Câu chuyện kinh doanh

Trên thị trường thế giới đã có hàng loạt các thương vụ mua bán sáp nhập đình đám. Ví dụ như Công ty Antel - nhà cung cấp dịch vụ wifi sáp nhập với Công ty TPG Capital và Goldman Sachs; thương vụ Microsoft và Yahoo,.... Tất cả những thương vụ trên được gọi là M&A. Vậy thực chất M&A là gì? Quy trình M&A như thế nào? Tất cả sẽ được POS365 giới thiệu ngay trong nội dung dưới đây.

M&A là gì? Các thương vụ thành công ở Việt Nam và thế giới

1. Thương vụ M&A là gì?

Thương vụ M&A là gì ? Chắc hẳn đây là câu hỏi của không ít người chưa có nhiều sự hiểu biết về lĩnh vực này. M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). Đây là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp nhằm sở hữu một hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

 Thương vụ M&A là gì?

M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại)

Hình thức sáp nhập (Mergers) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và họ thành lập một doanh nghiệp với tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ có quyền kiểm soát và sở hữu toàn bộ tài sản, lợi ích cùng nghĩa vụ sẵn có của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hình thức mua lại (Acquisitions) là hoạt động mua lại các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn của doanh nghiệp lớn mà giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua được quyền sở hữu hợp pháp với doanh nghiệp được mua. 

Lợi ích của M&A đó là giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, mang lại hiệu quả trong việc kinh doanh, tinh chỉnh số lượng nhân viên, giảm bớt chi phí phát sinh không cần thiết,.... Các hình thức M&A phổ biến gồm: Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp; mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần. Ngoài ra còn có: Sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp và chia; tách doanh nghiệp.

2. Lợi ích và hạn chế của thương vụ M&A

Thông tin trên đã giúp bạn đọc biết được M&A là gì. Trên thị trường, hoạt động M&A giữa các doanh nghiệp diễn ra thường xuyên. Sau đây là một số ưu điểm và hạn chế của các thương vụ này. 

Lợi ích của thương vụ M&A

  • M&A góp phần giúp cho quy mô của doanh nghiệp được nâng cao nhờ đó hiệu quả kinh tế được cải thiện. Quy mô sản xuất mở rộng kéo theo vận hành hệ thống tăng, từ đó doanh nghiệp tiến hành mua số lượng lớn nguyên liệu và mua với mức giá rẻ. Nhờ đó mà đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh trở nên tối ưu. 

  • Hoạt động này góp phần tăng thị phần thông qua việc tập hợp nguồn lực cùng với nhóm khách hàng mục tiêu

  • Nâng cao khả năng phân phối của doanh nghiệp, mở rộng vùng tiệp cận khách hàng. Không chỉ mở rộng về mặt địa lý, kéo theo chi nhánh gia tăng mà còn giúp cải thiện các kênh phân phối hàng hoá. 

  • Tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao và trong tương lai sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. 

  • Hai nguồn lực tài chính kết hợp với nhau trở nên mạnh mẽ hơn và tối ưu hóa nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. 

Lợi ích và hạn chế của thương vụ M&A

Thương vụ M&A có nhiều lợi ưng nhưng vẫn tồn đọng một số hạn chế

Hạn chế 

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì hoạt động này còn tồn tại một số điểm hạn chế đó là:

  • Nếu muốn mua lại một doanh nghiệp trên thì trường thì doanh nghiệp đó cần phải chi trả một khoản chi phí rất lớn. 

  • Để hoạt động M&A diễn ra sẽ liên quan tới các vấn đề pháp lý tương đối phức tạp và doanh nghiệp cần phải chi trả một khoản phí lớn.

  • Để mua lại một công ty khác cần tập trung nguồn lực về tài chính, nhân lực,… và điều này có thể dẫn tới việc doanh nghiệp đó có thể bỏ lỡ những cơ hội hấp dẫn về giao dịch hay mua bán trên thị trường. 

