Câu chuyện kinh doanh

Ma trận SWOT là công cụ vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Thông qua công cụ này, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức và từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp giúp đơn vị của mình phát triển bền vững. Trong bài viết này của POS365, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu được khái niệm ma trận SWOT và lấy ví dụ phân tích cụ thể.

Ma trận SWOT là gì? Ví dụ ma trận SWOT của doanh nghiệp lớn

1. Ma trận SWOT là gì ?

SWOT chính là từ viết tắt của 4 từ tiếng Anh đó là : Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Công cụ này giúp một doanh nghiệp, đơn vị có được cái nhìn tổng quan nhất để tiến hành phân tích, thực hiện lập kế hoạch kinh doanh, đánh giá đối thủ cạnh tranh, xây dựng chiến lược, thực hiện các chiến dịch tiếp thị, phát triển sản phẩm,…. 

ma trận swot

Ma trận SWOT là gì?

 Đồng thời cũng giúp đơn vị đó có thể rà soát lại nhược điểm, đánh giá rủi ro để có phương hợp khắc phục hay hạn chế mắc phải những vấn đề đó. Đây chính là khái niệm ma trận SWOT được hầu hết mọi người biết tới. 

2. Nguồn gốc của ma trận SWOT

Từ những năm của thập niên 60 – 70 thì mô hình SWOT bắt nguồn bởi các nhà khoa học Robert Stewart, Marion Dosher, Ts.Otis Benepe, Albert Humphrey, Birger Lie. Những nhà khoa học này đã tiến hành nghiên cứu vì sao có nhiều doanh nghiệp thất bại khi thực hiện các kế hoạch của họ. Có 500 công ty sở hữu doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn. 

Thời điểm đầu, mô hình được đặt tên là SOFT, từ này là viết tắt của Thỏa mãn ( Satisfactory) – Điều tốt trong hiện tại, Cơ hội ( Opportunity) – Điều tốt trong tương lai, Lỗi ( Fault) – Điều xấu trong hiện tại; Nguy cơ ( Threat) – Điều xấu trong tương lai. Tới năm 1964, khi Urick và Orr ở Thuỵ Sĩ được giới thiệu mô hình này thì Albert Humphrey và những người đồng nghiệp của ông đã đổi F (Fault) trở thành W (Weakness). Kể từ đó mô hình SWOT ra đời. 

ma trận swot là gì

Nguồn gốc của ma trận SWOT

Tới năm 1973 thì mô hình SWOT mới phát triển và tới năm 2004 nó mới trở nên hoàn thiện và cho thấy sự tác dụng của mình trong việc thống nhất các mục tiêu cho các tổ chức, doanh nghiệp mà không cần tới sự hỗ trợ, tư vấn từ các đơn vị có năng lực này. Điều này giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí. 

3. Cấu trúc của ma trận SWOT

Khi tổ chức của bạn gặp vấn đề khó khăn nhưng chưa thể giải quyết hãy tham khảo ma trận SWOT. Một doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả, tìm hướng đi đúng đắn sẽ cần tới sự hỗ trợ của SWOT. 

Mô hình SWOT thông thường sẽ được trình bày theo dạng ma trận bao gồm 2 hàng và 2 cột, được chia thành 4 phần. Các phần tương ứng với Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats). Cụ thể :

ví dụ về ma trận swot

Cấu trúc của ma trận bao gồm 2 hàng và 2 cột, được chia thành 4 phần

  • Điểm mạnh là những yếu tố nội tại, ở bên trong của một doanh nghiệp có tính tích cực hay có lợi giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu.

  • Điểm yếu là các tác nhân ở bên trong của doanh nghiệp đó nhưng khác với điểm mạnh thì nó lại mang tính chất tiêu cực hoặc nó là khó khăn khiến doanh nghiệp khó có thể đạt được mục tiêu. 

  • Cơ hội là những tác nhân bên ngoài của doanh nghiệp đó có thể là thị trường, chính phủ, xã hội, đối thủ,…. Các tác nhân này mang tính tính cực hay có lợi góp phần giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. 

  • Nguy cơ là các tác nhân ở bên ngoài doanh nghiệp như : thị trường, đối thủ, xã hội, chính phủ,… Các tác nhân có tính tiêu cực, nó có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp và khiến việc đạt mục tiêu trở nên khó hơn. 

