Câu chuyện kinh doanh

Tất cả doanh nghiệp, công ty đề phải tính lợi nhuận trước thuế trước khi đưa vào quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Ngoài đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp thì đây cũng là một vấn đề được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cùng POS365 tìm hiểu những điều cần biết về lợi nhuận trước thuế trong bài viết dưới đây.

Những điều bạn cần biết về lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế còn được biết đến là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế tiếng Anh là gì? Earnings Before Interest and Taxes và viết tắt là EBIT. Đây là số liệu đo lường cụ thể lợi nhuận mà doanh nghiệp hay nhà đầu tư thực hiện trước thời điểm thanh toán khoản thuế và lãi vay nếu có.

Hiểu một cách đơn giản thì lợi nhuận của nhà đầu tư hay doanh nghiệp thu được trước khi nội thuế cho Nhà nước chính là EBIT. Các chỉ số EBIT sẽ xuất hiện trên những báo cáo kết quả kinh doanh, thu nhập giao dịch, thua lỗ hay lợi nhuận.

Lợi nhuận trước thuế là gì?

Các chỉ số EBIT sẽ xuất hiện trên những báo cáo kết quả kinh doanh

Ý nghĩa quan trọng của chỉ số EBIT

Chỉ số EBIT giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý mô hình kinh doanh của nhà quản trị. Bởi vậy mà nó mang ý nghĩa sống còn đối với nhiều nhà đầu tư. 

Đầu tiên, chỉ số EBIT nằm trong dấu kiểm của quy trình kế toán chứ không được các công ty lớn tính toán. Bởi vậy khâu này luôn được áp dụng trong quá trình tính toán và sản xuất của doanh nghiệp. Nhờ vào chỉ số này mà doanh nghiệp có thể loại bỏ, giảm thiểu rủi ro, tránh xảy ra những phát sinh không đáng có.

Thứ hai, EBIT là cơ sở để chủ đầu tư nắm bắt được các chỉ số quan trọng, nên đầu tư hay không. Đồng thời giám sát quy trình vận hàng nội bộ khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Thông qua kết quả, doanh nghiệp sẽ được đánh giá hoạt động kinh doanh có lãi hay không. 

Ý nghĩa quan trọng của chỉ số EBIT

Chỉ số EBIT giữ vai trò quan trọng trong quá trình quản lý

Ngoài ra, chỉ số này còn phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. Từ đó đánh giá thêm khả năng tái đầu tư trong nhiều năm kế tiếp. Nếu chỉ số EBIT thấp thì doanh nghiệp được xác định trong tình trạng báo động, dễ dàng đối mặt với nguy cơ phá sản, giải thể. 

Cuối cùng chỉ số EBIT còn được các ngân hàng, công ty tài chính lấy làm cơ sở để cân nhắc mức hạn cho vay. Nếu chỉ số EBIT cao thì khả năng được duyệt hồ sơ càng cao bởi doanh nghiệp hoạt động tốt, có khả năng hoàn trả vốn vay.

>>Xem thêm: Lợi nhuận thuần là gì? Cách tính lợi nhuận thuần chính xác và đơn giản

Các trường hợp đánh giá lợi nhuận trước thuế

Hiện nay có 3 trường hợp đánh giá chỉ số EBIT các bạn có thể tham khảo.

Trường hợp 1: Chỉ số EBIT > 0

Khi EBIT lớn hơn 0 cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt và có lãi. Doanh thu kinh doanh thu về đủ để bù vào những khoản chi phí và có dư. Trường hợp này doanh nghiệp nên đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và cân nhắc mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh.

Trường hợp 2: Chỉ số EBIT = 0

Khi chỉ số EBIT bằng 0 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có lãi. Doanh thu thu về chỉ đủ để trả các khoản chi phí bỏ ra. Trường hợp EBIT = 0, doanh thu không đủ để trả lãi nợ vay và đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Chắc chắn phải xem xét thay đổi chiến lược kinh doanh, chuyển sang mô hình kinh doanh hiệu quả hơn.

Các trường hợp đánh giá lợi nhuận trước thuế

Có 3 trường hợp đánh giá chỉ số EBIT

Trường hợp 3: Chỉ số EBIT < 0

EBIT < 0 là trường hợp mà không doanh nghiệp nào mong muốn xảy ra. Trường hợp này đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh không mang lại doanh thu hoặc doanh thu nhỏ hơn chi phí bỏ ra, công ty thua lỗ. Doanh nghiệp phải cân nhắc thu hẹp mô hình hoạt động, cắt giảm chi phí hoặc chuyển hướng kinh doanh.

Lợi nhuận trước thuế tính như thế nào?

Có 2 cách tính lợi nhuận trước thuế phổ biến hiện nay.

