Câu chuyện kinh doanh

Với kinh nghiệm tư vấn mở tiệm rửa xe máy cho hàng ngàn chủ doanh nghiệp được chia sẻ từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm. POS365 đã tổng hợp một cách chi tiết và đầy đủ tất tần tật về cách xây dựng mô hình kinh doanh rửa xe máy thành công dành cho người mới bắt đầu. Hãy cùng tìm hiểu nhé! 

Kinh nghiệm mở tiệm rửa xe máy đắt khách được chia sẻ từ chuyên gia

I. Có nên kinh doanh mô hình rửa xe máy? 

Theo như một báo cáo thống kê cho biết, Việt Nam là quốc gia có lượng tiêu thụ xe máy đứng thứ 4 trên thế giới, với hơn 60 triệu chiếc xe máy được lưu hành hiện nay. Như vậy, có thể thấy tiềm năng và cơ hội về nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng xe cũng tăng cao. Đặc biệt, mô hình kinh doanh rửa xe máy cũng rất phát triển, đem về nguồn siêu lợi nhuận mà chi phí đầu tư khá ít ỏi. 

Có nên kinh doanh mô hình rửa xe máy?

Có nên kinh doanh mô hình rửa xe máy? 

Với quy mô nhỏ, bạn cũng không phải gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư hay tìm kiếm khách hàng. Bạn chủ cần chuẩn bị vốn, trang bị máy míc rửa xe đơn giản và tìm địa điểm mặt bằng đông người qua lại là có thể bắt đầu mở cửa hàng. 

Mở cửa hàng rửa xe máy có nhiều lợi thế mà không lo “ế” khách nhưng sẽ phụ thuộc cũng như mang tính quyết định về cách đầu tư, cách quản lý hay các chiến lược trong quá trình phát triển mô hình kinh doanh này. 

II. Mở tiệm rửa xe máy có cần giấy phép kinh doanh không? 

Mô hình kinh doanh rửa xe máy là hoạt động thương mại và không cần giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh này vẫn nằm trong sự quản lý của chính quyền địa phương và cần nộp thuế khoán theo quy định của pháp luật. 

Mở tiệm kinh doanh rửa xe máy có cần giấy phép kinh doanh không?

Mở tiệm kinh doanh rửa xe máy có cần giấy phép kinh doanh không? 

Mở tiệm rửa xem máy đòi hỏi người đầu tư phải có sự chuẩn bị bài bản và kỹ lưỡng. Hơn nữa, mọi hoạt động này chỉ là những bước chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh và cần phải có những kế hoạch dài hạn để tiếp tục phát triển mô hình kinh doanh và ứng phó với các khó khăn phát sinh trong quá trình vận hành. 

>> Đọc thêm:  Bí kíp kinh doanh phụ tùng xe máy đắt khách bậc nhất

III. Kinh doanh tiệm rửa xe cần chuẩn bị những gì? 

Mở tiệm rửa xe máy cần những gì? Sau đây là những điều cần chuẩn bị trước khi bắt đầu kinh doanh dành cho người mới để có kế hoạch kinh doanh phù hợp, giảm thiểu những rủi ro không đáng có. 

3.1. Trang bị kiến thức, kỹ năng rửa xe máy 

Trước khi bắt đầu kinh doanh mở tiệm rửa xe máy, bạn cần trang bị kiến thức cho bản thân về cách kinh doanh, cách xây dựng mô hình và vận hành tiệm rửa xe cũng như những kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng rửa xe máy nhanh và sạch sẽ, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến những bộ phận máy móc. 

Trang bị kiến thức và kỹ năng rửa xe máy

Trang bị kiến thức và kỹ năng rửa xe máy 

Những điều này có ảnh hưởng quan trọng đến việc vận hành kinh doanh cũng như khả năng thu hút và giữ chân khách hàng. Đặc biệt, nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì cần trang bị cho mình những kiến thức một cách bài bản và nghiêm túc. 

3.2. Chuẩn bị nguồn vốn 

Việc chuẩn bị nguồn vốn trước khi kinh doanh là điều cần thiết và quan trọng. Giúp cho doanh nghiệp xác định được định hướng, mô hình và mục tiêu kinh doanh dựa trên nguồn vốn đầu tư. Nếu bạn không có quá nhiều vốn nhưng vẫn muốn thử sức kinh doanh thì lời khuyên dành cho bạn đó là lựa chọn mô hình kinh doanh nhỏ để đảm bảo an toàn cũng như dễ dàng kiểm soát các nguồn thu - chi. 