Nói tóm lại, mục đích khi thực hiện phân tích SWOT đó là xác định đúng thế mạnh doanh nghiệp đang có và tìm ra điểm hạn chế cần tiến hành khắc phục kịp thời. Mô hình này giúp doanh nghiệp biết thế mạnh ở đâu để phát triển và điểm nào cần phải thực hiện phòng thủ. 

Xem thêm: SWOT bản thân là gì? Cách phân tích SWOT bản thân từ A – Z

4. Cách phân tích 4 thành tố tạo nên ma trận SWOT

Khi bạn đã biết ma trận swot là gì thì chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách phân tích 4 thành tố tạo nên ma trận SWOT

4.1 Strengths – Điểm mạnh

Strengths điểm mạnh giúp doanh nghiệp biết được lợi thế, những điểm nổi bật hay độc đáo đơn vị đó đang nắm giữa khi tiến hành so sánh với đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực. 

Để tìm ra điểm mạnh cần tiến hành trả lời các câu hỏi đó là: 

  • Doanh nghiệp đã làm điều gì tốt và tốt nhất?

  • Doanh nghiệp sở hữu những ưu thế nào? (kiến thức, con người, mối quan hệ, danh tiếng, công nghệ, kỹ năng,…)

Các yếu tố giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm thấy điểm mạnh của mình đó là:

ma trận swot của th true milk

Điểm mạnh của doanh nghiệp

  • Nguồn lực, con người

  • Tài sản, tài chính

  • Kiến thức, dữ liệu

  • Kinh nghiệm

  • Marketing

  • Quy trình, hệ thống kỹ thuật

  • Chất lượng sản phẩm, mức giá

  • Quản trị

  • Văn hoá

  • Chứng nhận

Trong quá trình đánh giá cần đặc biệt lưu ý đánh giá đúng và sáng suốt. Nhất là khi tiến hành so sánh với đối thủ cạnh tranh. 

4.2 Weaknesses – Điểm yếu

Khác với điểm mạnh thì doanh nghiệp cần tìm ra điểm yếu, điểm thực hiện chưa tốt. Nếu chưa thể tìm ra điểm yếu hãy dựa trên các yếu tố như: tài sản, nguồn lực, con người,… Thông thường nếu điểm mạnh không liệt kê ra những yếu tố kể trên rất có thể đó chính là điểm yếu bạn đang cần tìm. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi đó là:

Weaknesses – Điểm yếu

Điểm yếu doanh nghiệp đang gặp phải

  • Việc nào làm chưa tốt, làm tệ nhất?

  • Công việc nào doanh nghiệp đang né tránh?

  • Doanh nghiệp đã bị nhận xét mang tính tiêu cực nào từ khách hàng và thị trường?

Hãy ghi nhớ rằng điểm yếu chính là những tác nhân ở bên trong của doanh nghiệp và nó chính là yếu tố cản trở doanh nghiệp thực hiện mục tiêu. Chấp nhận nhìn nhận điểm yếu một cách thẳng thắn sẽ giúp bạn dễ dàng trả lời được câu hỏi điểm yếu của doanh nghiệp ở đâu và từ đó đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề. 

4.3 Opportunities – Cơ hội

Tiếp theo, khi phân tích ma trận SWOT thì bạn cần tìm ra những cơ hội bên ngoài doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp của bạn phát triển tốt hơn, cụ thể:

  • Thị trường phát triển

  • Xu hướng toàn cầu

  • Xu hướng công nghệ thay đổi

Opportunities – Cơ hội

Cơ hội bên ngoài doanh nghiệp có thể tận dụng

  • Đối tác

  • Đối thủ cạnh tranh không có sự phát triển, đi xuống

  • Chính sách, luật pháp. 

4.4 Threats – Nguy cơ

Nguy cơ là các tác nhân nằm bên ngoài doanh nghiệp, đó có thể là thị trường, đối thủ cạnh tranh, xã hội,… và những nguy cơ này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đạt mục tiêu. Tiến hành liệt kê các vấn đề, nguy cơ doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai. Khi đã tìm ra nguy cơ thì bạn cần đề ra giải pháp khắc phục những nguy cơ đó. Thông thường, giải pháp được các doanh nghiệp áp dụng đó là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị nguy cơ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. 