Công thức lợi nhuận trước thuế theo chiều xuôi

Phương pháp tính chỉ số EBIT dựa vào doanh thu và chi phí là công thức theo chiều xuôi. Cụ thể như sau:

EBIT = Tổng doanh thu - Giá vốn sản phẩm - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Để dễ hình dung hơn, các bạn xem qua ví dụ sau đây:

Vào năm 2020, doanh nghiệp A có tổng doanh thu từ quá trình bán hàng là 50.000 triệu. Giá vốn sản phẩm là 1 triệu/ sản phẩm. Doanh nghiệp đã bán được 20.000 sản phẩm. Chi phí để trả lương cho nhân viên là 1.000 triệu. Chi phí điện nước và thuê mặt bằng là 1.500 triệu.

Như vậy, chỉ số EBIT của công ty A vào năm 2020 sẽ là:

EBIT = 50.000 -1x20.000 - 1.000 - 1.500 = 27.500 triệu

Công thức lợi nhuận trước thuế theo chiều xuôi

Phương pháp tính chỉ số EBIT dựa vào doanh thu và chi phí

Công thức chỉ số EBIT theo chiều ngược

Với cách tính ngược thì chỉ số EBIT sẽ được tính khi biết lợi nhuận sau thuế. Cụ thể là:

EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí lãi vay + Thuế TNDN

Ví dụ như:

Doanh nghiệp A năm 2020 có lợi nhuận ròng là 25.000 triệu. 1.500 triệu là chi phí trả tiền lãi trong năm 2020. Và thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng là 1.000 triệu.

Vậy EBIT bằng 25.000 + 1.500 + 1.000 = 27.500 triệu

>>Xem thêm: Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính và những điều cần biết về lợi nhuận gộp

Một số chỉ tiêu đánh giá EBIT trong kinh doanh

Các chỉ tiêu sẽ được xem xét để đánh giá chỉ số EBIT của doanh nghiệp:

  • Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bao gồm giá thành sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.

  • Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được tính là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí công việc liên quan đến tài chính và thuế phải nộp theo quy định pháp luật.

  • Lợi nhuận từ những hoạt động khác tính là khoản chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động kinh doanh khác nhau, các khoản thuế gián thu trong kỳ kinh doanh.

Một số chỉ tiêu đánh giá EBIT trong kinh doanh

Các chỉ tiêu sẽ được xem xét để đánh giá chỉ số EBIT

Sự khác biệt của lợi nhuận trước thuế và sau thuế

Như đã nói ở trên chỉ số EBIT có ý nghĩa to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thì lợi nhuận sau thuế cũng là chỉ số được tất cả doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm. Sự khác biệt của hai chỉ số này được thể hiện như sau:


Các tiêu chí so sánh

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế

Khái niệm chỉ số

EBIT là lợi nhuận doanh nghiệp, nhà đầu tư thu được trước khi nộp thuế và tiền lãi phải trả.

Lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận ròng là lợi nhuận khi đã trừ đi chi phí, thuê phải nộp theo quy định pháp luật.

Công thức tính

EBIT = Tổng doanh thu - Giá vốn hàng bán - Chi phí sản phẩm - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí - Thuế TNDN

Ý nghĩa

- Đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cơ sở để nhà đầu tư đánh giá và đưa ra lựa chọn đầu tư phù hợp.

- Thường được nhà đầu tư và chuyên gia phân tích tài chính chú trọng.

- Cho thấy tình hình kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.

- Quyết định tình hình kinh doanh lời hay lỗ.

- Giúp doanh nghiệp xác định tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu, lợi nhuận/ tài sản và đánh giá hiệu quả kinh doanh.


>>Xem thêm: Thu nhập ròng là gì? Ý nghĩa và công thức tính thu nhập ròng

Giải đáp một số câu hỏi về EBIT

Một số câu hỏi về chỉ số EBIT mà chắc chắn nhiều người cùng chung thắc mắc chưa được giải đáp.

Chỉ số EBIT âm có cần nộp thuế không?

Theo thông tư hướng dẫn thuế TNDN mới nhất thì chỉ số EBIT âm thì doanh nghiệp sẽ không cần phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Giải đáp một số câu hỏi về EBIT

Một số câu hỏi về chỉ số EBIT

Ý nghĩa của biên lợi nhuận trước thuế

Biên lợi nhuận trước thuế được biết đến công cụ kế toán tài chính. Được sử dụng với mục đích đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp kết hợp công thức tính EBIT. Các doanh nghiệp trong cùng một ngành sẽ sử dụng biên lợi nhuận để so sánh lợi nhuận với nhau.

>>Xem thêm: Biên lợi nhuận là gì? Phân tích và cách tính chuẩn nhất 2023

Như vậy POS365 vừa cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về lợi nhuận trước thuế. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu ý nghĩa và công thức tính chỉ số EBIT. Theo dõi POS365 để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!