Câu chuyện kinh doanh

Lợi nhuận sau thuế là chỉ số quan trọng trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này được xem là thước đo tài chính cho biết doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không. Vậy lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức tính như thế nào? Tìm hiểu ngay!

Lợi nhuận sau thuế là gì? Cách tính lợi nhuận sau thuế mới nhất

I. Lợi nhuận sau thuế là gì? 

Lợi nhuận sau thuế (Profit After Tax) còn được gọi là lợi nhuận ròng hay lãi ròng, là khoản lợi nhuận cuối cùng của một doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các chi phí và khoản thuế thu nhập phải nộp theo quy định. 

Lợi nhuận sau thuế là gì?

Lợi nhuận sau thuế là gì?

Profit After Tax được xem là thước đo tài chính quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp có đang hiệu quả hay không, cụ thể là đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi chỉ số này càng cao thì có nghĩa rằng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh càng tốt và ngược lại. 

II. Ý nghĩa của lãi ròng đối với doanh nghiệp 

Để tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp cần phải đo lường và đánh giá lãi ròng. Chỉ số này có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể: 

Chủ doanh nghiệp nắm bắt tình hình kinh doanh 

Lãi ròng là chỉ số giúp xác định tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chỉ số này dương chứng tỏ công ty đang kinh doanh có lãi. Khi con số này càng cao thì khả năng sinh lời càng lớn và ngược lại. 

Khi tính lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp cũng đánh giá được khả năng kiểm soát chi phí. Nếu tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu cao thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng chuyển đổi doanh thu thành lợi nhuận. 

Ý nghĩa của lợi nhuận ròng đối với doanh nghiệp

Ý nghĩa của lãi ròng đối với doanh nghiệp

Hỗ trợ hoạt động kinh doanh 

Lãi ròng tăng liên tục là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả. Khi so sánh lợi nhuận ròng với chỉ số trên thị trường, doanh nghiệp có thể xác định chính xác vị thế của mình. Nhờ đó, có thể điều chỉnh, thay đổi các hoạt động kinh doanh trong tương lai để phát triển hơn nữa. 

Dễ dàng vay vốn 

Doanh nghiệp muốn thu hút vốn đầu tư hay vay tiền từ ngân hàng thì phải chứng minh được năng lực tài chính. Và lãi ròng chính là bằng chứng tốt nhất cho thấy hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp hiệu quả. Khi lãi ròng càng cao thì doanh nghiệp càng dễ dàng huy động vốn từ các nguồn lực bên ngoài. 

>> Xem ngay: Tỷ suất lợi nhuận là gì? Vai trò và ý nghĩa tỷ suất lợi nhuận

III. Công thức tính lợi nhuận sau thuế mới nhất 

Tính lợi nhuận sau thuế như thế nào? Công thức tính lãi ròng rất đơn giản, bạn có thể theo dõi: 

Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí - Thuế TNDN 

Trong đó: 

  • Tổng doanh thu là toàn bộ doanh thu có được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 1 năm tài chính của doanh nghiệp, được tính bằng tổng lượng hàng hóa, dịch vụ đã bán nhân với giá bán hàng hóa/ dịch vụ 

  • Tổng chi phí là khoản tiền mà doanh nghiệp đã chi trả để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. Được tính bằng tổng các loại chi phí như chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí tài chính… 

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu của nhà nước, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nộp khoản thuế này. Khoản thuế này bao gồm: thu nhập sản xuất, kinh doanh hàng hóa/ dịch vụ, các khoản thu nhập khác theo quy định. 

tính lợi nhuận sau thuế

Công thức tính lãi ròng mới nhất

Ví dụ minh họa: Doanh nghiệp X có doanh thu là 5 tỷ đồng/ tháng. Tổng chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh là 1 tỷ đồng. Thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp là 20%. Vậy lợi nhuận sau thuế sẽ được tính như sau: 

Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí - Thuế TNDN = 5.000.000.000 - 1.000.000.000 - (20% x 5.000.000.000) = 3.000.000.000 đồng. 

Như vậy, lãi ròng của doanh nghiệp X là 3 tỷ đồng/ tháng. 

>> Bạn đã biết? Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính và những điều cần biết về lợi nhuận gộp

IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng của doanh nghiệp 

Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng của doanh nghiệp. Dựa vào công thức tính Profit After Tax, có thể xác định các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số này như sau: 

Chi phí vận hành doanh nghiệp 

Khi chi phí vận hàng doanh nghiệp càng thấp thì lãi ròng càng cao và ngược lại. Do đó, doanh nghiệp nên cắt giảm tối đa chi phí để tối đa hóa lợi nhuận. Mức chi tiêu tối đa của doanh nghiệp trong 1 tháng không quá 30% tổng doanh thu. 

Mức giá sản phẩm 

Giá thành sản phẩm là yếu tố tác động đến doanh thu của sản phẩm. Giá gốc càng thấp thì lãi ròng càng cao. Để đạt được điều này, doanh nghiệp nên tối ưu chi phí vận hàng để có được mức giá tốt nhất nhưng cần đảm bảo chất lượng sản phẩm/ dịch vụ ổn định. 

Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp

Những yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng của doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp 

Đây là khoản thuế bắt buộc mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định Nhà nước, không thể tăng hay giảm tùy ý. Do đó, doanh nghiệp không thể tác động làm thay đổi mức thuế TNDN. Doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách: 

  • Mở rộng quy mô kinh doanh 

  • Tăng số giờ làm việc 

  • Nâng cao năng lực sản xuất 

  • Tăng giá thành sản phẩm

  • …. 

Hy vọng rằng với những thông tin về lợi nhuận sau thuếPOS365 bật mí trong bài viết này sẽ giúp bạn có cho mình những kiến thức bổ ích về lãi ròng cũng như công thức tính, các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này để có kế hoạch áp dụng hay điều chỉnh cho doanh nghiệp của mình. 

>> Tham khảo thêm: Biên lợi nhuận là gì? Phân loại và cách tính chuẩn nhất 2023