Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, để thu về nhiều nguồn lợi nhuận thì các chủ đầu tư không ngừng nâng cao tổ chức quản lý, phương án thực hiện dịch vụ để thu hút khách hàng. Vậy làm sao để biết lợi nhuận kinh doanh khách sạn đến từ nguồn nào? Tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn là gì? Cùng POS365 tìm hiểu nhé!
I. Lợi nhuận kinh doanh khách sạn có vai trò gì?
Lợi nhuận kinh doanh khách sạn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp kết quả kinh doanh của khách sạn, cũng là điều kiện đảm bảo khả năng duy trì và phát triển của khách sạn. Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá khả năng lãnh đạo và điều hành của bộ máy quản lý khách sạn.
Trong kinh doanh, lợi nhuận là nguồn tài chính chủ yếu để thực hiện cải tiến các dịch vụ, mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, môi trường làm việc cho nhân viên. Lợi nhuận kinh doanh còn giúp chủ khách sạn có thể thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ với xã hội, nhằm đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Lợi nhuận kinh doanh khách sạn có vai trò gì?
II. Lợi nhuận kinh doanh khách sạn đến từ những nguồn nào?
Tại sao ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú ngày càng phát triển trong tương lai? Cùng tìm hiểu lợi nhuận kinh doanh khách sạn đến từ những nguồn nào nhé!
2.1. Lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ lưu trú
Nguồn lợi nhuận kinh doanh khách sạn đến từ kinh doanh dịch vụ lưu trú bởi kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu về các dịch vụ lưu trú của khách hàng ngày càng cao.
Theo khảo sát vào các mùa du lịch cao điểm thì tỷ lệ sử dụng phòng là 80 - 100%, còn mùa thấp điểm sẽ rơi vào 30 - 50%. Để bạn có thể hiểu rõ hơn thì chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ như sau: Một khách sạn có 5 tầng, mỗi tầng có 4 phòng, tổng cộng là 20 phòng gồm 10 phòng đơn có giá 200.000 đồng/đêm, 6 phòng đôi có giá 350.000 đồng/đêm và 4 phòng gia đình có giá 600.000 đồng/đêm.
Nếu một ngày bình thường trong tuần có số phòng được sử dụng là 1 phòng gia đình, 3 phòng đôi và 4 phòng đơn thì có doanh thu là 2.450.000 đồng. Đây là mức giá trung mình mỗi ngày, còn trong các ngày Lễ Tết và cuối tuần khách sạn có thể phụ thu thêm để tăng lợi nhuận cho khách sạn.
Lợi nhuận kinh doanh từ dịch vụ lưu trú
Xem thêm: Top 10 Phần mềm quản lý khách sạn đáng dùng nhất hiện nay
2.2. Lợi nhuận kinh doanh khách sạn từ các hình thức khác
Lợi nhuận kinh doanh khách sạn cũng đến từ nhiều nguồn khác nhau như triển khai thêm các dịch vụ kinh doanh nhà hàng, tổ chức sự kiện, spa, dịch vụ cho thuê xe,... Tùy quy mô mỗi khách sạn mà các chủ khách sạn có thể lựa chọn những dịch vụ phù hợp đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng: Khách sạn nghỉ dưỡng chuyên dịch vụ chăm sóc sức khỏe, teambuilding; khách sạn thương mại tích hợp tổ chức tiệc cưới, hội thảo,...
Thêm một nguồn thu khác nữa là tiền lời bất động sản. Giá đất của những khách sạn xây dựng ở các khu du lịch tăng lên rất nhanh nếu đầu tư dài hạn, chủ đầu tư sẽ thu lại một nguồn lợi nhuận lớn.
Với sự phát triển của kinh doanh trực tuyến thì chủ khách sạn có thể kiếm lợi nhuận từ việc liên kết với các đại lý du lịch hoặc các dịch vụ vận chuyển, tổ chức sự kiện,... thông qua việc giới thiệu khách hàng.
Lợi nhuận kinh doanh khách sạn từ các hình thức khác
III. Lợi nhuận kinh doanh khách sạn có cao không?
Ngành dịch vụ kinh doanh khách sạn ngày càng có tiềm năng trong tương lai bởi nhu cầu du lịch ngày càng tăng lên hứa hẹn mang lại nguồn doanh thu hấp dẫn. Thu nhập ổn định quanh năm, có thêm nhiều nguồn doanh thu từ các dịch vụ bổ sung, giá trị bất động sản tăng qua các năm mang lại sức hút lớn cho những nhà đầu tư.
Khi mà nhận thấy tiềm năng của việc kinh doanh khách sạn thì việc cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi đòi hỏi chủ khách sạn cần phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả để có thể phát triển bền vững.