Threats – Nguy cơ

Nguy cơ tiềm ẩn

Xem ngay: 5 nhược điểm “ít ai biết” khi phân tích SWOT

5. Ý nghĩa của ma trận SWOT đối với doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn cần phải phân tích ma trận SWOT. Công cụ này không những có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành chiến lược kinh doanh mà còn giúp việc xây dựng chiến lược kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. 

Ý nghĩa của ma trận SWOT đối với doanh nghiệp

Ma trận SWOT góp phần giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Ý nghĩa của ma trận SWOT tiếp theo đó là giúp cho doanh nghiệp phát triển vững chắc, xây dựng thương hiệu uy tín, bền vững. Bên cạnh đó, SWOT còn hỗ trợ cung cấp thông tin rất hữu ích, quan trọng giúp kết nối mọi nguồn lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 

6. Ví dụ về ma trận SWOT của một số doanh nghiệp lớn 

Để bạn đọc hiểu hơn về ma trận SWOT thì sau đây chúng tôi xin cung cấp một số ví dụ về ma trận SWOT của các doanh nghiệp lớn. 

6.1 Phân tích ma trận swot của TH True Milk

TH True Milk có tên gọi đầy đủ là Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH hay còn gọi là TH True Milk. Công ty này là một trong những thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam hiện nay. TH True Milk chuyên cung cấp các sản phẩm sữa sạch, đảm bảo an toàn, chất lượng và bổ dưỡng. 

Khi phân tích SWOT của các doanh nghiệp thì ma trận SWOT của TH True Milk trở  thành ví dụ điển hình, nổi bật nhất. Hãy cùng chúng tôi phân tích mô hình này để biết được tại sao doanh nghiệp này lại đạt được thành công như hiện tại. 

Strengths (Điểm mạnh) 

Thế mạnh của TH True Milk đó chính là sở hữu nguồn vốn đầu tư ổn định từ ngân hàng TMCP Bắc Á. Hệ thống nhà máy và trang trại quy mô lớn và tiên tiến. Quy trình sản xuất chuyên nghiệp từ nuôi đại trà tới phân phối rộng rãi. Thương hiệu phủ sóng rộng khắp thị trường Việt Nam. Thị phần ở Việt Nam của doanh nghiệp này chiếm tới 45%, chưa dừng lại ở đó TH True Milk còn vươn ra thị trường quốc tế như: ASEAN, Trung Quốc. 

Nhà sáng lập TH True Milk bà Thái Hương là người đã mang công nghệ sản xuất sữa tươi sạch vào nước ta. Bên cạnh đó, những người tạo nên sự lớn mạnh của doanh nghiệp này đó chính là các nhân viên sở hữu trình độ kỹ thuật cao với khả năng vận hàng máy móc. Họ không chỉ làm việc tốt mà còn học hỏi, tiếp thu kỹ thuật mới rất nhanh chóng. 

Đội ngũ nhân viên quản lý và vận hành đông đảo, luôn bám sát thị trường. Đội ngũ nhân sự tìm kiếm những con người tài năng về làm việc cho TH và góp phần làm phát triển nguồn nhân lực mạnh cho doanh nghiệp này. Và không thể không nói tới đội ngũ lao động địa phương lên tới 900 người thực hiện các công việc tại các nhà máy, nông trại. 

ma trận swot của th true milk

TH True Milk sở hữu nguồn vốn ổn định, dồi dào

Thế mạnh tiếp theo đó chính là văn hoá tổ chức thân thiện với môi trường và cả xã hội. Giá trị cốt lõi doanh nghiệp này đang thực hiện và hướng tới đó là: vì sức khỏe cộng đồng – hoàn toàn từ thiên nhiên – tươi, ngon, bổ dưỡng – thân thiện với môi trường – tư duy vượt trội – hài hoà lợi ích. 

TH True Milk chính là thương hiệu vì cộng đồng thông qua những hoạt động thiện nguyện với mục đích góp lợi cho xã hội. Các chương trình về xoá nghèo, trao tặng học bổng cho học sinh, quyên góp sữa cho hộ nghèo, tạo việc làm cho người dân địa phương thông qua việc xây dựng nhà máy, trang trại. 

Hệ thống trang trại bò sữa sử dụng công nghệ chăn bò hiện đại của Israel. Các công nghệ giúp quản lý đàn bò hiệu quả, kiểm soát hệ thống vắt sữa và chất lượng sữa.  Bên cạnh đó là công nghệ lọc nước, hệ thống vắt sữa hiện đại. 

