: Phần mềm quản lý bán hàng, máy in hóa đơn, máy đọc mã vạch,...

Chi phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất

1.3. Chi phí đầu tư tiền hàng

Đây là một trong những khoản chi phí đầu tư chính bởi muốn kinh doanh thì phải có hàng. Số vốn bỏ ra để đầu tư cho việc nhập hàng sẽ phụ thuộc vào cửa hàng của bạn có quy mô lớn hay nhỏ, bạn muốn nhập đa dạng các mặt hàng hay chỉ nhập những mặt hàng chủ chốt mà mình muốn kinh doanh,....

Chi phí đầu tư tiền hàng

1.4. Các chi phí khác

Một số chi phí khác cần phải kể đến như:

  • Chi phí marketing và quảng bá thương hiệu cho cửa hàng.

  • Chi phí tổ chức khai trương sự kiện,...

2. Tư vấn lựa chọn địa điểm, mặt bằng kinh doanh

Những khu vực thích hợp để mở cửa hàng sữa có vị trí gần với nơi dân cư tập trung đông đúc hay gần trục đường chính có nhiều người qua lại, hay gần bệnh viện, các tòa nhà văn phòng, trường học,....

Mở cửa hàng sữa ở khu vực nông thôn thì cũng không cần thiết phải thuê mặt bằng diện tích quá lớn. Khi đã tìm được mặt bằng phù hợp bạn có thể sẽ phải cải tạo lại sao cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của mình. 

Lựa chọn địa điểm, mặt bằng kinh doanh mở cửa hàng

3. Tìm nguồn cung cấp hàng uy tín, chất lượng

Số lượng người dùng sữa ngày càng tăng lên từ người già cho đến trẻ nhỏ. Chính vì vậy, để khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm cửa hàng bạn thì bạn cần phải nhập sữa có nguồn gốc uy tín từ các hãng sữa lớn, và có thương hiệu. Một số thương hiệu sữa lớn mà chủ kinh doanh có thể tham khảo nhập nguồn hàng: TH True Milk, Vinamilk, NutiFood, Nestle,...

Tìm nguồn cung cấp hàng uy tín, chất lượng

Nếu cửa hàng bạn kinh doanh nhỏ lẻ chưa nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất thì bạn có thể nhập hàng từ các đại lý khu vực của các hãng sữa với giá thành tốt nhất, hơn nữa lại còn được hỗ trợ vận chuyển. 

Khi tìm nguồn cung cấp hàng bạn cần phải khảo sát nhu cầu người dùng tại khu vực mà bạn muốn mở cửa hàng, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.

4. Trang thiết bị cần thiết

Những trang thiết bị cần phải đầu tư khi mở cửa hàng sữa đó là: 

  • Lắp đặt mạng lưới điện nước, wifi.

  • Tủ lạnh, tủ mát, tủ đông để bảo quản sữa

  • Các loại giá kệ để bày hàng sao cho phù hợp với từng loại mặt hàng sữa

  • Một số thiết bị phục vụ cho quá trình bán hàng như phần mềm quản lý bán hàng, máy đọc mã vạch, máy in mã vạch, máy in hóa đơn,...

5. Cách trưng bày cửa hàng sữa đẹp, chuyên nghiệp

Để thu hút được sự chú ý của khách hàng thì chủ kinh doanh cần phải tạo được phong cách riêng cho cửa hàng của mình. Việc trưng bày cửa hàng sữa đẹp, tiện lợi, chuyên nghiệp chính là yếu tố quan trọng tạo được ấn tượng với khách hàng, tạo thiện cảm cho họ ngay lần đầu tiên đến cửa hàng. 

Cách trưng bày cửa hàng sữa đẹp, chuyên nghiệp

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trang trí cửa hàng sao cho nổi bật thì bạn có thể tham khảo các cách bài trí của những đối thủ cạnh tranh khác, hoặc trên mạng, trên các nền tảng mạng xã hội. Bên cạnh đó, chủ kinh doanh cần phải kiểm tra kỹ hàng hóa khi nhập vào cửa hàng để theo dõi được hạn sử dụng của sữa.

6. Marketing và quảng bá thương hiệu cho cửa hàng

Marketing và quảng bá thương hiệu cho cửa hàng sữa là việc làm quan trọng và cần thiết giúp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Đặc biệt trong thời kỳ chuyển đổi số ai cũng sở hữu cho mình ít nhất một chiếc điện thoại thông minh kết nối internet. 

Chủ kinh doanh có thể tận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tik Tok, Zalo,... hay các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki để quảng bá sản phẩm của cửa hàng đến gần với người tiêu dùng.

Kết hợp với việc xây dựng các chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng cũ, tri ân khách hàng để tăng thêm doanh thu cho cửa hàng. 

Marketing và quảng bá thương hiệu cho cửa hàng sữa

7. Chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng là cách hiệu quả để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới hiệu quả. Luôn luôn mỉm cười với khách hàng, biết cách nói lời cảm ơn sẽ tạo thiện cảm tốt với họ. 

Chăm sóc khách hàng

Khi khách hàng cảm thấy được tôn trọng, lắng nghe và được quan tâm thì chắc chắn họ sẽ là khách hàng trung thành của cửa hàng bạn. Hơn thế nữa, họ còn giới thiệu cho người thân và bạn bè đến cửa hàng mua hàng, đây là cách marketing truyền miệng hiệu quả mà nhiều người đang áp dụng.

8. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cùng với các thiết bị hỗ trợ việc này như máy quét mã vạch, máy in hóa đơn… là điều cần thiết và quan trọng trong việc kinh doanh cửa hàng sữa. Giúp chủ cửa hàng tối ưu hoá quá trình vận hành kinh doanh. Đảm bảo việc theo dõi, kiểm soát những vấn đề tồn kho, quản lý đơn hàng, quản lý doanh thu, nhân viên… được dễ dàng, nhanh chóng, chính xác và thuận tiện hơn. 

Với mức chi phí cạnh tranh, phần mềm quản lý bán hàng ưu việt POS365 là lựa chọn tốt nhất cho chủ cửa hàng và được nhiều doanh nghiệp tin dùng. 

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả

9. Giải pháp cho việc tồn hàng

Nếu chủ kinh doanh đang gặp vấn đề về hàng tồn quá mức thì hãy liên hệ với nhà cung cấp về việc cân bằng hàng hóa sao cho phù hợp nhất. Chẳng hạn như bạn sẽ được trả lại hàng hoặc đổi lấy sản phẩm còn hạn sử dụng. 

Hầu hết các cửa hàng sữa hiện nay sẽ nhập hàng trực tiếp từ các nhà phân phối trong nước hoặc các thương hiệu nước ngoài có công ty tại Việt Nam vì sản phẩm có giá thành rẻ hơn nếu nhập khẩu từ nước ngoài. 

Hy vọng với những kiến thức chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng sữa ở nông thôn chi tiết từ A-Z của POS365 đã giúp bạn phần nào hiểu được tiềm năng của mô hình kinh doanh này cũng như các bước cần chuẩn bị trước khi quyết định mở cửa hàng kinh doanh sữa. 

Thông tin liên quan: Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng sữa kiếm trăm triệu mỗi tháng