Chuẩn bị nguồn vốn

Chuẩn bị nguồn vốn

Hơn nữa, chủ cửa hàng cần cân nhắc và tính toán đến tất cả những khoản chi cần thiết khi kinh doanh tiệm rửa xe máy. Từ đó đo lường nguồn vốn cần thiết để bắt đầu kinh doanh hoặc có kế hoạch vay mượn một cách phù hợp. Tuy nhiên, cần tính toán đến khả năng và thời gian hoà vốn để đảm bảo nguyên tắc đảm bảo về tài chính trong kinh doanh. 

3.3. Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết 

Kinh doanh tiệm rửa xe máy cần trang bị những thiết bị cần thiết, dụng cụ mở tiệm rửa xe máy như: máy xịt rửa xe mát, máy nén khí rửa xe, bình phun bọt tuyết, ben nâng rửa xe, máy xịt khô…. Bạn cần lập danh sách những thiết bị cần thiết để bắt đầu kinh doanh. Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh mà số lượng trang thiết bị này có thể ít hay nhiều hoặc cần những thiết bị cao cấp hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng. 

3.4. Xác định đối thủ cạnh tranh 

Xác định đối thủ cạnh tranh có vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh rửa xe máy. Giúp bạn hiểu được những chiến lược kinh doanh, kế hoạch marketing nhằm thu hút khách hàng. Từ đó có cho mình những kế hoạch phù hợp và hiệu quả hơn. 

mở tiệm rửa xe máy cần những gì

Xác định đối thủ cạnh tranh

Chủ cửa hàng có thể bắt đầu nghiên cứu đối thủ cạnh tranh bằng cách quan sát và nghiên cứu kỹ đối thủ bằng những câu hỏi khảo sát như: 

  • Những chiến lược kinh doanh của đối thủ là gì? 

  • Cách tiếp cận khách hàng mục tiêu của đối thủ cạnh tranh là gì? 

  • Làm thế nào để giữ chân khách hàng? 

  • Mức giá cả cho những sản phẩm, dịch vụ là như thế nào? 

  • Chính sách bảo dưỡng và chăm sóc khách hàng ra sao?

Khi có câu trả lời cho những câu hỏi khảo sát này, bạn sẽ có cho mình những chiến lược kinh doanh hiệu quả và phù hợp để cạnh tranh cùng đối thủ. 

3.5. Xác định mô hình kinh doanh 

Lựa chọn mô hình kinh doanh có vai trò quan trọng trong mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Đối với kinh doanh tiệm rửa xe máy cũng vậy, bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh mở tiệm rửa xe máy đơn thuần hoặc kết hợp mô hình rửa xe máy cùng dịch vụ bảo dưỡng và thay thế phụ tùng xe máy. Không những giúp bạn đa dạng hoá doanh thu mà còn tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn. 

mở tiệm rửa xe máy cần những gì

Xác định mô hình kinh doanh

Tuy nhiên, nếu lựa chọn mô hình kinh doanh kết hợp này thì bạn cần đầu tư nhiều hơn về không gian cửa hàng, chi phí nhập hàng, chi phí thuê nhân viên… Lời khuyên hữu ích dành cho bạn đó là nên tham khảo và nghiên cứu thị trường mục tiêu quanh khu vực mở cửa hàng để đưa ra những quyết định chính xác nhất. Nếu khu vực chưa có mô hình kinh doanh kết hợp quy mô lớn thì đây là cơ hội để bạn thu hút khách hàng và đạt được thành công. 

3.6. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hút khách 

Cônng việc cuối cùng trong danh sách những điều cần chuẩn bị khi kinh doanh rửa xe máy đó là xây dựng những chiến lược kinh doanh hút khách. Những kế hoạch này sẽ phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh ở từng giai đoạn phát triển cũng như mục tiêu của nhà quản lý. 

Chẳng hạn, trong giai đoạn mới khai trương mở tiệm rửa xe máy thì bạn nên có những kế hoạch truyền thông, quảng cáo cùng những chính sách ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi khi khách hàng sử dụng combo dịch vụ nhằm mục tiêu thu hút và để khách hàng biết đến thương hiệu của cửa hàng. 