Weaknesses (Điểm yếu)

Điểm yếu có thể kể tới khi phân tích ma trận SWOT của TH True Milk đó chính là chi phí vận hành quá lớn khi sử dụng các công nghệ, máy móc hiện đại. Chi phí mua bò sữa từ nước ngoài, chi phí vận hành, sản xuất, chi phí cho nhân sự lên tới hàng nghìn tỷ mỗi năm.

So với các thương hiệu sữa khác thì giá thành sữa của TH True Milk cao hơn. Điều này khiến sức cạnh tranh với các thương hiệu khác như: Vinamilk, Mộc Châu,… giảm đi. Giá thành cao hơn sẽ khiến việc tiếp cận phân khúc khách hàng có mức thu nhập trung thành trở nên khó khăn. 

bảng ma trận swot

Giá thành sản phẩm tương đối cao

Thị trường sữa tại Việt Nam tương đối đa dạng nên người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn. Không chỉ có các thương hiệu trong nước mà còn cả thương hiệu nước ngoài. Rất nhiều sản phẩm cùng đặt chung trên kệ tại các cửa hàng, siêu thị dẫn tới khách hàng gặp khó khăn trong việc nhận diện, phân biệt thương hiệu. Điều này đòi hỏi TH True Milk cần có sự đổi mới để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa và giúp họ nhận diện thương hiệu tốt hơn. 

Opportunities (Cơ hội)

Thị trường Trung Quốc và Nga là hai thị trường nước ngoài rộng lớn, đầy tiềm năng TH True Milk đang hướng tới. TH cũng đã xây dựng nhà máy và trang trại tại Nga. Thị trường Việt Nam vô cùng tiềm năng bởi lượng tiêu thụ sữa của người dân đang ngày càng tăng lên. Cơ cấu dân số trẻ cùng với mức thu nhập đầu người tăng lên sẽ là cơ hội để TH True Milk tập trung phát triển thị trường trong nước. 

Threats (Thách thức) 

Thị trường sữa rất lớn đồng nghĩa với tính cạnh tranh của thị trường này cũng rất cao. Vấn đề lớn TH đang mắc phải đó là giá thành cao hơn so với mặt bằng chung của các thương hiệu sữa khác trong nước. Khi tiếp cận thị trường nước ngoài, TH True Milk gặp phải việc cạnh tranh với các thương hiệu sữa bản địa. Quy chuẩn xét duyệt nghiêm ngặt khiến TH gặp khó khăn khi vươn ra thị trường quốc tế. 

Tìm hiểu thêm: Ma trận SWOT của Starbucks và chiến lược “sống sót”

6.2 Ma trận swot của Vinamilk

Vinamilk là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sữa hàng đầu trên thị trường Việt Nam. Chính thức thành lập từ năm 1976 cho tới nay Vinamilk đã có hơn 45 năm kinh nghiệm hoạt động và là thương hiệu sữa được nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Cùng tìm hiểu về ma trận swot của Vinamilk, cụ thể: 

Strengths (Điểm mạnh) 

Khi phân tích ma trận SWOT ta thấy thương hiệu Vinamilk rất nổi tiếng với người tiêu dùng Việt Nam. Doanh nghiệp này đã thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả giúp gia tăng độ phủ sóng của thương hiệu. Các sản phẩm sữa đa dạng lên tới 200 sản phẩm và phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng. Điều này cho phép khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn với nhu cầu của mình. 

Mạng lưới phân phối phân bổ khắp cả nước với 240 nhà phân phối và hơn 140.000 điểm bán. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đông đảo luôn hỗ trợ hoạt động phân phối hiệu quả. Hệ thống nhà máy với trang thiết bị có công nghệ hiện đại, tiên tiến giúp doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm sữa đạt tiêu chuẩn. 

ma trận swot của vinamilk

Ma trận SWOT của Vinamilk

Weaknesses – Điểm yếu

Vinamilk hiện nay vẫn chưa thể tự chủ nguồn nguyên liệu mà chủ yếu là phải nhập khẩu từ nước ngoài. Doanh nghiệp này có sản xuất sữa bột nhưng người tiêu dùng Việt ưa chuộng sữa bột nước ngoài hơn các thương hiệu trong nước nên Vinamilk gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các thương hiệu sữa ngoại. 