  • Việc sáp nhập có thể khiến quá trình quản lý, vận hành kho có sự trôi chảy và dẫn đến rủi ro cổ phiếu giảm giá trên thị trường chứng khoán. 

3. Các hình thức M&A 

Hoạt động sáp nhập và mua lại được phân loại theo tính chất của việc sáp nhập. Nếu đã biết M&A là gì thì tiếp tục tìm hiểu 3 hình thức M&A cơ bản, đó là M&A theo chiều ngang, M&A theo chiều dọc và M&A kết hợp.

3.1 M and A theo chiều ngang

M and A theo chiều ngang (Horizontal) là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ tương tự nhau trên thị trường tiêu dùng hay cùng ngành và giai đoạn sản xuất. Hầu như các công ty này đều là đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

M and A theo chiều ngang

M&A theo chiều ngang

Ví dụ: Hai công ty thời trang sáp nhật với nhau sẽ giúp gia tăng thị phần khách hàng và góp phần loại bớt một đối thủ kinh doanh. 

3.2 M and A theo chiều dọc

M and A theo chiều dọc (Vertical) là hình thức kết hợp hai công ty có cùng giá trị sản xuất cùng một dịch vụ nhưng khác nhau về giai đoạn sản xuất. Hình thức này đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu và giảm thiểu việc gián đoạn nguồn cung. Việc này cũng giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, giảm chi phí trung gian cùng hạn chế nguồn cung của đối thủ cạnh tranh.

M and A theo chiều dọc

M&A theo chiều dọc

Ví dụ: Công ty may mặc sáp nhập với công ty dệt. Hoạt động M&A này giúp nâng cao chuỗi cung ứng, giảm thiểu nguồn cung nguyên liệu cho đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực trên thị trường. 

3.3 M and A kết hợp (tập đoàn)

M&A kết hợp (Conglomerate)  là hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp để hình thành các tập đoàn. Việc này diễn ra giữa các doanh nghiệp có cùng một tệp khách hàng trong một ngành cụ thể, nhưng khác nhau về sản phẩm và dịch vụ. 

M and A kết hợp (tập đoàn)

M&A kết hợp tập đoàn

Các sản phẩm có thể bổ sung cho nhau nhưng không có cùng kỹ thuật sản xuất. Ví dụ như việc Công ty chăn ga gối đệm sáp nhập với công ty sản xuất giường ngủ, 2 loại sản phẩm phân phối ra thị trường khách hẳn nhau nhưng luôn đi cùng nhau.

Ví dụ: Doanh nghiệp chuyên sản xuất quần áo thời trang sáp nhật với công ty sản xuất giày. Hoạt động này giúp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu mua hàng hoá, giúp gia tăng lợi nhuận về cho doanh nghiệp. 

4. Quy trình thực hiện một thương vụ mua bán doanh nghiệp 

Thương vụ M&A thường được lên kế hoạch tỉ mỉ trước khi thực hiện. Tùy theo tình hình và chiến lược của doanh nghiệp quy trình M&A lại được triển khai theo các phương hướng khác nhau. Sau đây sẽ là quy trình tổng quát của một thương vụ mua bán, sáp nhập.

4.1 Giai đoạn chuẩn bị

Đây là giai đoạn quyết định sự thành công cho một thương vụ M&A. Cả hai bên mua và bán đều cần chuyển bị kỹ để tìm hiểu và đánh giá đối tượng trước khi giao dịch chính thức bắt đầu.

Bước 1: Tiếp cận mục tiêu 

Việc tiếp cận mục tiêu có thể thông qua các khâu Marketing của bên bán,trong mạng lưới thông tin của bên mua,... Tại bước này, phạm vi tiếp cận dựa trên các đánh giá sơ bộ của bên bán sau và trước khi quyết định chuyển sang lộ trình thâu tóm: 

  • Doanh nghiệp được nhắm tới phải có lĩnh vực hoạt động phù hợp với định hướng phát triển của bên mua. 