Xây dựng kế hoạch kinh doanh hút khách

Xây dựng kế hoạch kinh doanh hút khách

Trong giai đoạn phát triển ổn định thì bạn có thể thực hiện những chiến lược tri ân, khuyến mãi cho những khách hàng thân thiết hay những khách hàng mới nhưng sử dụng combo dịch vụ của cửa hàng. 

Tóm lại, tuỳ thuộc vào mục tiêu kinh doanh cũng như nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà nhà quản lý nên đưa ra những chiến lược phù hợp để thu hút, giữ chân khách hàng cũng như đạ được mục tiêu về doanh thu. 

>> Đừng bỏ lỡ: Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp chi tiết

IV.  Mở tiệm rửa xe máy cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh tiệm rửa xe máy cần những chi phí đầu tư gì? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay trong phần nội dung dưới đây, hãy theo dõi để có kế hoạch chuẩn bị vốn đầu tư một cách hiệu quả và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình nhé. 

4.1. Chi phí thuê mặt bằng 

Đối với mô hình kinh doanh rửa xe máy này thì số vốn tối thiểu để bắt đầu kinh doanh dao động từ 15 triệu đồng - 20 triệu đồng nếu bạn không mất chi phí thuê mặt bằng kinh doanh. Kinh phí này dùng để đầu tư cho những trang thiết bị để phục vụ cho nhu cầu rửa xe khách hàng. 

mở tiệm rửa xe máy cần bao nhiêu vốn

Chi phí thuê mặt bằng

Ngược lại, trong trường hợp phải thuê mặt bằng thì vốn đầu tư sẽ cao hơn. Thông thường, chi phí thuê mặt bằng dao động từ 5 triệu đồng - 20 triệu đồng, tuỳ vào từng khu vực và quy mô tiệm rửa xe mà mức chi phí này có thể sẽ cao hay thấp hơn. Ngoài ra, nếu bạn có ý định kinh doanh mô hình kết hợp thì chi phí cho những mặt hàng như: thay dầu nhớt, sửa chữa, thay thế phụ tùng… thì cần phải bỏ thêm kinh phí. 

4.2. Chi phí mua trang thiết bị 

Để mở tiệm rửa xe máy thì không thể thiếu những trang thiết bị này. Đây là những trang thiết bị cần thiết và cơ bản nhất khi kinh doanh rửa xe máy. Thông thường, mức chi phí cho những trang thiết bị này dao động từ 10 triệu đồng - 15 triệu đồng. 

Bạn có thể tiết kiệm chi phí này bằng cách mua lại những thiết bị thanh lý, đã qua sử dụng nhưng cần kiểm tra xem chúng còn hoạt động tốt hay không, để không bị mất thêm bất kỳ một khoản phí nào để sửa chữa hay bảo dưỡng chúng nhé. 

chi phí mở tiệm rửa xe máy

Chi phí mua trang thiết bị

Ben nâng rửa xe 

Ben nâng rửa xe là thiết bị giúp cho việc nâng hạ xe để quá trình vệ sinh được diễn ra dễ dàng. Ben nâng rửa xe máy giúp tiết kiệm thời gian và sự chuyên nghiệp trong dịch vụ rửa xe của cửa hàng. Nhắc đến chi phí mở tiệm rửa xe máy thì không thể không nhắc đến thiết bị này!

Máy xịt rửa xe máy 

Hiện nay trên thị trường có hai loại máy xịt rửa để nhà đầu tư lựa chọn chọn đó là máy rửa xe dây curoa và máy phun rửa áp lực cao. Giá thành máy rửa curoa rẻ hơn và dễ sửa chữa hơn nhưng hiệu suất làm việc lại không cao như máy phun rửa áp lực. 

Máy xịt rửa xe máy

Máy xịt rửa xe máy

Máy nén khí rửa xe 

Đây là thiết bị cung cấp hơi nén để vận hàng nhiều thiết bị như: ben nâng, bình xịt bọt tuyết, súng xì khô… và không thể thiếu trong những tiệm rửa xe dù quy mô lớn hay nhỏ. 