Opportunities (Cơ hội) 

Chính phủ đã hỗ trợ các doanh nghiệp sữa rất nhiều vấn đề cụ thể là phê duyệt các sản phẩm sữa đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Đồng thời hỗ trợ nguồn nguyên liệu, giảm thuế nhập khẩu để các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất. 

Dân số Việt Nam tương đối cao nên tệp khách hàng tiềm năng cũng rất cao. Đời sống của người dân ngày càng cao nên có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm tốt cho sức khỏe. Điều này giúp cho Vinamilk có thêm lượng khách hàng tiềm năng đông đảo. 

Threats (Thách thức) 

Thị trường sữa đầy tiềm năng nên đã có không ít thương hiệu nhảy vào. Điều này khiến Vinamilk phải cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Không chỉ cạnh tranh với các thương hiệu Việt Nam mà còn cả thương hiệu sữa từ nước ngoài. Điều này dẫn tới nhiều vấn đề có thể xảy ra đó là khả năng duy trì lượng khách hàng trung thành gặp khó khăn, đối thủ cạnh tranh chiếm thị phần sữa,… 

6.3 Ma trận swot của Viettel 

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel hiện đang là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất tại Việt Nam. Thị trường Viettel hoạt động không chỉ ở trong nước mà còn nằm rải rác ở các châu lục khác tại châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Viettel sở hữu doanh thu khủng thuộc top 40 công ty viễn thông lớn nhất trên thế giới hiện nay. 

Strengths (Điểm mạnh)

Phân tích ma trận SWOT của Viettel chúng ta thấy rằng đây là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng của nhà nước nên có nguồn vốn ổn định, dồi dào. Tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp này lên tới 50 nghìn tỷ đồng. 

Văn hoá của Viettel rất được chú trọng và nó được thể hiện rõ ràng ở giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp này đang thực hiện và hướng tới đó là: Caring (Quan Tâm), Innovative (Sáng Tạo) và Passionate (Khát khao) và nó được kết hợp tạo nên giá trị Diversity (Cộng hưởng tạo nên khác biệt). 

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Viettel rất tốt và điều đó được thể hiện qua sự hài lòng, tin tưởng của khách hàng về độ phủ sóng, đáp ứng nhu cầu liên lạc của người dân, tốc độ internet nhanh và mạnh, chất lượng dịch vụ thường xuyên được nâng cấp,… 

Giá trị thương hiệu của Viettel rất cao lên tới 8.7 tỷ USD, lọt top 2 thương hiệu viễn thông giá trị của châu Á. Tại thị trường Việt Nam thì Viettel chính là thương hiệu nổi tiếng nhất. 

Đội ngũ nhân lực trẻ đông đảo, năng lực chuyên môn cao và họ đã góp phần giúp cho Viettel phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay. 

ma trận swot của viettel

Điểm mạnh của Viettel là doanh nghiệp viễn thông hàng đầu tại Việt Nam

Weaknesses (Điểm yếu)

Trong ma trận SWOT của Viettel thì doanh nghiệp này còn mắc phải một số điểm hạn chế đó là vốn kinh doanh còn hạn chế dẫn tới nợ chi phí trang thiết bị. Một số sản phẩm, dịch vụ không đạt hiệu quả, gây lỗ khiến hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng chưa thể đáp ứng hầu nhu cầu của khách hàng. 

Opportunities (Cơ hội) 

Phân tích ma trận SWOT cho thấy thị trường nước ngoài rộng mở, với kinh nghiệm mở rộng thị trường tại nhiều quốc gia trên thế giới thì Viettel sẽ thành công nếu mở rộng các thị trường tiềm năng nơi chưa có các doanh nghiệp viễn thông khác đặt chân tới. 

Chính phủ hiện nay đang hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp viễn thông, trong đó có Viettel về cơ hội hợp tác với nước ngoài. Chính phủ cũng hạn chế thành lập các công ty viễn thông mới nên Viettel sẽ không cần phải cạnh tranh với quá nhiều đối thủ. 

Threats (Thách thức) 

Mặc dù tại thị trường Việt Nam chỉ có 3 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất bên cạnh Viettel là Vinaphone và Mobifone. Thế nhưng sức cạnh tranh vẫn rất gay gắt bởi Vinaphone, Mobifone rất lớn mạnh và họ ngày càng phát triển. Ở thị trường nước ngoài, Viettel là một doanh nghiệp mới nên chưa có được chỗ đứng vững chắc. 