  • Doanh nghiệp được nhắm tới có nguồn khách hàng, đối tác hoặc thị phần trên thị trường có thể tiếp tục khai thác. 

  • Doanh nghiệp được nhắm tới sở hữu quy mô đầu tư dài hoặc trung hạn và có thể tận dụng kết quả đầu tư công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nguồn lao động có sẵn. 

  • Doanh nghiệp đó có vị thế nhất định, việc này sẽ giúp giảm thiểu chi phí ngắn hạn. Doanh nghiệp được nhắm tới có lợi thế về địa lý, cơ sở hạ tầng có sẵn. 

m&a là gì

Giai đoạn chuẩn bị rất quan trọng

Bước 2: Báo cáo thẩm định 

Sau khi hoàn tất những đánh giá sơ bộ phía trên, bên mua cần sử dụng kinh nghiệm của các đơn vị tư vấn pháp lý, tài chính để phân tích tổng thể doanh nghiệp mục tiêu. Việc này cần thiết để có thể đưa ra quyết định cuối cùng.

4.2 Giai đoạn đàm phán, thực hiện giao dịch 

Giai đoạn đàm phán và ký hợp đồng hết sức quan trọng và góp phần quyết định thương vụ có thành công hay không. Nếu đàm phán thành công mới đi đến ký hợp đồng. 

Đàm phán và ký hợp đồng 

Khi đã có kết quả thẩm định, bên mua sẽ tiến hành xác định các loại giao dịch và quyết định thâu tóm toàn bộ hay thâu tóm một phần. Lúc này sẽ có một vài vấn đề mà bạn cần lưu ý: 

thương vụ m&a

Giai đoạn đàm phán góp phần quyết định sự thành công của thương vụ

  • Hiểu rõ sự khác nhau giữa "Merger" (Mua) và "Acquisition" (Sáp nhập):  Hai khái niệm này luôn song hành với nhau nhưng bản chất lại hoàn toàn khác nhau. 

  • Định giá hợp lý: Hai bên mua và bán không thể gặp nhau ở giá của giao dịch. Cho nên họ thường giải quyết bằng việc thuê đơn vị thẩm định độc lập để định giá. 

  • Hợp đồng cần đầy đủ, minh bạch, dữ liệu đầy đủ các tình huống: Hãy đảm bảo trong hợp đồng của đôi bên có tất cả mọi thứ cần thiết và quan trọng.

Thủ tục pháp lý ghi nhận 

Quá trình mua bán - sáp nhập doanh nghiệp chỉ được pháp luật công nhận khi hoàn thành xong các thủ tục pháp lý liên quan đến sự ghi nhận chuyển giao giữa bên mua và bên bán. Quan trọng hơn cả là các loại tài sản phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Khi hoàn tất thủ tục pháp lý, thương vụ M&A được coi như là hoàn thành.

4.3 Giai đoạn tái cơ cấu doanh nghiệp

Đây là phần thử thách mà các doanh nghiệp mua cần giải quyết để thương vụ M&A không sụp đổ. Những bất ổn sẽ dần được hiện rõ như về nhân sự, thay đổi các chính sách quản lý, mâu thuẫn về văn hóa tổ chức,... Việc giải quyết các vấn đề pháp lý và tài chính thường được xác định và tìm hướng giải quyết từ khâu thẩm định. Nhưng bên cạnh đó còn tồn đọng nhiều vấn đề khác và việc tận dụng và khai thác chúng thế nào lại nằm ở bên mua.

m&a nghĩa là gì

Giai đoạn tái cơ cấu doanh nghiệp

5. Các thương vụ m&a ở việt nam đình đám 

Những thông tin trên được chúng tôi cung cấp giúp cho bạn biết được M&A là gì, cũng như quy trình thực hiện một thương vụ như thế nào. Trong khoảng thời gian từ năm 2009 tới nay đã có trên 4000 các thương vụ M&A tại Việt Nam có tổng giá trị lên tới hơn 50 tỷ USD. Dưới đây là những thương vụ mua bán sáp nhập đình đám nhất trong thời gian vừa qua trên thương trường Việt Nam.