Bình phun bọt tuyết rửa xe 

Thiết bị không thể thiếu khi kinh doanh tiệm rửa xe máy đó là bình phun bọt tuyết. Đây là thiết bị đánh bọt mịn và phun ra bên ngoài qua súng. Nhờ đó, việc rửa xe sẽ tiết kiệm được dung dịch mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm sạch. Mỗi cửa hàng rửa xe có thể trang bị loại bình inox 14 - 18 lít, bình dùng khí hoặc bình cầm tay gắn súng đề được nhé. 

4.3. Chi phí điện nước

Không thể thiếu trong danh sách kinh phí mở tiệm rửa xe máy. Chi phí điện nước là một trong những khoản chi tốn một khoản chi không hề nhỏ. Chi phí này sẽ khoảng từ 2 triệu đồng - 3 triệu đồng mỗi tháng, tuy nhiên tuỳ vào mô hình kinh doanh mà mức chi phí này sẽ cao hoặc thấp hơn. 

Để tiết kiệm chi phí này, chủ cửa hàng nên sử dụng những thiết bị rửa xe công nghệ tiên tiến, giúp tiết kiệm kha khá chi phí điện nước đấy. Ngoài ra, những thiết bị công nghệ hiện đại này còn có tuổi thọ cao, không tốn nhiều chi phí sữa chữa hay thay thế. 

4.4. Chi phí thuê nhân viên 

Đây là chi phí cần thiết khi kinh doanh rửa xe máy, đặc biệt với những mô hình kinh doanh lớn. Bạn cần thuê nhân viên rửa xe, nhân viên bảo dưỡng hay nhân viên kỹ thuật, nhân viên thu ngân… nếu bạn lựa chọn mô hình kinh doanh kết hợp với những dịch vụ như bảo dưỡng, thay thế phụ tùng xe máy. 

mở tiệm rửa xe máy

Chi phí thuê nhân viên rửa xe máy

Ngược lại, nếu quy mô nhỏ hơn thì có thể không phải tốn chi phí này. Bạn chính là người “cân” hết tất cả những công việc như rửa xe, bảo dưỡng, thanh toán và chăm sóc khách hàng. Thông thường với những mô hình kinh doanh rửa xe máy quy mô nhỏ hiện nay thì chủ cửa hàng sẽ tự tay làm việc và tự quản lý cửa hàng. 

>> Xem thêm: Top 23 cách quản lý nhân viên hiệu quả doanh nghiệp không thể bỏ qua

4.5. Chi phí đào tạo và quản lý 

Chi phí đào tạo và quản lý là những chi phí không cố định và không phải cửa hàng kinh doanh mở tiệm rửa xe máy cũng phải chi trả. Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh này thì bạn nên đầu tư chi phí đào tạo để học hỏi thành thạo những kỹ năng rửa xe hay kỹ năng bảo dưỡng và sửa chữa xe máy. 

mở tiệm rửa xe máy cần bao nhiêu vốn

Chi phí đào tạo và quản lý nhân viên

Bên cạnh đó, những chi phí quản lý cần thiết có thể kể đến như chi phí sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng, chi phí chăm sóc và duy trì fanpage cửa hàng trên các trang mạng xã hội… Như vậy, khoản chi phí đào tạo và quản lý không quá nhiều, có thể dao động từ 1 triệu đồng - 3 triệu đồng mỗi tháng. Tuỳ vào mô hình và mục đích kinh doanh của chủ cửa hàng. 

4.6. Chi phí khác 

Ngoài những chi phí cần thiết kể trên thì khi kinh doanh rửa xe máy có thể phát sinh những chi phí khác như: chi phí bảo dưỡng hoặc sửa chữa những trang thiết bị, chi phí chăm sóc khách hàng hay chi phí đền bù thiệt hại do rủi ro không may có thể xảy ra…. 

mở tiệm rửa xe máy

Dự phòng chi phí khác

Để giải quyết một cách nhanh chóng và kịp thời khoản chi này thì cách tốtt nhất, chủ cửa hàng nên có kế hoạch dự phòng cho những chi phí phát sinh có thể xảy ra, để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và doanh thu của cửa hàng.