6.4 Ma trận swot của Vingroup 

Tập đoàn Vingroup thành lập năm 1993 là doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đó là: Công nghệ - Công nghiệp, thương mại dịch vụ và thiện nguyện xã hội. Vingroup là tập đoàn tư nhân đa ngành lớn của Việt Nam và châu Á. Khi nói tới Vingroup người ta nhớ ngay tới các thương hiệu: Vinhomes, Vincom, Vinpearl, VinEco, Vincharm. Sau đây là phân tích ma trận SWOT của Vingroup để bạn đọc biết được tại sao doanh nghiệp này lại phát triển lớn mạnh tới như vậy. 

Strengths (Điểm mạnh) 

Danh tiếng của Vingroup được đánh giá cao, dịch vụ, sản phẩm đơn vị này cung cấp đáp ứng đều đảm bảo chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều đó giúp cho thương hiệu Vingroup có độ phủ sóng rộng rãi hơn. 

Đội ngũ nhân sự của Vingroup là những người có kiến thức, chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc dày dặn. Họ đều là những người có tầm nhìn xa và có rất nhiều mối quan hệ hỗ trợ rất tốt trong việc thực hiện các dự án kinh doanh. 

ma trận swot của vingroup

Danh tiếng của Vingroup cực kỳ lớn mạnh

Weaknesses (Điểm yếu) 

Các lĩnh vực Vingroup hoạt động phụ thuộc vào thị trường và nếu chẳng may thị trường có biến động mạnh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp này, nhất là bất động sản và du lịch. Khả năng huy động vốn của Vingroup rất tốt, tuy nhiên doanh nghiệp này có tỷ lệ nợ tương đối cao.

Opportunities (Cơ hội)

Đời sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu tận hưởng cuộc sống, tìm kiếm những dịch vụ chất lượng cũng tăng lên. Chính vì thế, đây là cơ hội để Vingroup mở rộng thị trường, thu hút thêm lượng khách hàng tiềm năng. 

Vingroup có tiềm lực lớn mạnh, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Chính vì thế, từ khi bắt đầu triển khai cho tới khi phát triển thì các dự án hoạt động tốt và bỏ xa đối thủ cạnh tranh.  

Threats (Thách thức)

Người tiêu dùng ngày càng yêu cầu khắt khe về sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ. Vấn đề này đòi hỏi Vingroup cần có sự đổi mới để đáp ứng nhu cầu đó. 

Hiện nay có không ít doanh nghiệp sở hữu tiềm lực mạnh và cạnh tranh cùng với lĩnh vực Vingroup đang hoạt động. Chính vì thế, sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng gắt gao hơn. 

Đọc ngay: Phân tích ma trận SWOT của trí tuệ nhân tạo AI

6.4 Ma trận SWOT của Samsung 

Samsung là tập đoàn đa quốc gia đến từ Hàn Quốc và doanh nghiệp này hoạt động ở lĩnh vực điện tử với các mảng đó là: điện thoại di động, chất bán dẫn. Samsung là một trong những doanh nghiệp lớn mạnh nhất châu Á và xếp thứ 4 thế giới. 

Strengths (Điểm mạnh) 

Giá trị thương hiệu của Samsung lên đến hơn 50 tỷ USD năm 2016. Năm 2019, doanh nghiệp này cũng lọt top 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới. 

Phân tích ma trận SWOT của Samsung chúng ta thấy được thế mạnh lớn nhất của Samsung đó chính là kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phát triển công nghệ. Doanh nghiệp này luôn đi đầu và nỗ lực đổi mới nhằm mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. 

Hiện nay, Samsung là một trong những đơn vị kinh doanh điện thoại thông minh lớn hàng đầu trên thế giới. Doanh nghiệp này cũng dẫn đầu về doanh thu bán hàng. 

ma trận swot của samsung

Samsung có thị trường phát triển rộng lớn

Weaknesses (Điểm yếu) 

Hiện nay, thị trường tập trung chủ yếu của Samsung đó là tại Mỹ, sản phẩm điện thoại thông minh của Samsung chủ yếu tiêu thụ tại quốc gia này. Tuy nhiên, vì tập trung vào thị trường Mỹ sẽ có rủi ro tiềm ẩn nếu chẳng may nền kinh tế của quốc gia này rơi vào suy thoái thì có thể ảnh hưởng rất lớn tới Samsung. 