5.1 ThaiBev và Sabeco

Chắc hẳn Fan bóng đá Việt Nam đặc biệt là người hâm mộ câu lạc bộ Leicester City sẽ thấy logo thương hiệu Bia Sài Gòn ở phía tay bên trái áo thi đấu của CLB này. Đây là thương vụ M&A giữa công ty nước giải khát lớn nhất Đông Nam Á ThaiBev với Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). Thương vụ này có tổng giá trị 4,8 tỷ USD và là lớn nhất trong ngành bia Châu Á. ThaiBev hiện nay đang nắm giữ 53,59% cổ phần của Sabeco. 

các thương vụ m&a ở việt nam

Thương vụ  công ty ThaiBev với Ttổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát SABECO

5.2 GIC Private Limited và Vinhomes 

Tháng 4/2018, Quỹ đầu tư GIC Private Limited do Chính phủ Singapore nắm quyền đã hoàn thành thương vụ M&A với Vinhomes - Công ty thuộc tập đoàn Vingroup. Thương vụ này trong lĩnh vực bất sản mang giá trị 1,3 tỷ USD. GIC thực hiện 2 hình thức là mua cổ phần và cung cấp công cụ nợ cho Vinhomes để thực hiện các dự án.

các thương vụ m&a ở việt nam 2020

Thương vụ GIC Private Limited và Vinhomes

5.3 Thương vụ M&A giữa Central Group và Big C

Central Group là tập đoàn đến từ Thái Lan, thương vụ M&A nhằm sở hữu Big C có giá trị 1,14 tỷ USD. Trước đó, tập đoàn Thái Lan này đã mua lại cổ phần chi phối với Nguyễn Kim - hệ thống phân phối hàng điện tử hàng đầu. Tiếp đến Nguyễn Kim mua lại Zalora Việt Nam.

Thương vụ M&A thành công trên thế giới

Central Group đến từ Thái Lan, thương vụ M&A nhằm sở hữu Big C có giá trị 1,14 tỷ USD

5.4 Tập đoàn Sumitomo Mitsui (SMBC) mua 49% vốn FE Credit

Tập đoàn Sumitomo Mitsui (SMBC) mua 49% vốn FE Credit đã giúp cho ngân hàng TMCP VPBank mang về 1.37 tỷ USD tương đương với 31.500 tỷ đồng. Thương vụ này được đánh giá là sở hữu giá trị cao kỷ lục trong ngành ngân hàng. 

Tập đoàn Sumitomo Mitsui (SMBC) mua 49% vốn FE Credit

Sumitomo Mitsui (SMBC) mua 49% vốn FE Credit

Hiện nay, FE Credit là công ty tài chính tiêu dùng hàng đầu tại nước ta, chiếm tới 50% thị phần với 20.000 điểm giới thiệu dịch vụ cùng với 13.000 nhân viên. Số lượng khách hàng được FE Credit phục vụ lên tới 11 triệu người và tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng có mức thu nhập trung bình và thấp. Còn tập đoàn SMBC là ột trong 3 tập đoàn tài chính lớn nhất tại Nhật Bản với tài sản lên tới 2100 tỷ USD. SMBC hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực đó là: ngân hàng doanh nghiệp, bán lẻ, đầu tư toàn cầu,… 

5.5 Hanel và Daewoo Hà Nội

Có thể bạn chưa biết thì Hanel là nhà đầu tư rất lớn tại Hàn Quốc hiện nay. Đơn vị này đã mua lại tới 70% giá trị cổ phần của khách sạn Daewoo Hà Nội. Tuy nhiên, giá trị của bản hợp đồng này không được tiết lộ chi tiết nhưng người ta vẫn biết đây là thương vụ sáp nhập lớn và nổi danh ở thời điểm đó. 