>> Bạn đã biết? TOP phần mềm quản lý cửa hàng xe máy miễn phí tốt nhất  

V. Kinh nghiệm mở tiệm rửa xe máy hút khách bậc nhất 

Kinh nghiệm kinh doanh rửa xe máy thành công được bật mí từ những chủ doanh nghiệp quản lý chuỗi cửa hàng rửa xe máy thành công trên thị trường đã được chúng tôi tổng hợp một cách chi tiết và đầy đủ ngay dưới đây. Đừng bỏ lỡ những bài học xương máu hưuux ích này nhé! 

5.1. Nghiên cứu kỹ thị trường 

Nghiên cứu thị trường luôn là bước đầu tiên và quan trọng trong mỗi mô hình kinh doanh. Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường sẽ giúp chủ doanh nghiệp tích luỹ được những kiến thức chuyên môn, đồng thời nắm bắt nhạy bén xu thế, nhu cầu khách hàng cũng như hiểu rõ những ưu, nhược điểm từng hình thức kinh doanh mở tiệm rửa xe máy của các đối thủ. 

kinh nghiệm mở tiệm rửa xe máy

Nghiên cứu kỹ thị trường

Hơn nữa, việc nghiên cứu về xu hướng, nhu cầu người tiêu dùng, thói quen chăm sóc, vệ sinh xe… ở địa phương hay xung quanh địa điểm kinh doanh cũng là một trong những yếu tố cần thiết để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp. 

>> Tham khảo thêm: Những cách nghiên cứu thị trường đơn giản và hiệu quả

5.2. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng 

Kinh nghiệm mở tiệm rửa xe máy thành công đó là lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với mục tiêu kinh doanh. 

Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng

Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng

Chủ cửa hàng nên lập một danh sách tổng hợp các địa điểm tiềm năng cũng như những khu vực muốn kinh doanh rồi đi khảo sát thực tế tổng thể để lựa chọn được địa điểm phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo một vài tiêu chí để đưa ra quyết định như sau: 

  • Địa điểm kinh doanh nên ở khu vực đông đúc dân cư, nhiều xe cộ qua lại. Có thể là quanh toà nhà văn phòng, khu chung cư hay khu vực chợ… 

  • Diện tích lý tưởng để mở cửa hàng xe máy nên từ 10 - 40m2. Tuỳ thuộc vào nhu cầu cũng như vốn đầu tư mà không gian này có thể rộng hoặc hẹp hơn. 

  • Hệ thống điện nước đảm bảo được cung cấp đầy đủ và đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh, đặc biệt hệ thống cống thoát nước cần hoạt động tốt. 

5.3. Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp 

Nếu bạn hướng đến kinh doanh rửa xe máy quy mô lớn hoặc muốn phát triển, mở rộng quy mô thì việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên là điều cần thiết. 

kinh doanh rửa xe máy

Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp 

Để tuyển dụng những nhân viên phù hợp thì bạn cần có những tiêu chuẩn tuyển dụng. Căn cứ vào đó để tìm kiếm những ứng viên phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến những vấn đề như sau: 

  • Cần tính toán kỹ mức lương có thể chi trả cho nhân viên để đảm bảo cân đối về tài chính và tình hình kinh doanh của cửa hàng 

  • Ngoài chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề thì chủ doanh nghiệp cần đào tạo và xây dựng một đội ngũ nahan viên có ý thức nghiệp vụ, thái độ tốt, tác phong nhanh nhẹn và thân thiện với khách hàng. 

Nếu làm được những điều này, chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ nhận được sự tin tưởng cũng như đánh giá cao của khách hàng. Nhờ đó việc giữ chân khách hàng trung thành cũng dễ dàng và hiệu quả hơn. 

5.4. Lựa chọn mô hình kinh doanh kết hợp 

Để tối đa hoá doanh thu khi mở tiệm rửa xe máy thì bạn có thể cân nhắc đến mô hình kinh doanh kết hợp. Như đã nói ở trên việc áp dụng mô hình kinh doanh kết hợp giúp đem lại những lợi ích về kinh tế, giúp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn cũng như htu hút khách hàng sử dụng đa sản phẩm/ dịch vụ của cửa hàng. 

