Marketing 5P là chiến lược marketing được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi sự hiệu quả mà nó mang lại trong các chiến dịch tiếp thị. Vậy marketing 5P là gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này để hiểu hơn về chiến dịch tiếp thị này.
1. Marketing 5P là gì?
Marketing 5P là gì? Marketing 5P là tiếp thị dựa trên các yếu tố dựa trên thiết kế giúp xây dựng một chiến dịch kinh doanh hiệu quả. Nói một cách dễ hiểu thì đó là sự kết hợp giữa các hoạt động kinh doanh với mục đích xây dựng thương hiệu và doanh nghiệp một cách nhất quán.
Marketing 5P dựa trên các yếu tố dựa trên thiết kế giúp xây dựng một chiến dịch kinh doanh hiệu quả.
5P trong marketing giúp các doanh nghiệp tìm ra các lĩnh vực khác nhau nằm trong doanh nghiệp từ đó gia tăng thêm giá trị và cung cấp các sản phẩm khác để tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ cùng hoạt động trong một lĩnh vực.
2. Định nghĩa mới về sự gắn kết
Khi doanh nghiệp muốn làm bạn với khách hàng thì điều cần phải thay đổi sự liên kết. Bạn có thể dựa vào tháp nhu cầu Maslow và đây là sơ đồ hoá tâm lý con người và cho bạn nhìn thấy những suy nghĩ khác biệt ở trong chiến lược marketing. 5 yếu tố trọng tâm của nền tảng tháp Maslow đó là:
-
Purpose: đây là yếu tố mà khách hàng cảm thấy doanh nghiệp hỗ trợ một vấn đề cá nhân hay nâng cấp giá trị của bản thân.
-
Pride: khách hàng cảm thấy thỏa mãn và được truyền cảm hứng khi dùng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
-
Partnership: khách hàng cảm nhận doanh nghiệp được gần gũi và có mối quan hệ hợp tác.
-
Protection: khách hàng cảm thấy an tâm khi dùng sản phẩm/dịch vụ hoặc cùng hợp tác với doanh nghiệp.
-
Personalization: khách hàng cảm thấy và được trải nghiệm tại doanh nghiệp dựa trên nhu cầu và sự quan tâm đối với từng khách hàng.
Đọc ngay: Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng trong kinh doanh & Marketing
3. Mô hình marketing 5P gồm những gì?
Đối với mô hình marketing 4P tập trung chủ yếu vào 4 yếu tố đó là:
-
Product (sản phẩm)
-
Price (giá cả)
-
Place (địa điểm phân phối)
-
Promotion (khuyến mãi).
Đối với mô hình marketing truyền thống thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hình dung đối tượng khách hàng mục tiêu theo một khuôn nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế thì các đối tượng khách hàng không có tâm lý đơn giản như vậy. Nhu cầu của khách hàng thay đổi theo hoàn cảnh sống, theo thời gian. Chính vì những yếu tố tác động đó mà khách hàng sẽ càng trở nên kỳ vọng hơn đối với những trải nghiệm do chính doanh nghiệp tạo nên.
Để giải quyết tâm lý của khách hàng thì mô hình 5P trong marketing không chỉ còn là các yếu tố 4P mà nó còn chú trọng vào sự gắn kết và đồng nhất giữa những người dùng đối với doanh nghiệp.
4. Vì sao nên sử dụng chiến lược marketing 5P trong kinh doanh?
Công nghệ hiện nay rất phát triển và khách hàng có thể tiếp cận với đa dạng các nguồn thông tin. Các sản phẩm/dịch vụ rất dễ dàng để tìm hiểu sản phẩm và họ cũng tìm hiểu các thông tin chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp rất kỹ lưỡng. Khách hàng hiện nay cũng có nhiều sự hiểu biết nên cần tìm các giải pháp độc đáo, mang tính cá nhân chứ không phải là các chương trình mang tính đại trà.
Lúc này chiến lược marketing 5P phát huy tác dụng. Nó giúp cho các doanh nghiệp cá nhân hoá trải nghiệm của khách hàng nhờ đó có thể gia tăng sự gắn kết và mang tới những giải pháp thích hợp với từng nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Không những doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng và từ từ tạo khách hàng trung thành.
5. Cách xây dựng chiến lược marketing 5P
Trước khi đi vào triển khai chiến lược thì bạn cần tiến hành xác định giá trị của sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu mà doanh nghiệp mình cung cấp. Thực hiện phân tích những điểm thu hút, độc đáo, vượt trội hơn so với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ.
Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần có bước nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để nắm bắt ưu và nhược điểm sản phẩm/dịch vụ của họ. Đối với ưu điểm sẽ học hỏi còn nhược điểm cần hạn chế mắc phải hoặc tránh để không mắc phải. Sau khi thực hiện các công đoạn trên thì bạn mới thực hiện xây dựng chiến lược 5P in marketing.