Hanel và Daewoo Hà Nội

Hanel mua 70% giá trị cổ phần khách sạn Daewoo Hà Nội 

5.6 SHB - ngân hàng Thái Lan 

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã ký thỏa thuận chuyển nhượng vốn điều lệ Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng SHB cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan. Ngân hàng SHB dự kiến chuyển nhượng 50% vốn điều lệ và 50% vốn còn lại sẽ tiếp tục chuyển nhượng sau 3 năm. Thương vụ này giúp cho các cổ đông của ngân hàng SHB có được nguồn thặng dư vốn tương đối đáng kể và góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng SHB. 

SHB -  ngân hàng Thái Lan

Thương vụ giữa ngân hàng SHB với Đại chúng Ayudhya (Krungsri)

6. Những thương vụ M&A thành công trên thế giới 

Bạn có biết trên thị trường thế giới có rất nhiều thương vụ M&A thành công trên thế giới, đình đám hay không? Nếu chưa biết hãy cùng chúng tôi điểm qua một số thương vụ dưới đây:

6.1 40 tỷ USD | NVIDIA mua ARM 

NVIDIA đã mua lại ARM Holdings là một hãng thiết kế chip cho điện thoại di động với giá 40 tỷ USD. ARM Holdings là công ty con của SoftBank và NVIDIA đã trả 21.5 tỷ USD để có thể mua lại cổ phiếu cùng với 12 tỷ USD tiền mặt. 

m&a là gì

NVIDIA đã mua lại ARM Holdings giá 40 tỷ USD

6.2 Huawei bán Honor

Huawei là công ty sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc đã quyết định bán Honor cho liên doanh Shenzhen Zhixin New Information Technology bao gồm 30 công ty, trong đó có các đại lý thương hiệu của công ty Honor và một số công ty được chính quyền thành phố Thâm Quyến đầu tư, nền tảng thương mại điện tử Sunning.com Group. Thương vụ này giúp Huawei thu về 15,2 tỷ USD. Đây là hoạt động của Huawei sau khi Mỹ ra lệnh cấm vật nhắm vào các công ty của Trung Quốc. 

Huawei bán Honor

Huawei bán lại Honor giá 15.2 tỷ USD

6.3 Microsoft mua lại CyberX

Microsoft mua lại CyberX  với giá 165 triệu USD và đây là thương vụ tỉ đô lớn thứ 2 trong lịch sử của công ty này. Việc mua lại này giúp cho Microsoft có được công nghệ bổ sung để giám sát phần cứng của doanh nghiệp như máy ảnh, điện thoại và hệ thống kiểm soát công nghiệp các lỗ hổng bảo mật.

Microsoft mua lại CyberX

Microsoft mua lại CyberX  với giá 165 triệu USD

6.4 Facebook mua GIPHY 

Facebook đã mua lại công ty GIPHY nổi tiếng với thư viện GIF đồ sộ. Giá trị của thương vụ này lên tới 400 triệu USD. GIPHY sẽ về chung với Instagram nhằm mục đích hỗ trợ việc dùng GIF và nhãn dán trên Instagram Stories và tin nhắn trong ứng dụng này thuận tiện và dễ dàng hơn. 

Facebook mua GIPHY

Facebook đã mua lại công ty GIPHY

6.5 Apple mua NextVR

Apple đã mua lại NextVR với giá khoảng 100 triệu USD. Được biết NextVR là công ty chuyên về các giải pháp thực tế ảo. Apple hiện đang tập trung phát triển một thiết bị AR. Tuy nhiên, người ta không được biết cụ thể, chi tiết về thương vụ đình đám này. 

Các thương vụ Mua bán và Sáp nhập luôn là việc hệ trọng của mỗi doanh nghiệp, tập đoàn. Chính vì thế họ thường lên kế hoạch và triển khai có chủ đích nhằm phát triển doanh thu của mình. Hy vọng thông tin M&A là gì? mà chúng tôi gửi đến đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức thú vị. Chúc bạn một ngày vui vẻ!