Lựa chọn mô hình kinh doanh kết hợp

Lựa chọn mô hình kinh doanh kết hợp

Nếu bạn mong muốn phát triển quy mô kinh doanh thì nên lựa chọn hình thức kinh doanh kết hợp để tận dụng tối đa những lợi ích nhằm nâng cao doanh thu. Những mô hình kinh doanh kết hợp có thể kể đến như: 

  • Kinh doanh rửa xe máy kết hợp bảo dưỡng, thay thế phụ tùng 

  • Cửa hàng rửa xe máy kết hợp với sửa chữa xe máy 

  • Cửa hàng kinh doanh linh kiện, phụ tùng xe máy kết hợp với rửa xe máy 

  • Kinh doanh mô hình rửa xe kết hợp cafe

  • ….

5.5. Thiết lập kế hoạch marketing và quảng cáo

Những chiến lược marketing và truyền thông đóng vai trò quan trọng cũng như tác động lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ về công nghệ số hiện nay là đây được coi là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. 

Thiết lập kế hoạch marketing và quảng cáo

Thiết lập kế hoạch marketing và quảng cáo

Bạn có thể tham khảo một vài chiến lược kinh doanh sau đây để có kế hoạch tiếp thị phù hợp nhất nhé: 

  • Nên lắp đặt biển hiệu ở những vị trí mà mọi người dễ dàng quan sát 

  • Thiết lập chương trình giảm giá, khuyến mãi, phát tờ rơi về chương trình, sự kiện này quanh khu vực cửa hàng… 

  • Đăng ký tích điểm thẻ thành viên cho khách hàng để được chiết khấu, giảm giá cho những lần sử dụng dịch vụ sau 

  • Tạo lập những dịch vụ tiện ích trực tuyến như: đặt lịch rửa xe, bảo dưỡng xe qua website hoặc Fanpage… 

>> Tìm hiểu thêm: Chiến lược Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến lược hiệu quả

5.6. Chính sách chăm sóc khách hàng định kỳ 

Thiết lập những kế hoạch và chính sách chăm sóc khách hàng định kỳ là điều quan trọng và cần thiết. Đây được coi là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ khi mở tiệm rửa xe máy để đánh bại đối thủ. 

Nếu bạn chú trọng và làm tốt những chiến lược chăm sóc khách hàng định kỳ thì chắc chắn rằng sẽ nhận được sự đánh giá về quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và uy tín. Nhờ đó, việc giữ chân khách hàng thân thiết được trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. 

mở tiệm rửa xe máy

Chính sách chăm sóc khách hàng định kỳ 

Việc lưu trữ dữ liệu thông tin khách hàng, lịch sử sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp cần được thống kê một cách chi tiết và cẩn thận. Từ những dữ liệu này mà xây dựng những chiến lược chăm sóc khách hàng phù hợp với từng nhóm/ đối tượng khác nhau. 

>> Xem ngay: Hướng dẫn xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn nhất

5.7. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng thông minh 

Khi nhu cầu sử dụng những thiết bị quản lý thông minh và hiện đại trong việc quản lý cửa hàng kinh doanh ngày càng phát triển thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều những phần mềm quản lý được ra đời, nhằm đem đến những tiện ích giúp chủ kinh doanh có thể quản lý cửa hàng một cách dễ dàng và hiệu quả. 

Phần mềm quản lý cửa hàng thông minh POS365

Phần mềm quản lý cửa hàng thông minh POS365

Phần mềm quản lý bán hàng POS365 tự hào là phần mềm quản lý hàng đầu Việt Nam. Tiên phong việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây và phần mềm. Giúp cho việc lưu trữ dữ liệu thông khách hàng và nhân viên một cách dễ dàng và không lo ngại vấn đề về rò rỉ thông tin kinh doanh hay dữ liệu khách hàng. Bên cạnh đó, phần mềm POS365 còn cung cấp cho người dùng những tính năng cơ bản và cần thiết trong quy trình bán hàng, giúp tối ưu và kiểm soát đơn hàng, theo dõi hàng hoá trong kho chính xác, tránh tình trạng thất thoát hàng hoá. 

Bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí tại đây để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất ngay hôm nay nhé: 

Như vậy, với những kinh nghiệm mở tiệm rửa xe máy được bật mí từ các chuyên gia mà POS365 đã tổng hợp một cách chi tiết trong bài viết này. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ càng cùng những kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 4515 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé! Chúc bạn thành công! 

>> Tìm hiểu thêm: Top 7 phần mềm quản lý tiệm rửa xe máy, ô tô chuyên nghiệp