Câu chuyện kinh doanh

Để nhận biết nguồn gốc xuất xứ sản phẩm hay quốc gia sản xuất của từng sản phẩm thì xác định mã số mã vạch trên sản phẩm là cách duy nhất. Vậy mã vạch các nước trên thế giới là bao nhiêu? Mã sản phẩm hàng hóa của các nước là gì? Câu trả lời sẽ được bật mí chi tiết trong bài viết này!

Tổng hợp bảng mã vạch các nước trên thế giới [Update 2024]

I. Ý nghĩa của các loại mã vạch 

Mã vạch giống như chứng minh thư của hàng hóa, thông qua mã vạch bạn sẽ biết chính xác nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ mà quy định về mã vạch sẽ khác nhau. 

Ý nghĩa của các loại mã vạch

Ý nghĩa của các loại mã vạch

Mỗi mã vạch hàng hóa sẽ bao gồm hai thành phần khác nhau, là mã số bao gồm các dãy số, sử dụng để phân định sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức và mã vạch để các thiết bị đọc (phần mềm, máy đọc mã) có thể tự động truy xuất được thông tin sản phẩm, đối tượng một cách nhanh chóng và chính xác. 

>> Xem ngay: Mã vạch là gì? Cách tạo mã vạch miễn phí, đơn giản và hiệu quả

II. Cấu trúc mã vạch các nước

Hiện nay trong giao dịch thương mại tồn tại hai hệ thống mã số hàng hóa cơ bản là UPC, được sử dụng tại thị trường Canada và Hoa Kỳ. Và mã số EAN được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là hai quy ước về mã vạch các nước phổ biến nhất hiện nay. 

Hệ thống UPC 

Là hệ thống mã vạch thuộc quyền quản lý của Hội Đồng Mã Thống Nhất Mỹ UCC, có mặt trên thị trường từ năm 1970 và được sử dụng chủ yếu tại Hoa Kỳ và Canada. 

Cấu trúc mã vạch các nước

Cấu trúc mã vạch các nước

Hệ thống EAN 

Hệ thống mã số EAN được thiết lập bởi các sáng lập viên của 12 nước Châu Âu và được sử dụng từ năm 1974. Đến nay, mã số này được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và đây cũng là mã vạch mà các nước sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

Mã vạch EAN được chia thành 2 loại, cụ thể như sau: 

-EAN13, bao gồm 13 con số được chia làm 4 nhóm: 

  • Mã quốc gia hoặc vùng lãnh thổ gồm 3 chữ số đầu 

  • Mã số doanh nghiệp gồm 5 số tiếp theo do tổ chức GS1 cấp cho từng sản phẩm tại các quốc gia. 

  • Mã số hàng hóa là 4 số tiếp theo của mã doanh nghiệp, mã này thường do doanh nghiệp quy định. 

  • Số cuối cùng là số kiểm tra, thường dùng để kiểm tra độ chính xác của những mã số trước. 

-EAN8

Mã số EAN-8 cơ bản cũng giống như EAN-13, tuy nhiên mã số này chỉ bao gồm 8 chữ số nên thường được sử dụng với những sản phẩm có kích thước nhỏ như bút, son môi… 

Cấu tạo của mã vạch EAN-8 bao gồm: 

  • Mã quốc gia: 2 - 3 chữ số đầu tiên. 

  • Mã hàng hóa: 4 - 5 chữ số tiếp theo. 

  • Mã kiểm tra: Số cuối cùng. 

>> Tham khảo thêm: Gợi ý 7 phần mềm quét mã vạch quốc tế uy tín và chính xác nhất

III. Danh sách ký hiệu mã vạch các nước trên thế giới 

Dưới đây là bảng mã vạch các nước POS365 tổng hợp được, bạn có thể tham khảo nhé. 

3.1. Mã vạch Việt Nam 

Mã vạch phân loại các sản phẩm hàng hóa Việt Nam thường có dạng như: 893M MMMMMXXXC, trong đó: 

  • 893 là mã quốc gia Việt Nam 

  • MMMMMM: Mã doanh nghiệp được cấp khi đăng ký sản phẩm. 

  • XXX: Là dãy số từ 000 - 999 do nghiệp đặt cho từng sản phẩm hàng hóa khác nhau. 

  • C: Số kiểm tra được tính từ toàn bộ dãy 12 số 893MMMMMMXXX (Corel sẽ tự động điền số này). 

Mã vạch Việt Nam

Mã vạch Việt Nam

3.2. Một số mã vạch các nước phổ biến 

Sau đây là một số mã vạch sản phẩm các nước thông dụng, bạn hãy theo dõi: 

  • 000 - 019 GS1 Mỹ (United States) USA  

  • 030 - 039 GS1 Mỹ (United States) - mã vạch Mỹ

  • 050 - 059 GS1 Anh Quốc 

  • 060 - 139 GS1 Mỹ (United States)

  • 300 - 379 GS1 Pháp (France) - Mã vạch Pháp 

  • 400 - 440 GS1 Đức - Mã vạch của Đức 

  • 450 - 459 và 49 - 499 GS1 Nhật Bản - Mã vạch Nhật Bản 

  • 690 - 695 GS1 Trung Quốc - Mã vạch của Trung Quốc 

  • 760 - 769 GS1 Thụy Sỹ 

  • 880 GS1 Hàn Quốc 

  • 885 GS1 Thái Lan - Mã vạch Thái Lan 

  • 893 GS1 Việt Nam - Mã vạch Việt Nam 

  • 930 - 939 GS1 Úc (Australia) 

  • 888 GS1 Singrapore

Lưu ý: Đối với những hàng hóa nhập khẩu từ nước thứ nhất sang nước thứ hai nhưng lại được xuất khẩu qua nước thứ ba thì mã vạch sẽ hiển thị xuất xứ ở nước thứ hai. 

Ví dụ: Công ty Trung Quốc nhập khẩu trái cây, hoa quả từ Việt Nam sau đó xuất khẩu đến Mỹ thì mã vạch sẽ hiển thị xuất xứ hoa quả ở Trung Quốc. Khi đó mã vạch trên sản phẩm là 690 chứ không phải 893.

3.3. Danh sách bảng mã vạch các nước trên thế giới 

Ngoài những mã vạch các nước phổ biến và thông dụng kể trên thì trên thế giới hiện nay còn các mã số sản phẩm của các quốc gia khác được chúng tôi tổng hợp bảng dưới đây, bạn có thể tham khảo nhé. 

Bảng mã vạch các nước trên thế giới Bảng mã vạch các nước trên thế giớiBảng mã vạch các nước trên thế giới

Bảng mã vạch các nước trên thế giới 

Trên đây là toàn bộ mã vạch các nước trên thế giới mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng rằng sẽ hữu ích và giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho bản thân nhé. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết của chúng tôi. 

>> Top 10 phần mềm quét mã vạch miễn phí trên điện thoại tốt nhất: https://www.pos365.vn/phan-mem-quet-ma-vach-6860.html