Mã ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố bắt buộc phải có khi đăng ký kinh doanh theo quy định. Rất nhiều người thắc mắc làm thế nào để biết mã ngành kinh doanh của mình? Trong bài viết ngay sau đây, cùng chúng tôi tìm hiểu về các kiến thức cơ bản về mã ngành này một cách khái quát nhất.
I. Mã ngành nghề kinh doanh là gì?
Đây là một hệ thống mã số được sử dụng để phân loại các ngành nghề kinh doanh theo một cách cụ thể và tiêu chuẩn. Mã ngành nghề kinh doanh thường được sử dụng để xác định và phân loại các doanh nghiệp, tổ chức hoặc công ty theo từng lĩnh vực hoạt động.
Nó được sử dụng để tạo ra sự thống nhất và đồng nhất trong việc ghi nhận, phân loại và báo cáo các hoạt động kinh doanh. Mỗi mã ngành thường gắn liền với một danh mục cụ thể về các loại hình hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp thực hiện.
Các mã ngành nghề này thường được quy định bởi các cơ quan chính phủ, tổ chức chuyên ngành hoặc các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế. Ví dụ, ở Việt Nam, mã ngành nghề kinh doanh thường được quy định bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông qua hệ thống Mã số ngành nghề kinh doanh Việt Nam (Vietnam Standard Industrial Classification - VSIC).
Mã ngành nghề kinh doanh là gì?
Dựa vào căn cứ vào Quyết định 27/2018/QĐ - TT có quy định về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm 5 cấp:
-
Ngành cấp 1 bao gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U.
-
Ngành cấp 2 bao gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng.
-
Ngành cấp 3 bao gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng.
-
Ngành cấp 4 bao gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng.
-
Ngành cấp 5 bao gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
II. Quy định về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Tiếp theo cùng POS365 tìm hiểu các quy định cơ bản về cập nhật mã ngành mới, cụ thể như sau:
2.1 Cập nhật mã ngành theo hệ thống ngành nghề kinh tế mới
Đối với một số doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh trước 20/8/2018 sẽ không bắt buộc cập nhật lại ngành nghề kinh doanh theo hệ thống mới. Trong trường hợp bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi giấy chứng nhận đăng ký cần được cập nhật theo mã ngành kinh tế mới.
Với các doanh nghiệp thành lập sau ngày 20/08/2018 sẽ bắt buộc đăng ký mã ngành kinh doanh theo hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam mới. Với một số trường hợp đặc biệt khi mới thành lập doanh nghiệp có nhiều trường hợp đăng ký thiếu ngành nghề sẽ không được hoạt động ngành nghề đó ngay cả khi có liên quan mật thiết đến ngành đã được đăng ký trước đó. Khi này, cần làm thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh.
2.2 Thủ tục bổ sung mã ngành nghề kinh doanh
Để thay đổi hoặc bổ sung mã ngành nghề hoặc thay đổi ngành nghề trong thời hạn 10 ngày. Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh hay thay đổi sẽ bao gồm các thủ tục cơ bản sau:
-
Thông báo thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh theo quy định tại mẫu phụ lục II-1 thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
-
Quyết định và bản sao biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của các chủ sở hữu nếu bạn là công ty TNHH 1 thành viên, hội đồng thành viên. Còn nếu công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh hoặc của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
-
Trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thay người đại diện theo pháp luật thì bạn cần có văn bản ủy quyền.
-
Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư (nơi công ty đặt trụ sở chính), thời hạn giải quyết trong 3 ngày từ lúc tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
2.3 Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Sau đây sẽ là một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà có thể bạn sẽ cần.
-
Sản xuất con dấu
-
Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)
-
Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ
-
Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị
-
Kinh doanh súng bắn sơn
-
Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
-
Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ
-
Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị
-
Kinh doanh súng bắn sơn
-
Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
III. Hướng dẫn cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh
Vậy làm thế nào để biết mã ngành của doanh nghiệp của bạn, cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần sau
3.1 Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh
Bước 1: Truy cập Website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh
Bước 2: Nhập ngành nghề của doanh nghiệp để tra cứu mã ngành chính xác nhất
3.2 Tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại
Bước 1: Truy cập vào Website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Nhập mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp vào ô tìm kiếm và lựa chọn thông tin doanh nghiệp mình.
Tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại
Bước 3: Theo dõi toàn bộ thông tin của doanh nghiệp tại tab bao gồm một số thông tin cơ bản:
-
Tên công ty bằng tiếng Việt
-
Tên công ty bằng tiếng Anh
-
Tên công ty viết tắt
-
Mã số doanh nghiệp, loại hình công ty, ngày thành lập
-
Tên người đại diện pháp luật hiện tại
-
Ngành nghề kinh doanh của công ty
Trên đây là những yếu tố quan trọng về mã ngành nghề kinh doanh cũng như cách tra cứu mã ngành kinh doanh chính xác nhất, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kinh doanh.