5.1 Product (Sản phẩm)
Đối với sản phẩm thì bạn cần tự mình đặt ra các câu hỏi và tự trả lời những câu hỏi đó để có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ đang triển khai. Một số câu hỏi bạn có thể tham khảo đó là:
Product (sản phẩm)
-
Bạn bán sản phẩm/dịch vụ gì?
-
Sản phẩm/dịch vụ có điểm gì vượt trội, nổi bật?
-
Sản phẩm/dịch vụ có điểm gì khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?
-
Giá trị của sản phẩm/dịch vụ mang lại đối với người dùng?
5.2 Price (Giá)
Cũng giống với sản phẩm thì về chiến lược giá bạn cần có những lời mời hấp dẫn để đánh vào tâm lý của khách hàng như:
-
Sản phẩm/dịch vụ có mức giá bao nhiêu?
-
Sản phẩm/dịch vụ sau khi bán ra thu về lợi nhuận bao nhiêu?
-
Giá trị của sản phẩm có tương xứng với mức giá bán không?
-
Giá trị mà khách hàng nhận được là gì so với số tiền bỏ ra để mua sản phẩm/dịch vụ
5.3 Place (địa điểm)
Trong chiến lược marketing 5P thì phân phối là yếu tô vô cùng quan trọng. Địa điểm mang tới sự luân chuyển giúp cho sản phẩm/dịch vụ đến với người tiêu dùng. Một số câu hỏi bạn cần đặt ra đó là:
-
Người tiêu dùng tới đâu để mua được sản phẩm/dịch vụ?
-
Khách hàng tìm kiếm sản phẩm như thế nào trên sàn thương mại điện tử?
5.4 Promotion (khuyến mãi)
Đối với khuyến mãi thì bạn cần nắm bắt một số vấn đề đó là:
Promotion (khuyến mãi)
-
Làm sao mới có thể khiến khách hàng biết tới sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp?
-
Làm sao để khách hàng nắm bắt được thông tin, tính năng của sản phẩm/dịch vụ?
-
Các chương trình khuyến mãi, ưu đãi bạn có thể đưa ra là gì để thu hút sự chú ý của khách hàng?
5.5 People (con người)
Yếu tố cuối cùng đó chính là con người, đây là yếu tố quan trọng nhất và cũng là quyết định đối với chiến lược marketing 5P. Bạn cần phải đặc biệt chú trọng tới yếu tố này và nghiên cứu hết sức kỹ lượng bởi chính con người bạn mới có thể nắm bắt được số lượng người trong thị trường mục tiêu đang có để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm. Các câu hỏi cần phải trả lời đó là:
-
Những người này là ai? Giới tính ? Độ tuổi?
-
Mức thu nhập của họ là bao nhiêu?
-
Họ làm việc trong lĩnh vực gì?
-
Trình độ/kinh nghiệm của họ tới đâu và có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp hay không?
Xem ngay: Tổng hợp 10 cách marketing 0 đồng mang lại hiệu quả cao
6. Một số lưu ý khi thay đổi chiến lược marketing 5P
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn có sự thay đổi trong chiến lược từ marketing truyền thống trở thành marketing 5P thì bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
6.1 Phải mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn
Bước ra khỏi vùng an toàn là một điều rất cần thiết đối với những doanh nghiệp đang có chiến lược marketing cũ hiệu quả. Bước ra vùng an toàn và tìm kiếm, thử nghiệm những cách làm mới, các bước tiếp cận độc đáo hơn.
6.2 Thời điểm quyết định tất cả
Để chiến lượng marketing 5P đạt được thành công thì điều vô cùng quan trọng đó là thời điểm. Tâm lý, suy nghĩ của người dùng thay đổi theo từng thời điểm, hoàn cảnh sống và những yếu tố xung quanh tác động. Chính vì thế những gì doanh nghiệp truyền tải cần phải đúng thời gian.
Thời điểm quyết định tất cả
6.3 Chuyển hướng từ product sang Platform
Đối với chiến lược marketing 4P thì sản phẩm đóng vai trò quan trọng nhất còn đối với marketing 5P thì platform là nhân tố hữu ích. Lý do là trên thị trường có không ít sản phẩm/dịch vụ gần tương tự đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Chính vì thế doanh nghiệp cần tiếp cận khách hàng bằng nhiều sản phẩm th vì 1 sản phẩm. Điều quan trọng nhất là sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp phải giải quyết, đáp ứng được vấn đề, nhu cầu của người tiêu dùng.
Bài viết chia sẻ thông tin về marketing 5P tới đây là kết thúc. POS365 hy vọng bạn đọc đã có thêm sự hiểu biết về chiến lược tiếp thị này. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này.
Tìm hiểu chiến lược Marketing Mix là gì? Vai trò, các yếu tố chính: https://www.pos365.vn/chien-luoc-marketing-mix-la-gi-6546.html