Lợi nhuận kinh doanh khách sạn có cao không?
Xem thêm: Tổng hợp các thông tin về quản lý khách sạn mà bạn nên biết
IV. Tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn là gì?
Tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh khách sạn là thông số đo lường là thông số đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau như vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư, doanh thu bán hàng.
Các chủ khách sạn nên làm quen, tìm hiểu những thông số này để phân tích chính xác báo cáo tài chính. Với mục đích xây dựng kế hoạch kinh doanh và thúc đẩy quá trình sinh ra lợi nhuận của khách sạn gia tăng tốt hơn trong tương lai.
V. Các loại tỷ suất lợi nhuận kinh doanh khách sạn
Dưới đây là một số loại tỷ suất lợi nhuận kinh doanh khách sạn mà chủ đầu tư cần phải biết:
5.1. ROI
ROI (Return on Investment) là thông số đo lường khả năng sinh lời vốn đầu tư doanh nghiệp bao gồm: Tài sản cố định và vốn lưu động cộng. Chỉ số này đóng vai trò quan trọng đối với các chủ kinh doanh, góp phần xác định doanh nghiệp thu được bao nhiêu vốn đầu tư.
ROI (Return on Investment)
5.2. ROE
ROE (Return on Equity) là thông số đo lường khả năng sinh lời tổng thể của tài sản do chủ sở hữu doanh nghiệp hay cổ đông đầu tư dưới dạng vốn rủi ro hoặc vốn chủ sở hữu. Tỷ suất ROE phản ánh tỷ lệ sinh lời trên vốn rủi ro:
ROE = (Lợi nhuận ròng hàng năm/ Vốn chủ sở hữu ròng) x 100
ROE (Return on Equity)
5.3. ROS
ROS (Return on Sales) là thông số đo lường khả năng lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp liên quan đến doanh thu bán hàng. Số liệu này sẽ đo lường hiệu quả so với đối thủ cạnh tranh, có quy mô tương tự trong cùng lĩnh vực:
ROS = (Lợi nhuận hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần) x 100
Tỷ lệ ROS có vai trò quan trọng vào việc đo lường tỷ suất lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đạt được từ các nguồn thu nhập, thuế và chi phí tài chính góp phần giá trị doanh nghiệp trong tương lai.
ROS (Return on Sales)
Tham khảo thêm: Công việc và kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh khách sạn
VI. Cách đo lường khả năng sinh lợi nhuận trong khách sạn
Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, chủ đầu tư nên tìm hiểu chuyên sâu các thông số ROI, ROE, ROS. Tuy nhiên, mỗi thông số sẽ được áp dụng cụ thể cho từng doanh nghiệp khác nhau nhằm thúc đẩy các chiến lược kinh doanh giúp gia tăng doanh thu cho khách sạn.
Hầu hết các khách sạn hiện nay đều tập trung vào chỉ số ROS (Thông số đo lường khả năng lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp liên quan đến doanh thu bán hàng). Bởi chiến lược kinh doanh khách sạn sẽ tập trung chủ yếu vào doanh số, lợi nhuận.
Cách đo lường khả năng sinh lợi nhuận trong khách sạn
VII. Bí quyết gia tăng doanh thu sinh lợi nhuận cho khách sạn
Nhìn vào công thức tính tỷ suất lợi nhuận kinh doanh khách sạn thì có thể thấy các yếu tố tác động trực tiếp đến doanh thu là: Doanh thu bán phòng, chi phí biến đổi chiếm 30% doanh thu tổng, chi phí cố định không được vượt quá 40 - 50 % doanh thu tổng.
Bạn có thể tham khảo những bí quyết gia tăng doanh thu sinh lợi nhuận cao cho khách sạn là: Nâng cao chất lượng, độ uy tín của thương hiệu khách sạn, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, điều kiện thị trường, quản lý doanh thu tối ưu.
Bí quyết tăng doanh thu lợi nhuận cho khách sạn
Có một số khách sạn, doanh thu sẽ được thực hiện quản lý, tính toán và chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác. Khi chi phí cố định giảm, doanh số bán hàng tổng sẽ tăng lên. Các phần trăm chi phí biến đổi cũng sẽ dao động theo. Do đó mà lợi nhuận cũng được sinh ra.
Trên đây là những điều cần biết về tỷ suất lợi nhuận kinh doanh khách sạn mà POS365 muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi nhuận kinh doanh khách sạn và có những chiến lược giúp khách sạn của mình ngày một phát triển hơn.
Tham khảo thêm: Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini "1 vốn 4 lời"