Opportunities (Cơ hội)

Theo phân tích ma trận SWOT của Sam Sung thấy được rằng đội ngũ nhân lực chính là thế mạnh giúp Samsung phát triển lớn mạnh hơn nữa. Nguồn nhân lực trình độ cao có khả năng cải thiện cả về hiệu suất lẫn năng suất của doanh nghiệp này. Thị trường thế giới rộng lớn là cơ hội để Samsung phát triển mạnh mẽ các sản phẩm của mình.

Threats (Thách thức)

Các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực Samsung đang hoạt động đều là những gã khổng lồ với tiềm lực rất mạnh mẽ. Điều này khiến doanh nghiệp này cần phải cạnh tranh khốc liệt hơn nữa để chiếm được thị phần cho mình. 

Đọc thêm: Ma trận SWOT của Apple nói lên điều gì?

6.5 Ví dụ về ma trận swot của khách sạn Mường Thanh

Chuỗi khách sạn Mường Thanh do ông chủ Lê Thanh Thản thành lập. Hệ thống khách sạn Mường Thanh lên tới 60 khách sạn và chuỗi khách sạn tư nhân này được đánh giá là lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh khách sạn thì đại gia Lê Thanh Thản còn đầu tư công viên sinh thái và trung tâm du lịch ở tỉnh Nghệ An. Sau đây chúng tôi xin phân tích ma trận SWOT của khách sạn Mường Thanh.

Strengths – Điểm mạnh

Ma trận SWOT của Mường Thanh cho thấy đơn vị này đã xây dựng thương hiệu rất tốt khi thành công phủ sóng thương hiệu trên khắp đất nước. Mường Thanh đã giữ mối quan hệ tốt đẹp với giới báo chí, cơ quan địa phương và người dân nên danh tiếng của đơn vị này ngày càng vang xa. 

Với mong muốn mang tới dịch vụ chất lượng cho khách hàng thì Mường Thanh luôn luôn đào tạo đội ngũ nhân viên về cả chuyên môn lẫn phong cách phục vụ. Quá trình tuyển dụng kỹ lưỡng, tuyển chọn những nhân viên phù hợp nhất với công việc. 

Weaknesses – Điểm yếu

Tập đoàn Mường Thanh chưa có định hướng, chiến lược cụ thể để phát triển đội ngũ nhân sự cũng như cơ sở vật chất hay định hướng mở rộng thị trường. Tập đoàn này có chuỗi khách sạn trải rộng khắp cả nước nhưng chưa có sự đầu tư đồng đều dẫn tới chất lượng khách sạn không đồng bộ. 

 Một bộ phận nhân viên chưa có đáp ứng được trình độ, trong đó có khả năng ngoại ngữ. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách hàng. 

ma trận swot của khách sạn mường thanh

Mường Thanh có chuỗi khách sạn rộng khắp cả nước

Opportunities – Cơ hội

Tiềm năng phát triển du lịch ở nước ta là rất lớn với đầy đủ các địa hình từ đồng bằng cho tới đồi núi, biển cả. Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, khí hậu mát mẻ, thuận hoà rất thích hợp để làm du lịch. 

Chính phủ ta đang đưa ra nhiều chính sách có lợi cho các doanh nghiệp để phát triển ngành du lịch. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, đời sống của người dân ngày càng tăng cao nên nhu cầu du lịch, cải thiện chất lượng cuộc sống tăng lên. 

Threats – Thách thức

Đối thủ cạnh tranh ở lĩnh vực du lịch – khách sạn tương đối nhiều và cũng có không ít thương hiệu lớn. Điều này khiến Mường Thanh phải cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ và thay đổi những vấn đề còn tồn đọng nếu muốn phát triển bền vững. 

Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch vẫn còn đang chậm với nhiều lý do như: chất lượng dịch vụ kém, chặt chém, lừa đảo khách du lịch,… 

Có thể bạn chưa biết: Phân tích SWOT sàn thương mại điện tử Taobao và Shopee

Bài viết về ma trận SWOT và ví dụ phân tích ma trận SWOT của một số doanh nghiệp lớn đã giúp bạn có thêm sự hiểu biết về mô hình này. SWOT đối với một doanh nghiệp rất quan trọng nên đừng bỏ qua việc phân tích nó để phát triển doanh nghiệp một cách bền vững nhé.